Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 cánh diều bài 9 Đọc 3: Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ "Nắng mới" của Lưu Trọng Lư)

Soạn mới Giáo án ngữ văn 8 cánh diều bài 9 Đọc 3: Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ "Nắng mới" của Lưu Trọng Lư). Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT: THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU

NẮNG MỚI, ÁO ĐỎ VÀ NÉT CƯỜI ĐEN NHÁNH

Về bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư

(Lê Quang Hưng)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- HS nhận biết được đặc điểm hình thức (cách thể hiện luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng, …) và nội dung (mục đích, ý nghĩa, giá trị, …) của một văn bản nghị luận văn học; chỉ ra mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của văn bản Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh

- HS vận dụng những hiểu biết về văn bản nghị luận văn học đã được học ở các tiết trước để có thể thực hành đọc hiểu văn bản Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất

- Yêu thích tìm hiểu, khám phá các giá trị của tác phẩm văn học; trân trọng những sáng tạo nghệ thuật và có ý thức giữ gìn giá trị của những sản phẩm đó

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng bước vào bài Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS trình bày về những hiểu biết và ấn tượng của em về tác phẩm Nắng mới (Lưu Trọng Lư)
  4. Sản phẩm: Phần trình bày của HS về những hiểu biết và ấn tượng của em về tác phẩm Nắng mới (Lưu Trọng Lư)
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:

- Trình bày những hiểu biết của em về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Nắng mới (Lưu Trọng Lư)

- Điều gì để lại ấn tượng sâu sắc cho em sau khi đọc tác phẩm này?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu của GV,

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

* Gợi ý tham khảo

- Nội dung: Bài thơ là nỗi nhớ của chủ thể trữ tình đối với người mẹ của mình. Qua đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống Uống nước nhớ nguồn, hiếu thuận của người Việt Nam.

- Giá trị nghệ thuật

+ Thể thơ thất ngôn

+ Giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết

+ Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ

+ Từ ngữ trong bài thơ giản dị, mang màu sắc làng quê Bắc Bộ tạo nên sự gần gũi.

+ Cách ngắt nhịp trong bài thơ: 3/4, 4/3, 2/5. Nhịp thơ đa dạng nhưng nhịp nhàng, phù hợp với tâm trạng của chủ thể trữ tình.

+ Cách gieo vần trong bài thơ: vần chân liền và vần chân cách: tạo nhạc tính cho bài thơ.

- Điều mà em ấn tượng nhất sau khi học xong tác phẩm này đó chính là kí ức về mẹ trong tâm tưởng của nhân vật “tôi” gắn liền với hình ảnh mẹ đưa áo ra giậu phơi mỗi khi có nắng mới về. Bên song cửa ngập tràn “nắng mới” vào khoảnh khắc yên ắng, tĩnh lặng của một buổi trưa buồn, bất chợt nhìn ra giậu thưa, nhà thơ bắt gặp hình ảnh quen thuộc của mẹ lúc còn sống. Những kí tức thân thương về mẹ sống dậy trong tâm tưởng của nhà thơ từ dáng dấp thấp thoáng sau chiếc “áo đỏ” đến “nét cười đen nhanh sau tay áo”. Vậy nên, có thể kết luận rằng nổi bật trong Nắng mới là sự xuất hiện của ba hình ảnh: nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh – những hình ảnh gắn liền với mẹ “tôi” trong kí ức của tác giả

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét phần trình bày của HS

- GV dẫn dắt vào bài học: Các em thân mến, chúng ta đã được tìm hiểu tác phẩm Nắng mới của Lưu Trọng Lư ở học kì I. Ngày hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài thơ Nắng mới, cụ thể hơn là vẻ đẹp của các hình ảnh trong tác phẩm này thông qua văn bản Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh của tác giả Lê Quang Hưng

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà:

- Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả Lê Quang Hưng

- Trình bày hiểu biết của em về tác phẩm Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào SHS, tóm tắt về nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV bổ sung

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Lê Quang Hưng sinh ngày 10 tháng 4 năm 1956.

- Quê ở huyện Vũ Quang thuộc tỉnh Hà Tĩnh.

- Ông là Phó giáo sư Tiến sĩ chuyên ngành nhân văn.

- Tác phẩm tiêu biểu: cuốn sách “ Những quan niệm, những thế giới nghệ thuật văn chương” được xuất bản năm 2019, qua đây sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức hữu ích, quang trọng về văn chương Việt Nam hiện đại ở nhiều góc nhìn và khía cạnh khác nhau.

- Ông đã được trao tặng giải thưởng và huân huy chương: Kỉ niệm chương Vì thế hệ Trẻ; được nhận tặng thưởng “Các tác phẩm lí luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2018”.

2. Tác phẩm

- Trích từ “Đến với tác phẩm văn chương”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 2: Phân tích tác phẩm Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh

Câu 1: Vấn đề trọng tâm mà bài viết này nêu lên là gì? Những yếu tố nào giúp người đọc có thể xác định nhanh vấn đề ấy?

Câu 2: Hệ thống luận điểm của bài viết được triển khai như thế nào (chú ý tới nhan đề, bố cục bài viết, lí lẽ, bằng chứng được sử dụng cho từng luận điểm)?

Câu 3: Những nhận xét sau đây nói về cách thức thể hiện của văn bản Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư) là đúng hay sai? Vì sao?

a. Bố cục văn bản mạch lạc, lô gic, giúp cho người đọc tiện theo dõi

b. Bằng chứng được trích dẫn đầy đủ, phân tích toàn diện cả về nội dung (ngữ nghĩa, thông điệp) và cách thức thể hiện (hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu)

c. Có so sánh, liên hệ, mở rộng với tác giả khác viết về cùng đề tài để nhấn mạnh giá trị của tác phẩm

d. Sử dụng đa dạng các phép tu từ tạo nên cách diễn đạt độc đáo, giàu tính biểu cảm cho văn bản

Câu 4: So với khi đọc bài thơ Nắng mới (Bài 2), văn bản nghị luận này giúp em có thêm hiểu biết gì về nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:

- Trình bày nhận xét của em về nội dung, nghệ thuật và đặc trưng thể loại của Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS rút ra kết luận về nội dung, nghệ thuật và đặc trưng thể loại của văn bản

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS xác định nội dung, nghệ thuật và đặc trưng thể loại của văn bản

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

Câu 1:

- Vấn đề trọng tâm mà bài viết này nêu lên là làm rõ chi tiết nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh trong bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư.

- Nhan đề là yếu tố giúp người đọc có thể xác định nhanh vấn đề ấy.

Câu 2:

- Nhan đề của tác phẩm đã bao quát nội dung toàn bài.

- Bố cục bài viết:

+ Phần 1: Hồn thơ trong bài thơ Nắng mới.

+ Phần 2: Chi tiết "Nắng mới" và cái "áo đỏ" trong bài thơ Nắng mới.

+ Phần 3: Nét cười trong bài thơ Nắng mới.

+ Phần 4: Khái quát lại nội dung toàn bài.

Luận điểm

Lí lẽ

Bằng chứng

Nắng mới đã hội tụ được những vẻ đẹp nơi tâm hồn thơ Lưu Trọng Lư: thành thực phiêu lưu trong cõi mộng, cứ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy.

Nắng mới đã rọi vào cái tình cảm muôn thuở mà bao giờ cũng mới mẻ.

- Mô típ bài thơ.

- Chủ thể trong bài thơ.

 

Hai chữ "nắng mới" vừa ghi nhận một thời điểm đặc biệt trên dòng chảy thời gian vừa diễn tả không gian.

Thời điểm ấy.....mung lung đến thế.

Phân tích khổ thơ hai khổ thơ: "Mỗi lần nắng mới hắt bên song... những ngày không."; "Tôi nhớ mẹ tôi...trước giậu phơi."

Mẹ là tâm điểm của nỗi nhớ về tuổi thơ trong nắng mới, là nét son trong "những ngày không" đi suốt cuộc đời với nhà thơ.

Dáng vào ra của mẹ...đa cảm.

- Phân tích khổ thơ "Hình dáng mẹ...giậu thưa.

- So sánh với bài thơ của Hoàng Cầm.

Câu 3:

a. Đúng vì bài chia làm các luận điểm cụ thể, lí lẽ, dẫn chứng đầy đủ giúp người đọc dễ dàng theo dõi.

b. Đúng vì ở mỗi luận điểm, tác giả đều trích dẫn các câu thơ cụ thể và phân tích cúng nhằm làm sáng tỏ luận điểm. Trong mỗi bài luận điểm đều để ý phân tích các chi tiết, hình ảnh, giọng điệu của bài thơ.

c. Đúng vì tác phẩm có so sánh với thơ của Hoàng Cẩm.

d. Sai vì bài phân tích ít sử dụng các biện pháp tu từ.

Câu 4:

- Sau khi đọc văn bản nghị luận này, em thấy mình hiểu sâu hơn về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Nắng mới đồng thời thấy rõ hơn tài năng của nhà thơ Lưu Trọng Lư.

II. Tổng kết

1. Nội dung

- Văn bản đã tập trung nêu lên cũng như làm rõ các chi tiết nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh – những chi tiết tiêu biểu trong bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư.

2. Nghệ thuật

- Bố cục văn bản mạch lạc, lô gic, giúp cho người đọc tiện theo dõi

- Bằng chứng được trích dẫn đầy đủ, phân tích toàn diện cả về nội dung (ngữ nghĩa, thông điệp) và cách thức thể hiện (hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu)

- Có so sánh, liên hệ, mở rộng với tác giả khác viết về cùng đề tài để nhấn mạnh giá trị của tác phẩm

 

Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 cánh diều bài 9 Đọc 3: Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ "Nắng mới" của Lưu Trọng Lư)

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN WORD:

  • Phí giáo án: 350k/kì - 400k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 8 mới cánh diều bài 9 Đọc 3: Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ "Nắng mới" của Lưu Trọng Lư)

Soạn mới giáo án ngữ văn 8 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay