Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 cánh diều bài 7 Đọc 3: Xa ngắm thác núi Lư

Soạn mới Giáo án ngữ văn 8 cánh diều bài 7 Đọc 3: Xa ngắm thác núi Lư. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT: THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU

XA NGẮM THÁC NÚI LƯ

(VỌNG LƯ SƠN BỘC BỐ)

(Lý Bạch)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- HS nhận biết được các đặc điểm về số tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong một khổ, đặc điểm vần, nhịp của thơ Đường luật  của văn bản Xa ngắm thác núi Lư

- HS vận dụng những hiểu biết về thơ Đường luật đã được học ở các tiết trước đẻ có thể thực hành đọc hiểu văn bản Xa ngắm thác núi Lư

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Xa ngắm thác núi Lư

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Xa ngắm thác núi Lư

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất

- Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước và tâm sự của các nhà thơ trước thời cuộc

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng bước vào bài Xa ngắm thác núi Lư
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát tranh và trình bày những ấn tượng của em về bức tranh đó
  4. Sản phẩm: Bài trình bày của HS về những ấn tượng sau khi xem tranh
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: Em hãy quan sát các bức tranh sau và nêu cảm nhận của em về các khung cảnh thiên nhiên đó

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

* Gợi ý tham khảo

- Đó là các bức tranh có cảnh núi non hùng vĩ. Điểm nổi bật trong đó là tác nước đồ sộ từ trên cao đổ thẳng đứng. Xét về tổng thể, đây có một nơi có phong cảnh vừa hùng vĩ, hoang sơ và vừa nên thơ

- …

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét phần trình bày của HS

- GV dẫn dắt vào bài học: Các em thân mến, thiên nhiên luôn là một nguồn cảm hứung bất tận cho thơ ca. Lý Bạch,  một nhà thơ thời Đường ở Trung Quốc đi nhiều, biết rộng. Hầu hết tất cả các danh lam thắng cảnh trên đất nước Trung Hoa rộng lớn ông đều đặt chân tới. Một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của ông viết về thiên nhiên hùng vĩ đó chính là Vọng lư sơn bộc bố - Xa ngắm thác núi Lư. Bài thơ được coi là tuyệt bút tả cảnh, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu núi sông Tổ quốc của tác giả Lý Bạch

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Xa ngắm thác núi Lư
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Xa ngắm thác núi Lư
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Xa ngắm thác núi Lư
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

          DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà:

- Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả Lý Bạch

- Trình bày hiểu biết của em về tác phẩm Xa ngắm thác núi Lư

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào SHS, tóm tắt về nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV bổ sung

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Lý Bạch sinh năm 701, mất năm 762, tự là Thái Bạch, hiệu là Thanh Liên cư sĩ. Ông sinh ra tại vùng quê Thanh Liên, Chương Minh, Tứ Xuyên, nhưng sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Trường Giang. Xuất thân từ một gia đình thương gia giàu có, vì thế từ nhỏ ông đã được học hành múa, học đạo, múa kiếm,…

- Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc, được mệnh danh là thi tiên (tiên thơ), do ông luôn thể hiện một tâm hồn tự do, phóng khoáng

- Lý Bạch viết cả ngàn bài thơ về đề tài chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn. Hình ảnh trong thơ ông thường kì vĩ, lãng mạn, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện

2. Tác phẩm

- Xa ngắm thác núi Lư là bài thơ tiêu biểu viết về đề tài thiên nhiên của Lý Bạch

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Xa ngắm thác núi Lư
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Xa ngắm núi Lư
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Xa ngắm thác núi Lư
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 2: Phân tích tác phẩm Xa ngắm thác núi Lư

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Xa ngắm thác núi Lư

Câu 1. Có thể chia bài Xa ngắm thác núi Lư thành hai phần: câu đầu và ba câu còn lại. Hãy cho biết nhiệm vụ mỗi phần của bài thơ.

Câu 2. Xác định vị trí đứng ngắm thác nước của Lý Bạch và cho biết lợi thế của việc chọn điểm nhìn đó để quan sát và miêu tả cảnh vật.

Câu 3. Vẻ đẹp của thác nước đã được Lý Bạch miêu tả như thế nào trong cả bài thơ? Hãy phân tích để thấy được vẻ đẹp đó.

Câu 4. Qua vẻ đẹp của cảnh vật được miêu tả trong bài thơ, em có thể thấy được những nét gì trong tâm hồn và tính cách của Lý Bạch?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:

- Trình bày nhận xét của em về nội dung, nghệ thuật và đặc trưng thể loại của Xa ngắm thác núi Lư

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS rút ra kết luận về nội dung, nghệ thuật và đặc trưng thể loại của văn bản

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS xác định nội dung, nghệ thuật và đặc trưng thể loại của văn bản

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

Câu 1:

- Bài Xa ngắm thác núi Lư thành hai phần: câu đầu và ba câu còn lại.

- Phần 1: Miêu tả khung cảnh núi Hương Lô.

- Phần 2: Miêu tả khung cảnh thác nước núi Lư.

Câu 2:

- Dựa vào chi tiết: "Dao khan bộc bố quải tiền xuyên" (xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước), xác định được nhà thơ đứng ngắm thác từ phía xa và ở một vị trí thấp hơn nhiều so với chiều cao của thác. 

- Thác núi Lư từ trên cao ba nghìn thước đổ xuống nên phải có điểm nhìn xa như thế sẽ nhìn được toàn cảnh. Trước mắt ông, thác treo lên như dòng sông dựng ngược. 

Câu 3:

- Những vẻ đẹp của thác nước được Lý Bạch miêu tả trong cả bài thơ:

+ Câu thứ nhất tả vẻ đẹp của mặt trời chiếu trên đỉnh núi Hương Lô: dưới những tia nắng của mặt trời và làn hơi nước phản quang. Thác nước bắn tung bọt, hơi nước tỏa ra như sương khói, mặt trời phản quang ánh sáng sinh ra những khói tía huyền ảo.  Nhìn từ xa, đỉnh Hương Lô giông như một lư hương khổng lồ. Với động từ “sinh”, ánh sáng đó xuất hiện giống như chủ thể làm cho sự vật như được sinh sôi và trở nên sống động.

-> Câu thơ đầu tả núi Hương Lô có tác dụng làm phông nền cho hình ảnh của thác nước được miêu tả cụ thể ở ba câu tiếp theo, tôn lên vẻ đẹp hoành tráng của thác nước.

+ Trong câu thơ thứ hai: hình ảnh trung tâm của bức tranh là thác nước đã hiện lên ngay trước mắt chúng ta qua việc dùng từ “quải”, từ “quải” (treo) đã biến cái động thành tĩnh, vì đứng từ xa ngắm nên nhìn thác nước giống như một dải lụa trắng được treo giữa vách núi và dòng sông phía trước, hình tượng thác nước trở nên sống động và rất hùng vĩ.

+ Trong câu thơ thứ ba: Tác giả đã miêu tả dòng thác chảy từ trên cao xuống “ ba nghìn thước”  trong trạng thái động ở các phương diện: Tốc độ dòng chảy: “phi” (bay) nhanh khủng khiếp. Độ dốc của thác: “trực há” đổ thẳng xuống thành đường thẳng đứng vuông góc với dòng sông. Độ cao: cao vời vợi tới ba nghìn thước. Ở câu thơ thứ 3 mở ra một không gian ba chiều rộng lớn, một khung cảnh hùng vĩ, tráng lệ.

+ Trong câu thứ tư: Tác giả so sánh hết sức độc đáo: Dòng thác như dải Ngân Hà tuột khỏi chín tầng mây. Sự so sánh đó làm cho thác nước không chỉ kì vĩ mà rất đẹp, huyền ảo lung linh. 

Câu 4:

Theo em, qua bài thơ, Lý Bạch đã thể hiện ông là một người có lòng yêu mến, trân trọng, tự hào đối với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước Trung Hoa. Qua bài thơ, người đọc cũng đã thấy được ngòi bút miêu tả điêu luyện, tâm hồn thi sĩ và tính cách hào phóng, mạnh mẽ của Lý Bạch.

II. Tổng kết

1. Nội dung

Bài thơ "Xa ngắm thác núi Lư" đã phần nào khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên qua đôi mắt của nhà thơ Lí Bạch: đẹp, nên thơ nhưng không kém phần kì vĩ, lớn lao. Qua bài thơ, phần nào ta đã thấy được sự táo bạo, dứt khoát trong cách miêu tả tình yêu với thiên nhiên mà nhà thơ đã xây dựng, nó tương đồng với phong cách thơ mà Lí Bạch xây dựng để thuyết phục độc giả bằng tài năng thi phú của mình.

2. Nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- Hình ảnh thơ tráng lệ, huyền ảo

- Dùng nhiều động từ mạnh, táo bạo, gợi hình, gợi cảm

- Nghệ thuật so sánh và phóng đại

- Tả cảnh ngụ tình

3. Đặc trưng thể loại

Hình ảnh tráng lệ huyền ảo, sử dụng nhiều các động từ, nghệ thuật so sánh và phóng đại..

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Xa ngắm thác núi Lư
  3. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

  1. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

  1. Tổ chức thực hiện

Nhiệm 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 cánh diều bài 7 Đọc 3: Xa ngắm thác núi Lư

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN WORD:

  • Phí giáo án: 350k/kì - 400k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 8 mới cánh diều bài 7 Đọc 3: Xa ngắm thác núi Lư

Soạn mới giáo án ngữ văn 8 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay