Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 cánh diều bài 1 Đọc 1: Tôi đi học

Soạn mới Giáo án ngữ văn 8 cánh diều bài Đọc 1: Tôi đi học. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 1: TRUYỆN NGẮN

..................................................

Môn: Ngữ văn 8 – Lớp:

Số tiết : tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1

  • Nhận biết được một số yếu tố hình thức (cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôi kể, ngôn ngữ, …) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa của văn bản; tư tưởng, tình cảm, thái độ của người kể chuyện, …) của truyện ngắn
  • Nhận biết và sử dụng được trợ từ, thán từ trong hoạt động đọc, viết, nói và nghe
  • Viết bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc
  • Biết trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
  • Biết trân trọng những kỉ niệm, những tình cảm, cảm xúc trong sáng, nhân văn về con người và cuộc sống

 

 

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT  :  VĂN BẢN 1: TÔI ĐI HỌC

(Thanh Tịnh)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ yêu cầu cần đạt

- HS nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm

- HS nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc Tôi đi học

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …

  1. Năng lực riêng

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Tôi đi học

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Tôi đi học

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề

  1. Phẩm chất

- Biết trân trọng những kỉ niệm, những tình cảm, cảm xúc trong sáng, nhân văn về con người và cuộc sống

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Tôi đi học
  3. Nội dung: GV cho HS thảo luận câu hỏi ở phần Chuẩn bị (sgk, trang 14)
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những hiểu biết và ấn tượng của em về truyện ngắn “Tôi đi học”
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt câu hỏi: Em nào đã đọc văn bản “Tôi đi học” trong sách giáo khoa? Truyện kể về ai, về sự kiện gì? Ấn tượng rõ nhất của em sau khi đọc truyện là gì? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành chuẩn bị câu trả lời theo hình thức cá nhân

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS đứng dậy để trả lời câu hỏi

- Truyện Tôi đi học viết về câu chuyện rất giản dị, gần gũi với tất cả mọi người: nhớ về ngày đầu tiên đến trường. Ấn tượng rõ nhất đối với em là truyện không có nhiều nhân vật, câu chuyện cũng không có sự kiện, xung đột căng thẳng nhưng làm người đọc bâng khuâng, da diết…

- Truyện Tôi đi học kể về những cảm xúc trong ngày đầu tiên đến trường của nhân vật “tôi”. Ấn tượng rõ nhất đối với em là diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi”. Diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi” đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc, không chỉ bởi sự hồn nhiên, ngây thơ mà còn bởi nó khiến mỗi chúng ta nhớ về tuổi thơ của chính bản thân mình

- …

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS

- GV dẫn dắt vào bài mới: Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm thời học trò thường được khắc sâu trong tâm trí, trong số đó phải kể đến kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên. Tôi đi học của Thanh Tịnh là một truyện ngắn viết về kỉ niệm như thế. Thông qua bài học là “Tôi đi học” ngày hôm nay, chúng ta sẽ thấy được sự xúc động xen lẫn với tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật tôi – chú bé chú bé được mẹ đưa đến trường trong ngày tựu trường

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Tôi đi học
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức và tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Tôi đi học
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Tôi đi học
  4. Tổ chức thực hiện

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS

GV mời HS dựa vào nội dung chuẩn bị ở nhà:

+ Trình bày hiểu biết của em về tác giả Thanh Tịnh?

 

Em hãy trình bày xuất xứ của văn bản “Tôi đi học”

Bước 2: Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ

Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ tóm tắt những nội dung chính về tác giả và tác phẩm

Bước 3: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về truyện ngắn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã học ở nhà và trả lời các câu hỏi sau:

+ Truyện ngắn là truyện như thế nào?

+ Truyện ngắn có đặc điểm gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS dựa vào phần tìm hiểu ở nhà và những kiến thức đã được tìm hiểu ở phần Tri thức Ngữ văn để chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi trên

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS đứng lên trả lời câu hỏi, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Thanh Tịnh (1911 – 1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế.

- Từ năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ.

- Sáng tác của ông đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, êm dịu, trong trẻo

- Tác phẩm chính: Hận chiến trường (tập thơ, 1937), Quê mẹ (tập truyện ngắn, 1941), Ngậm ngải tìm trầm (tập truyện ngắn, 1943)…

- Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007

b. Tác phẩm

- Văn bản “Tôi đi học” là truyện ngắn xuất sắc của Thanh Tịnh, in trong tập “Quê mẹ” xuất bản năm 1941.

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Truyện ngắn

Truyện ngắn là thể loại cỡ nhỏ của văn xuôi hư cấu, thường phản ánh “một khoảnh khắc”, một tình huống độc đáo, một sự kiện gây ấn tượng mạnh, có ý nghĩa nhất trong cuộc đời của nhân vật. Kết cấu truyện ngắn khong chia thành nhiều tuyến nhân vật; sử dụn chi tiết cô đúc và lối hành văn mang nhiều ẩn ý. Có truyện ngắn khai thác cốt truyện kì lạ, lại có truyện ngắn viết về câu chuyện giản dị, đời thường; có truyện ngắn giàu tính triết lí, trào phúng, châm biếm, hài hước, lại có truyện ngắn rất giàu chất thơ, …

 

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Tôi đi học
  2. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Tôi đi học
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Tôi đi học

d.Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1Tóm tắt, nhân vật và ngôn ngữ kể chuyện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Tôi đi học:

Tóm tắt nội dung văn bản 

Nhân vật chính là ai? Nhân vật ấy được nhà văn miêu tả ở những phương diện nào?

+ Ngôn ngữ kể chuyện (trần thuật) trong văn bản có gì đặc sắc?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Cảm nghĩ của nhân vật tôi trên đường đến trường

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào văn bản cùng với phần chuẩn bị ở nhà chia lớp thành 3 nhóm để trả lời các câu hỏi sau:

Cảnh vật trong truyện được nhìn qua con mắt của ai?

+ Nêu một số chi tiết nổi bật trong phần (1)

+ Khi nhớ về những kỉ niệm cũ thì tâm trạng của nhân vật “tôi” như thế nào? Hãy tìm những từ ngữ và hình ảnh so sánh diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi”

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

- GV cho HS đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Cảm nghĩ của nhân vật tôi lúc ở sân trường

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 

I.  Tóm tắt, nhân vật và ngôn ngữ kể chuyện

1. Tóm tắt

“Tôi đi học” kể lại câu chuyện về lần đầu tiên đến trường của nhân vật tôi. Trong ngày đầu tiên đi học ấy, khung cảnh quen thuộc trở nên khác lạ. Mọi cảm xúc bồi hồi, náo nức nảy nở trong lòng tôi. Tôi cảm thấy vô cùng lạ lẫm, trước sự hồi hộp và lo lắng cho khoảnh khắc khai trường, tôi còn có suy nghĩ rằng chỉ những ai thành thạo mới cầm nổi bút thước. Ấy thế mà mẹ đã giúp tôi vào lớp, dù tôi có òa khóc lên. Rồi tôi được ngồi vào bàn với bạn bè mới, tôi bắt đầu viết những dòng chữ đầu tiên.

2. Nhân vật

- Nhân vật chính trong văn bản chính là người kể chuyện xưng tôi.

- Nhân vật tôi được miêu tả qua các phương diện:

+ Tôi là một chú bé chuẩn bị bước vào lớp 1.

+ Cảm xúc: ngày đầu tiên đi học đã khiến trong tôi nảy nở nhiều cảm xúc khó tả (náo nức, lạ lẫm, sợ hãi,...)

+ Suy nghĩ:  tôi được miêu tả qua dòng hồi tưởng với những suy nghĩ đúng với lứa tuổi (những suy nghĩ lạ lẫm, lo sợ trong ngày đầu tiên đi học).

+ Hành động, lời nói: Cẩn thận nâng niu mấy quyển sách, xin mẹ được cầm bút thước, viết dòng chữ đầu tiên,...

3. Ngôn ngữ kể chuyện

Ngôn ngữ kể chuyện: Đan xen tự sự, miêu tả, bố cục chặt chẽ, thống nhất. Mang chất thơ tinh tế, nhẹ nhàng.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Cảm nghĩ của nhân vật tôi trên đường đến trường

- Cảnh vật trong truyện được nhìn qua con mắt của nhân vật “tôi” – người trong cuộc và được nhớ lại theo trình tự thời gian

- Một số chi tiết nổi bật của cảnh vật trong phần (1):

+ Các chi tiết miêu tả không gian và thời gian ngày đầu tiên đi học: “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, […] tự nhiên thấy lạ”

+ Các chi tiết miêu tả cảnh HS đến trường: “ Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn. Dọc đường thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tuổi tôi áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. […] Mấy cậu đi trước ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết”

- Khi nhớ về những kỉ niệm cũ, nhân vật “tôi” có tâm trạng nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã. -> Những từ ngữ diễn tả cảm xúc nhân vật đều là những từ láy, có tác dụng diễn tả một cách cụ thể tâm trạng khi nhớ lại cảm xúc thực của nhân vật “tôi” khi ấy, góp phần rút ngắn thời gian giữa quá khứ và hiện tại. Ngoài ra còn có sự xuất hiện của hình ảnh so sánh “Họ như những con chim đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ” nhằm diễn tả cảm giác ngập ngừng, e sợ, hồi hộp đến căng thẳng của những cậu bé ngày đầu tiên tới trường

=> Tóm lại, trên đường đến trường, “tôi" có tâm trạng háo hức, hồi hộp

 

2. Cảm nghĩ của nhân vật tôi lúc ở sân trường

 

--------------Còn tiếp-------------

Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 cánh diều bài 1 Đọc 1: Tôi đi học

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 8 mới cánh diều bài Đọc 1: Tôi đi học, giáo án ngữ văn 8 cánh diều

Soạn mới giáo án ngữ văn 8 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay