Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 cánh diều bài 6 Đọc 1: Lão Hạc

Soạn mới Giáo án ngữ văn 8 cánh diều bài 6 Đọc 1: Lão Hạc. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT  :  VĂN BẢN 1: LÃO HẠC

(Nam Cao)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- HS nhận biết được một số yếu tố hình thức (cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôi kể, ngôn ngữ, …) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa của văn bản; tư tưởng, tình cảm, thái độ của người kể chuyện, …) của văn bản Lão Hạc

- HS nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc Lão Hạc

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …

  1. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Lão Hạc

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Lão Hạc

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề

  1. Phẩm chất

- Trân trọng, cảm thông, chia sẻ với người khác

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Lão Hạc
  3. Nội dung: GV cho HS thảo luận câu hỏi ở phần Chuẩn bị (sgk, trang 4)
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những hiểu biết và ấn tượng của em về số phận của người nông dân trước Cách mạng tháng 8/1945
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS xem video về tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng tháng 8/1945 và yêu cầu HS nêu những suy nghĩ của em sau khi xem xong video

https://www.youtube.com/watch?v=uP08po9myhc

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành chuẩn bị câu trả lời theo hình thức cá nhân

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS đứng dậy để trả lời câu hỏi

- Những người nông dân trước Cách mạng tháng 8/1945 có số phận nghèo khổ, cùng cực. Nhìn chung, họ đều có cuộc sống khốn khó và phải chịu nhiều bất công, khổ đau, …

- …

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS

- GV dẫn dắt vào bài mới: Các em thân mến, xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám với những bất công, ngang trái, với sự đè nén, áp bức của giai cấp thống trị đã đẩy người nông dân vào tình cảnh cơ cực, cùng đường, không lối thoát. Các nhà văn đã phản ánh tình trạng ấy một cách chân thực và sinh động vào trong những sáng tác của mình. Truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao chính là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài này. Tác phẩm này đã làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp và số phận bi kịch của người nông dân Việt Nam trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu kiến thức ngữ văn

  1. Mục tiêu: Nắm được một số vấn đề liên quan đến cách xác định đề tài và chủ đề trong tác phẩm văn học
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến cách xác định đề tài và chủ đề trong tác phẩm văn học
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến cách xác định đề tài và chủ đề trong tác phẩm văn học
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến phần kiến thức ngữ văn: Ta thường đặt những câu hỏi như thế nào để tìm được đề tài của tác phẩm văn học?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

Cách xác định đề tài và chủ đề trong tác phẩm văn học

- Để xác định đề tài, người ta thường đặt câu hỏi: Tác phẩm viết về cái gì (hiện tượng, phạm vi cuộc sống)? Còn để xác định chủ đề, cần phải đặt câu hỏi: Vấn đề cơ bản của tác phẩm là gì?

- Tuy nhiên, cần chú ý là mỗi tác phẩm lớn có thể đặt ra nhiều tác phẩm cơ bản (nhiều chủ đề)

 

Hoạt động 2: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Lão Hạc
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức và tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Lão Hạc
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Lão Hạc
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS

GV mời HS dựa vào nội dung chuẩn bị ở nhà:

+ Trình bày hiểu biết của em về tác giả Nam Cao?

- Em hãy trình bày xuất xứ của văn bản “Lão Hạc”

Bước 2: Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ

Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ tóm tắt những nội dung chính về tác giả và tác phẩm

Bước 3: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri.

- Quê ông ở Lý Nhân, Hà Nam.

- Phong cách sáng tác: Đề cao tư tưởng con người: Quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, luôn hứng thú khám phá "con người trong con người", đi sâu khám phá nội tâm nhân vật. Thường viết về những cái nhỏ nhặt nhưng lại mang ý nghĩa triết lý sâu sắc. Ông có phong cách triết lý trữ tình sắc lạnh.

- Ông quan niệm: Tác phẩm "phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng” và "Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có”.

-  Ông để lại khối lượng tác phẩm lớn với nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, truyện ký như các tác phẩm: “Sống mòn”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “ Giăng sáng”, “Đôi mắt”, ...

b. Tác phẩm

- “ Lão Hạc” (1943) là truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao

 

Hoạt động 3: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Lão Hạc
  2. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Lão Hạc
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Lão Hạc

d.Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tóm tắt, nhân vật và ngôn ngữ kể chuyện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Lão Hạc:

+ Tóm tắt nội dung văn bản 

+ Nhân vật chính là ai? Nhân vật ấy được nhà văn miêu tả ở những phương diện nào?

+ Phần (1) và (2) (in chữ nhỏ) mở đầu văn bản có vai trò như thế nào đối với phần sau của truyện?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhân vật lão Hạc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào văn bản cùng với phần chuẩn bị ở nhà chia lớp thành 3 nhóm (mỗi nhóm 2 câu: nhóm 1 trả lời 2 câu đầu, nhóm 2 trả lời hai câu tiếp theo và nhóm 3 trả lời các câu còn lại) hoàn thành các câu hỏi sau:

+ Tác giả đã giới thiệu như thế nào về hoàn cảnh lão Hạc?

+ Người đọc biết được hoàn cảnh của lão Hạc qua lời kể của ai?

+ Phân tích diễn biến hành động, tâm trạng của lão Hạc khi bán con chó Vàng

+ Theo em , nguyên nhân nào khiến lão Hạc có hành động và tâm trạng như vậy?

+ Trước khi chết, lão Hạc đã chuẩn bị những gì Tìm những chi tiết miêu tả diễn biến cái chết của lão Hạc

+ Em có nhận xét gì về nhân vật này?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

- GV cho HS đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Nhân vật ông giáo

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà HS tiến hành thảo luận theo cặp và cho biết.

+ Nhà văn đã giới thiệuhoàn cảnh của ông giáo như thế nào?

+ Ông giáo thường có những suy nghĩ về vấn đề gì?

+ Em thấy thái độ và tình cảm của nhân vật này đối với lão Hạc trước và sau khi lão Hạc bán chó là như thế nào?

+ Em hãy nhận xét về vai trò của nhân vật này trong tác phẩm

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 4: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm (4-6 HS), yêu cầu HS:

+ Trình bày nhận xét của em về nội dung, nghệ thuật và đặc sắc thể loại của văn bản Lão Hạc

- GV yêu cầu HS rút ra tổng kết

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS rút ra kết luận về nội dung, nghệ thuật, đặc trưng thể loại của văn bản

- GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm xác định nội dung, nghệ thuật, đặc trưng thể loại của văn bản

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của nhóm bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

I.  Tóm tắt, nhân vật và ngôn ngữ kể chuyện

1. Tóm tắt

Vợ đã mất, con trai vì nghèo mà không lấy được vợ nên phẫn chí xin đi mộ phu đồn điền cao su, một mình lão Hạc thui thủi bầu bạn cùng cậu Vàng, vốn là con chó mà con trai từng nuôi. Thế nhưng cuối cùng lão vẫn phải tính toán để bán cậu Vàng đi vì tình cảnh ngặt nghèo khó lòng nuôi nổi nó. Sau khi bán chó, lão Hạc tính trước tương lai khi gửi gắm ông giáo tiền bạc và nhờ ông giáo giúp trông nom nhà cửa. Những ngày khốn khó ập đến, lão Hạc dần xa cách mọi người, đặc biệt là ông giáo. Cuối cùng, lão Hạc tử từ bằng bả chó, gây bất ngờ cho mọi người và để lại nhiều xót xa, ngậm ngùi cho ông giáo

- Phần (1) vả (2) mở đầu văn bản có vai trò giới thiệu hoàn cảnh khốn khổ của lão Hạc; từ đó tô đậm thêm những ngang trái đã đến với lão Hạc trong phần (3) cũng như góp phần làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự lựa chọn kết cục đầy bi thảm của lão Hạc ở cuối văn bản

2. Nhân vật

- Những nhân vật sau đáng chú ý: lão Hạc, ông giáo

- Các nhân vật được miêu tả qua các phương diện: cảm xúc, suy nghĩ, hành động, lời nói, …

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Nhân vật lão Hạc

a. Hoàn cảnh

Biểu hiện

Đối tượng thuật lại

- Nghèo khổ, vợ đã mất sớm, đứa con trai duy nhất bỏ đi làm phu đồn điền cao su

- Sống cô đơn, chỉ bầu bạn với con chó mà con trai từng nuôi

- Chính lão Hạc thuật lại

- Qua lời kể của nhân vật ông giáo

 

- Sau trận ốm nặng, lão đã không còn đủ sức đi làm thuê, làm mướn như trước được nữa

- Cuối cùng, lão đành đau đớn bán đi con chó

- Chính lão Hạc thuật lại

- Qua lời kể của ông giáo

- Sau khi nhờ ông giáo giữ tiền lo ma chay và giấy tờ mảnh vườn để lại cho con, lão Hạc sống rất khổ sở

- Cuối cùng, lão xin bả chó của Binh Tư để kết thúc cuộc đời trong vật vã, đau đớn

Chủ yếu qua lời kể của nhân vật ông giáo

b. Việc bán con chó Vàng

- Hành động sau khi bán chó:

+ “Cố làm ra vẻ vui vẻ” nhưng “trông lão cười như mếu

+ Khóc tu tu

- Tâm trạng sau khi bán chó:

+ Cảm thấy tội lỗi, tệ bạc khi lừa một con chó

+ Đau đớn, dằn vặt vì quá thương cậu Vàng

+ Chua chát, cay đắng cho số phận cơ cực của bản thân

- Nguyên nhân dẫn tới hành động và tâm trạng trên:

+ Việc “lừa một con chó” mâu thuẫn với nhân cách tử tế từ trước tới giờ của lão Hạc

+ Lão Hạc xem cậu Vàng như một người bạn, thậm chí là một người thân của mình

+ Cậu Vàng là kỉ niệm cũng như là sự kết nối duy nhất của lão và con trai

+ Lão Hạc nhận thức được sự bế tắc của số phận khi phải lừa một con chó

c. Cái chết của lão Hạc

- Việc làm trước khi chết

+ Nhờ ông giáo đứng tên văn tự để trông nom ba sào vườn

+ Gửi ông giáo ba mươi đồng để làm đám tang nếu lão có mệnh hệ gì

- Diễn biến của cái chết:

+ “Vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sòng”, “tru tréo, bọt mép sủi ra, khắp người chốc chốc lại giật mạnh một cái, nảy lên”

+ Chịu sự hành hạ khổ sở đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết

- Nhận xét về nhân vật

+ Đói nghèo đã buộc nhân vật phải bán đi kỉ vật của con trai và cũng là người bạn thân thiết của bản thân

+ Bao nhiêu cơ cực đã đẩy nhân vật vào đường cùng, đành phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và giữ gìn lòng tự trọng cho bản thân

-> Số phận: đầy bi thảm

+ Rất mực thương con, luôn muốn vun đắp, dành dụm tất cả những gì có thể có để con được sống hạnh phúc

+ Dù trong hoàn cảnh khốn cùng vẫn giữ lòng tự trọng

-> Phẩm chất rất tốt đẹp

2. Nhân vật ông giáo

a. Hoàn cảnh

- Có hoàn cảnh tương tự lão Hạc

+ Nghèo khổ, vất vả

+ Vì cuộc sống mà phải dứt ruột bán đi những thứ vô cùng quý giá với bản thân

- Ít nhiều gắn bó với lão Hạc

+ Được lão chia sẻ những dự định, nỗi niềm

+ Được lão tin tưởng nhờ cậy hai chuyện quan trọng cuối cùng

b. Suy nghĩ

- Thường có sự đối chiếu giữa hoàn cảnh của bản thân với hoàn cảnh của lão Hạc

- Có những bình luận, đánh giá khá sắc sảo, tinh tế về những chuyện lão Hạc kể hoặc những điều mình biết về lão Hạc

- Càng về cuối tác phẩm càng nhiều những day dứt, suy tư về nhân thế

c. Tình cảm, thái độ dành cho lão Hạc

- Thoạt đầu có vẻ dửng dưng, thờ ơ khi nghe chuyện lão Hạc muốn bán chó và tâm sự về con trai

- Cảm thông, chia sẻ, muốn giúp đỡ khi thấy lão Hạc đau đớn vì bán chó

- Buồn bã, khó hiểu khi lão Hạc từ chối sự giúp đỡ

- Thoáng nghi ngờ, thất vọng khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó

- Thương cảm, xót xa khi chứng kiến cái chết của lão Hạc và nguyện làm theo những mong muốn của lão để lão ra đi được nhẹ lòng

d. Vai trò

- Bộc lộ tình cảm, thái độ của nhà văn dành cho nhân vật lão Hạc

- Với vai trò người kể chuyện, nhân vật đã giúp cho câu chuyện trở nên sinh động hơn nhờ sự đan xen, kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong quá trình trần thuật

III. Tổng kết

1. Nội dung

- Truyện ngắn “Lão Hạc” đã kể lại một cách chân thực, cảm động số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân cùng khổ trong xã hội thực dân nửa phong kiến nước ta trước Cách mạng tháng 8/1945

- Thông qua truyện ngắn Lão Hạc, nhà văn thể hiện sư xót xa, đau đớn cho số phận bi thảm của người nong dân trong xã hội cũ; đồng thời trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân dù trong hoàn cảnh khốn cùng vẫn giữ lòng tự trọng. Và cuối cùng, nhà văn đã chia sẻ, cảm thông với những khát vọng, ước mơ chính đáng của họ

2. Nghệ thuật

- Xây dựng nhân vật sinh động, khắc hoạ tâm lí tinh tế

- Trần thuật bằng ngôi thứ nhất làm tăng tính khách quan, chân thực cho câu chuyện

- Kết hợp linh hoạt tự sự và một số phương thức biểu đạt khác

3. Đặc trưng thể loại

a. Tình huống truyện

- Cách kể chuyện hấp dẫn tự nhiên

- Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của nhân vật

b. Xây dựng nhân vật

- Xây dựng nhân vật rất chân thực, mộc mạc và chi tiết

c. Ngôn ngữ

- Ngôn ngữ gần gũi, giản dị nhưng được chọn lọc kĩ, tạo nên sức gợi

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Lão Hạc
  3. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

  1. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

  1. Tổ chức thực hiện

Nhiệm 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 cánh diều bài 6 Đọc 1: Lão Hạc

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN WORD:

  • Phí giáo án: 350k/kì - 400k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 8 mới cánh diều bài 6 Đọc 1: Lão Hạc

Soạn mới giáo án ngữ văn 8 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay