Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../…/…
Ngày dạy: …/…/….
ÔN TẬP VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II
- Trình bày được các nội dung cơ bản đã học trong học kì II, gồm cả kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe: các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học
- Hiểu yêu cầu về nội dung và hình thức của bài tự đánh giá kết quả học tập cuối năm
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
- Nhận biết được đặc trưng thể loại truyện, thơ Đường luật, truyện lịch sử và tiểu thuyết, văn bản nghị luận văn học và văn bản thông tin
- Nhận biết và phân tích được các đặc điểm của biện pháp tu từ nghệ thuật.
- Nhận biết và hiểu được những kĩ năng viết một văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học
- Chăm chỉ ôn tập và làm bài tập đầy đủ.
- Có tinh thần trách nhiệm khi làm việc nhóm.
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- SGK, SBT Ngữ văn 11.
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Qua chương trình ngữ văn 11 Cánh diều tập 2 em rút ra được bài học gì cho mình?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập lại kiến thức cũng như củng cổ đánh giá cuối học kì II.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||
Nhiệm vụ 1: củng cố kiến thức về đọc hiểu văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Thống kê các bài đọc hiểu trong sách Ngữ văn 11, tập hai, theo thể loại và kiểu văn bản. Câu 2: Nêu nội dung chính của các truyện ngắn hiện đại ở Bài 5; phân tích ý nghĩa và tính thời sự của nội dung đặt ra trong các truyện ngắn được học ở bài này. Câu 3: Chỉ ra và làm sáng tỏ một số đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc văn bản thơ có yếu tố tượng trưng trong bài 6, sách ngữ văn 11, tập 2.
| Nhiệm vụ 1: Củng cố kiến thức về đọc văn bản Câu 1: HS dựa vào SGK để liệt kê tên các văn bản và thể loại văn bản. Câu 2:
Câu 3: Gợi ý: - HS dựa vào khái niệm thơ có yếu tố tượng trưng để làm bài. + Trong thơ cổ điển các hình ảnh: tùng, cúc, trúc, mai tượng trưng cho người quân tử với tâm hồn thanh cao. Trong ca dao, cặp hình ảnh thuyền – bến tượng trưng cho người con trai/ người ra đi và hình ảnh người con gái/ người ở lại. Những hình ảnh tượng trưng này có tính công thức, gắn với truyền thống văn hóa của một cộng đồng. + Hệ thống biểu tượng trong thơ hiện đại gắn với phong cách và cái nhìn nghệ thuật của từng nhà thơ, thường được xây dựng thông qua cách sử dụng nhạc điệu những kết hợp từ bất thường, các phép so sánh và đặc biệt là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác nhằm biểu đạt, những rung động, thức nhận sâu xa những tồn tại vô hình. Ý nghĩa của yếu tố tượng trưng trong thơ vì thế thường mơ hồ, không xác định nhưng lại ẩn chứa những phát hiện liên tưởng độc đáo.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác