Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 cánh diều bài 2 Đọc 1: Nắng mới

Soạn mới Giáo án ngữ văn 8 cánh diều bài Đọc 1: Nắng mới. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 2: THƠ SÁU CHỮ, THƠ BẢY CHỮ

..................................................

Môn: Ngữ văn 8 – Lớp:

Số tiết :  tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 2

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố hình thức của thơ sáu chữ, bảy chữ (số chữ ở mỗi dòng; vần. nhịp; từ ngữ; hình ảnh; bố cục, mạch cảm xúc; …) và tình cảm, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ
  • Nhận biết được sắc thái nghĩa của từ và hiệu quả lựa chọn từ ngữ
  • Viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ sáu chữ, bảy chữ; bước đầu làm được bài thơ sáu chữ, bảy chữ
  • Biết thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi
  • Yêu thương những người thân trong gia đình, yêu quê hương

 

 

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT:  VĂN BẢN 1: NẮNG MỚI

(Lưu Trọng Lư)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ yêu cầu cần đạt

- HS nhận biết được các đặc điểm về số tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong một khổ, đặc điểm vần, nhịp của thể thơ bảy chữ qua việc tìm hiểu bài thơ Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư

- HS nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện ở bố cục, hình ảnh, từ ngữ, mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo, …

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …

  1. Năng lực riêng

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Nắng mới

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Nắng mới

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề

  1. Phẩm chất

- Yêu thương những người thân trong gia đình, yêu quê hương

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Nắng mới
  3. Nội dung: GV cho HS thảo luận câu hỏi ở phần Chuẩn bị (sgk, trang 42)
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những cảm xúc, tâm trạng của em khi đón nhận ánh nắng mới
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt câu hỏi: Hãy tưởng tượng và chia sẻ cảm xúc, tâm trạng, … của em khi đón nhận ánh nắng mới

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận theo hình thức cá nhân

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS đại diện cho nhóm đứng dậy để trả lời câu hỏi

* Gợi ý trả lời

- Khi đón nhận ánh nắng mới, em cảm thấy hân hoan, vui vẻ. Ánh nắng mới mang đến sự bừng sáng cho không gian, làm cho mọi vật như được thức tỉnh, …

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Các em thân mến, vừa rồi các em đã chia sẻ những cảm xúc, tâm trạng của mình khi đón ánh nắng mới. Ta thấy rằng, mỗi người đều có những kỉ niệm, kí ức, tâm trạng, … khác nhau khi đón nhận ánh nắng mới. Có một nhà thơ đã viết một tác phẩm cũng có nhan đề “Nắng mới” và vậy, khi đối diện với nắng mới; liệu nhà thơ đó cũng có những cảm xúc, tâm trạng giống như chúng ta không hay lại có những tâm trạng, cách cảm nhận khác biệt? Chúng ta sẽ có câu trả lời sau bài học ngày hôm nay: “Nắng mới” của tác giả Lưu Trọng Lư

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Nắng mới
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức và tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Nắng mới
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Nắng mới
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS

GV mời HS dựa vào nội dung chuẩn bị ở nhà:

- Trình bày hiểu biết của em về tác giả Lưu Trọng Lư?

Em hãy trình bày xuất xứ của văn bản

Bước 2: Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ

Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ tóm tắt những nội dung chính về tác giả và tác phẩm

Bước 3: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về thơ bảy chữ, bố cục, mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-         GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã học ở nhà:

+ Thế nào là thơ bảy chữ? Em hãy trình bày các đặc điểm của thể thơ này

+ Em hãy trình bày những hiểu biết của em về mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS dựa vào phần tìm hiểu ở nhà và những kiến thức đã được tìm hiểu ở phần Tri thức Ngữ văn để chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi trên

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS đứng lên trả lời câu hỏi, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Lưu Trọng Lư (19/6/1912 – 10/8/1991) là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam, quê làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình quan lại xuất thân nho học.

- Ông học đến năm thứ ba tại trường Quốc học Huế thì ra Hà Nội làm văn, làm báo để kiếm sống. Ông là một trong những nhà thơ khởi xướng Phong trào Thơ mới và rất tích cực diễn thuyết bênh vực “Thơ mới” đả kích các nhà thơ “cũ”.

- Phong cách nghệ thuật: giọng thơ trong trẻo, ý thơ tinh tế

- Tác phẩm chính: Tiếng thu (1939); Tỏa sáng đôi bờ (1959); Người con gái sông Gianh (1966), ..

b. Tác phẩm

Bài thơ “Nắng mới” được trích từ tập thơ “Tiếng thu”, xuất bản năm 1939

 

 

 

 

 

2. Thơ bảy chữ; bố cục, mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo trong bài thơ

a. Thơ bảy chữ

- Thơ bảy chữ là thể thơ mỗi dòng có bảy chữ. Các dòng trong bài thơ thường ngắt nhịp 4/3. Cách ngắt nhịp còn phụ thuộc vào nghĩa của câu thơ, dòng thơ. Ví dụ:

Tà áo nâu/ in giữa cánh đồng

Gió chiều cuốn bụi/ bốc sau lưng

Bóng u/ hay bóng người thôn nữ

Cúi nón mang đi/ cặp má hồng.

(Đường về quê mẹ - Đoàn Văn Cừ)

- Bài thơ bảy chữ thường có nhiều vần. Vần thường là vần chân (được gieo ở cuối dòng thơ thứ nhất, thứ hai, thứ tư ở mỗi khổ), có thể gieo vần liền (vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ) hoặc vần cách (vần không được gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ).

b. Bố cục, mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo trong bài thơ

- Bố cục là sự tổ chức, sắp xếp các dòng thơ, khổ thơ tương ứng với một nội dung nhất định để tạo thành một bài thơ

- Mạch cảm xúc là diễn biến dòng cảm xúc, tâm trạng của tác giả trong bài thơ

- Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ là trạng thái cảm xúc, tình cảm mãnh liệt được thể hiện xuyên suốt tác phẩm nhằm thể hiện tư tưởng của tác giả.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Nắng mới
  2. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Nắng mới
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Nắng mới

d.Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1Đặc điểm về thể thơ, mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Nắng mới

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Nắng mới

Trình bày những đặc điểm của thể thơ bảy chữ được thể hiện qua bài thơ Nắng mới

+ Bài thơ viết về ai, viết về điều gì? Người đang bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ là ai?

Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Xác định mạch cảm xúc qua các phần của bài thơ

+ Xác định cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Nắng mới

+ Theo em, nhan đề của bài thơ được đặt theo cách như thế nào trong 4 cách dưới đây?

(1) Một hình ảnh khơi nguồn cảm hứng cho tác giả

(2) Một sự việc gây ấn tượng sâu sắc cho tác giả

(3) Một đề tài khái quát nội dung của cả bài thơ

(4) Một âm thanh đặc biệt trong cảm nhận của tác giả

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, chốt kiến thức

Nhiệm vụ 2: Những tín hiệu đánh thức kí ức về người mẹ trong tâm tưởng của nhà thơ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào văn bản cùng với phần chuẩn bị ở nhà chia lớp thành 3 nhóm để trả lời các câu hỏi sau:

+ Em có nhận xét gì về những hình ảnh xuất hiện trong khổ thơ đầu?

Nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong khổ thơ thứ nhất? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ nào?

Chỉ ra các từ láy và tác dụng của chúng trong việc thể hiện tâm trạng ấy

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 

I. Đặc điểm về thể thơ, mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Nắng mới

a. Đặc điểm về thể thơ

Mỗi dòng có bảy chữ

- Cách ngắt nhịp trong bài thơ: 3/4, 4/3, 2/5. Nhịp thơ đa dạng nhưng nhịp nhàng, phù hợp với tâm trạng của chủ thể trữ tình.

- Cách gieo vần trong bài thơ: vần chân liền và vần chân cách: tạo nhạc tính cho bài thơ.

b. Bố cục, mạch cảm xúc

- Bố cục:

+ Khổ 1: Những tín hiệu đánh thức kí ức về người mẹ trong tâm tưởng của nhà thơ

+ Khổ 2, 3: Hình ảnh người mẹ trong kí ức của tác giả

- Mạch cảm xúc:

+ Khổ 1: Nỗi buồn da diết, cảm thấy trống vắng vì thiếu mẹ được thức dậy trong tâm hồn nhà thơ bởi những tín hiệu đặc biệt

+ Khổ 2, 3: Nỗi nhớ và niềm hạnh phúc trong tâm tưởng tác giả khi hồi tưởng lại những kí ức tươi đẹp của tuổi thơ thuở còn có mẹ

-> Bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ được thể hiện theo trình tự thời gian, từ hiện tại ngược về quá khứ, nhằm nhấn mạnh tình cảm yêu thương sâu đậm của tác giả dành cho người mẹ của mình

c. Cảm hứng chủ đạo: Nỗi nhớ thương sâu sắc của tác giả dành cho người mẹ

d. Nhan đề

Bài thơ có nhan đề Nắng mới. Đây là hình ảnh gây ấn tượng, khơi nguồn cảm hứng cho tác giả, thúc dậy những kỉ niệm đẹp về mẹ ntrong kí ức thuở lên mười (-> Chọn (1))

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Những tín hiệu đánh thức kí ức về người mẹ trong tâm tưởng của nhà thơ

Hình ảnh làng quê: “nắng mới”, “gà trưa” => đây là những hình ảnh quen thuộc gắn liền với làng quê Việt Nam.

-Trong khổ thơ thứ nhất nói riêng và trong cả bài thơ nói chung, nhân vật “tôi” có tâm trạng buồn, nhớ thương sâu sắc người mẹ đã khuất của mình. Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua các từ ngữ “nhớ”, “chửa xoá mờ”

- Các từ láy xuất hiện trong đoạn một “xao xác”, “não nùng”, “chập chờn” được sử dụng rất giàu sắc thái biểu cảm. Cụ thể:

 

--------------Còn tiếp--------------

Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 cánh diều bài 2 Đọc 1: Nắng mới

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN WORD:

  • Phí giáo án: 350k/kì - 400k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 8 mới cánh diều bài Đọc 1: Nắng mới, giáo án ngữ văn 8 cánh diều

Soạn mới giáo án ngữ văn 8 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay