Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 cánh diều bài 7 Đọc 2: Cảnh khuya

Soạn mới Giáo án ngữ văn 8 cánh diều bài 7 Đọc 2: Cảnh khuya. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT:  VĂN BẢN 2: CẢNH KHUYA

(Hồ Chí Minh)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- HS nhận biết được các đặc điểm về số tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong một khổ, đặc điểm vần, nhịp của thơ Đường luật qua việc tìm hiểu bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

- HS nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện ở bố cục, hình ảnh, từ ngữ, mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo, …

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …

  1. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Cảnh khuya

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Cảnh khuya

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề

  1. Phẩm chất

- Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước và tâm sự của các nhà thơ trước thời cuộc

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Cảnh khuya
  3. Nội dung: GV cho HS thảo luận câu hỏi ở phần Chuẩn bị (sgk, trang 42)
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những tác phẩm mà em biết viết về trăng cũng như điểm chung giữa các tác giả viết những bài thơ đó
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt câu hỏi: GV chiếu hình ảnh và đặt câu hỏi: Hãy kể những sáng tác viết về trăng mà em biết. Theo em, những sáng tác này đều có điểm chung là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận theo hình thức cá nhân

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS đại diện cho nhóm đứng dậy để trả lời câu hỏi

* Gợi ý trả lời

- Những sáng tác viết về trăng mà em biết là: Uống trăng (Hàn Mặc Tử), Ngắm trăng (Hồ Chí Minh), Buồn trăng (Xuân Diệu), ….

- Theo em, điểm chung của những sáng tác này là các nhà thơ – những người viết nên những tác phẩm này đề có tâm hồn của thiên nhiên, thích thưởng thức cái đẹp và đều say mê trước vẻ đẹp của trăng, ánh trăng

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Các em thân mến, trăng là người bạn tri kỉ của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động Cách mạng, trăng còn là bạn của Bác trong những đêm không ngủ, là bạn trong những năm tháng tù đầy và đồng thời  cũng là bạn của Người khi bàn việc quân việc nước, … Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một bài thơ viết về trăng của Bác và thông qua bài thơ này, chúng ta sẽ thêm hiểu được tình yêu của Người dành cho trăng cũng như tài năng, nét đẹp tâm hồn Người

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Cảnh khuya
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức và tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Cảnh khuya
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Cảnh khuya
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS

GV mời HS dựa vào nội dung chuẩn bị ở nhà:

- Trình bày hiểu biết của em về tác giả Hồ Chí Minh?

- Em hãy trình bày những hiểu biết của em về tác phẩm (thể loại, bố cục, chủ đề, …)

Bước 2: Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ

Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ tóm tắt những nội dung chính về tác giả và tác phẩm

Bước 3: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19/5/1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; mất ngày 02/9/1969 tại Hà Nội.

- Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ thiên tài mà còn là nhà thơ, nhà văn hoá lớn của dân tộc

- Năm 1990, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hoựp quốc (UNESCO) đã vinh danh và tổ chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất của dân tộc Việt Nam

2. Tác phẩm

- Cảnh khuya là bài thơ được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết (bằng chữ quốc ngữ) ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)

- Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Bố cục: 2 câu đầu và hai câu cuối

+ Phần 1 (Hai câu đầu): Cảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm khuya.

+ Phần 2 (Hai câu sau): Tâm trạng của nhà thơ trong đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc.

- Chủ đề: Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Cảnh khuya
  2. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Cảnh khuya
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Cảnh khuya

d.Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về hai câu thơ đầu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và sau đó, mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến hai câu thơ đầu của  bài thơ Cảnh khuya

+ Hai câu đầu miêu tả cảnh gì?

+ Cảnh rừng Việt Bắc vào lúc đêm khuya được miêu tả thông qua những sự vật nào?

+ Khi miêu tả tiếng suối, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó

+ Điệp từ “lồng” giúp em hình dung như thế nào về hình ảnh “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”?

+ Bức tranh thiên nhiên hiện ra ở hai câu thơ đầu mang vẻ đẹp như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về hai câu cuối

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào văn bản cùng với phần chuẩn bị ở nhà, GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi để trả lời các câu hỏi sau:

+ Hai câu thơ cuối tả cảnh hay tả tâm trạng?

+ Trước cảnh thiên nhiên đẹp như tranh ấy, Bác dành tình cảm gì cho thiên nhiên?

+ Yêu thiên nhiên đến say mê, không thể ngủ được trước vẻ đẹp của nó. Đó là một lí do, vậy còn lí do nào khiến Bác chưa thể ngủ được nữa?

+ Hai câu thơ có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?

+ Qua hai câu thơ này, em có nhận xét gì về vẻ đẹp tâm hồn của Bác?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

- GV cho HS đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả

Nhiệm vụ 4: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm (4-6 HS), yêu cầu HS:

+ Trình bày nhận xét của em về nội dung, nghệ thuật và đặc trưng thể loại văn bản Cảnh khuya

- GV yêu cầu HS rút ra tổng kết thể loại

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS rút ra kết luận về nội dung, nghệ thuật và đặc trưng thể loại của văn bản

- GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm xác định nội dung, nghệ thuật và đặc trưng thể loại của văn bản

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của nhóm bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Hai câu thơ đầu

- Hai câu đầu miêu tả cảnh rừng Việt Bắc vào lúc đêm khuya

- Cảnh rừng Việt Bắc vào lúc đêm khuya được miêu tả thông qua những sự vật: suối, hoa, cổ thụ, trăng

- Suối được miêu tả “trong như tiếng hát xa”

-> Cảnh trở nên gần gũi với con người, trẻ trung, sống động

-> Lấy động tả tĩnh: Tiếng suối nhấn mạnh cảnh khuya tĩnh lặng, thanh bình

- Câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” tả cảnh ánh trăng lồng vào vòm cây cổ thụ, bóng cây lồng vào bóng các bông hoa. Cũng có thể hình dung là ánh trăng chiếu rọi vào các vòm lá cổ thụ, in bóng xuống mặt đất như muôn nghìn bông hoa

=> Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh thiên nhiên vào một đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc. Trong sự yên lặng của núi rừng, tiếng suối chảy róc rách trong đêm khuya nghe như tiếng hát từ xa vẳng lại. Hình ảnh trăng lồng cổ thụ thật đẹp bởi ánh trăng thấp thoáng đan xen, hoà nhập trong tán cây đưng đưa trước gió ngàn, … Tất cả hoà quyện với nhau tạo nên một khung cảnh thiên nhiên thật thơ mộng và đẹp đẽ

 

 

2. Hai câu thơ cuối

- Hai câu cuối tả người, cụ thể là tả tâm trạng của nhà thơ

- Trước cảnh đẹp thiên nhiên đẹp như tranh ấy, Bác đã thức để ngắm trăng, ngắm cảnh

-> Say mê, rung động trước cảnh đẹp của thiên nhiên, cảnh rừng Việt Bắc

- Bác chưa ngủ vì hai lí do:

+ Say mê trước cảnh đẹp của thiên nhiên, cảnh rừng Việt Bắc

+ Lo lắng việc quân, lo cho dân, vận mệnh của đất nước còn bao nỗi gian lao

-> Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu nước sâu nặng

- Điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ vĩ đại lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước. 

=> Hai câu thơ cuối bộc lộ vẻ đẹp về chiều sâu tâm trạng của tác giả: đó là niềm say mê cảnh thiên nhiên và nỗi lo việc nước. Hai nét tâm trạng này là sự thống nhất giữa nhà thơ và người chiến sĩ trong con người lãnh tụ Hồ Chí Minh

- Đồng thời bộc lộ rõ sự hài hoà giữa yếu tố cổ điển và hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh

 

 

 

III. Tổng kết

1. Nội dung

Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ

2. Nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- Hình ảnh thiên nhiên đẹp, gần gũi, bình dị

- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng

- Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, điệp ngữ,…

3. Đặc trưng thể loại

- Tuân thủ theo đúng luật thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Các chi tiết, hình ảnh được sử dụng mang tính tiêu biểu, chân thực

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Cảnh khuya
  3. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

  1. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

  1. Tổ chức thực hiện

Nhiệm 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

Trường THCS:………………………

Lớp:…………………………………..

Họ và tên:……………………………..

 

PHIẾU BÀI TẬP

VĂN BẢN CẢNH KHUYA

 

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Bài thơ Cảnh khuya được viết theo thể thơ nào?

A. Lục bát

B. Thất ngôn bát cú đường luật

C. Thất ngôn tứ tuyệt

D. Tự do

Câu 2: Không gian được miêu tả trong bài thơ Cảnh khuya là ở đâu?

A. Thủ đô Hà Nội.

B. Hang Pác Bó.

C. Điện Biên Phủ.

D. Chiến khu Việt Bắc

Câu 3. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Trước Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ mới về nước

B. Những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp

C. Những năm hòa bình ở miền Bắc sau kháng chiến chống Pháp

D. Những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược

Câu 4. Trong những cụm từ so sánh sau, cụm từ nào không phải so sánh với tiếng suối?

A. Tiếng hát xa

B. Nước ngọc tuyền

C. Cung đàn cầm

D. Tiếng hạc bay qua

Câu 5. Vẻ đẹp hai câu thơ đầu của bài Cảnh khuya là:

A. Sử dụng có hiệu quả phép so sánh và nhân hóa.

B. Miêu tả âm thanh tinh tế và hình ảnh sinh động.

C. Vận dụng sáng tạo những hình ảnh quen thuộc của Đường thi.

D. Kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm trực tiếp.

Câu 6: Tác giả đã lí giải mối quan hệ giữa người và cảnh trong hai câu thơ cuối bài thơ Cảnh khuya là như thế nào?

A. Người và cảnh tác động tương hỗ, đều làm tôn lên vẻ đẹp của nhau.

B. Bức tranh không gian cảnh khuya làm nổi bật vị trí, tư thế ung dung, chủ động, thoải mái của con người.

C. Sự xuất hiện của con người càng làm nổi bật sự tĩnh mịch, yên lặng của không gian cảnh khuya.

D. Người và cảnh không có mối quan hệ gì với nhau.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản Cảnh khuya hoàn thành Phiếu bài tập.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập.

- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới

Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 cánh diều bài 7 Đọc 2: Cảnh khuya

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN WORD:

  • Phí giáo án: 350k/kì - 400k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 8 mới cánh diều bài 7 Đọc 2: Cảnh khuya

Soạn mới giáo án ngữ văn 8 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay