Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 cánh diều bài 4 Đọc 4: Thi nói khoác

Soạn mới Giáo án ngữ văn 8 cánh diều bài 4 Đọc 4: Thi nói khoác. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT  : THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU:

THI NÓI KHOÁC

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ yêu cầu cần đạt

- HS nhận biết được một số yếu tố cơ bản của truyện cười như cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực riêng

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Thi nói khoác

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Thi nói khoác

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất

- Ghét những thói hư tật xấu, phê phán những cái giả dối; từ đó, biết trân trọng những suy nghĩ trong sáng, nhân văn, những hành động trung thực;…

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Thi nói khoác
  3. Nội dung: GV cho HS thảo luận câu hỏi ở phần Trước khi đọc (sgk, trang 100)
  4. Sản phẩm: Bài trình bày của HS về truyện cười dân gian hoặc hiện đại có đề tài nói khoác mà em biết
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà,em hãy kể một truyện cười dân gian hoặc hiện đại có đề tài nói khoác để giới thiệu cho các bạn trong lớp.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận theo hình thức cá nhân

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS đại diện cho nhóm đứng dậy để trình bày:

* Gợi ý trả lời

- Ví dụ truyện cười hiện đại có đề tài nói khoác:

Một vị chủ tịch huyện bị cách chức, vì quá uất hận mà ngã bệnh, chỉ có thể nằm bẹp trên giường.

Bác sĩ khuyên: "Thử đọc Thông báo khôi phục chức vụ cho ông ấy xem, biết đâu lại có tiến triển.”

Người vợ nghe thế thì nghĩ bụng: “Đã đọc thì đọc hẳn Thông báo thăng chức lên chủ tịch tỉnh cho ông ấy sướng một thể.”

Ai dè người chồng nghe xong thì cười ha hả bật dậy, khỏe mạnh như xưa. Bác sĩ thở dài: “Sao lại không nghe lời tôi dặn, tự ý tăng liều thế này chưa chắc đã là hay.”

Quả nhiên, một khi biết được điều đang diễn ra người chồng đã phát điên.

- Ví dụ truyện cười dân gian có đề tài nói khoác:

Nói khoác gặp nhau

Anh nọ được dịp nói khoác:

– Tôi được thấy có nhiều cái lạ lắm, nhưng lạ nhất là có một chiếc thuyền , dài không lấy gì mà đo cho xiết, có người thuở hai mươi tuổi đứng ở đằng mũi bắt đầu đi ra đằng lái, đi đến giữa cột buồm thì đã già, râu tóc bạc phơ, cứ thế đi, đến chết vẫn chưa tới lái.

Trong làng cũng có một anh nói khoác nổi tiếng, nghe vậy liền kể ngay một câu chuyện:

– Như thế đã lấy gì làm lạ ! Tôi đi rừng thấy có một cây cao ghê gớm. Có một con chim đậu trên cành cây ấy, đánh rơi một hạt đa. Hạt đa rơi xuống lưng chừng gặp mưa, gặp bụi rồi nảy mầm, đâm rễ thành cây đa . Cây đa lớn lên, sinh hoa, kết quả, hạt đa ở cây đa đó lại rơi vãi ra, đâm chồi, nẩy lộc thành nhiều cây đa con, đa con cũng như cây đa mẹ lớn lên, sinh hoa kết quả, lại nẩy ra hàng đàn cây đa cháu. Cứ thế mãi cho đến khi rơi tới đất thì đã bảy đời tất cả.

Anh đi xa về nghe thế gân cổ lên cãi:

 

– Làm gì có cây cao thế ! Chả ai tin được.

Anh kia cười ranh mãnh:

– Ấy không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ mà đóng chiếc thuyền của anh?

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá về bài trình bày của HS

- GV dẫn dắt vào bài học: Các em thân mến, rừng cười của Việt Nam ta rất phong phú. Rừng cười ấy có đủ các cung bậc cảm xúc khác nhau. Có tiếng cười vui, hóm hỉnh, hài hước nhưng cũng không kém phần sâu sắc để mua vui. Có tiếng cười sâu cay để châm biếm để phê phán những thói hư tật xấu và để đả kích kẻ thù, … Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một tác phẩm nằm trong rừng cười đó. Các em mở sách vở ra chúng ta vào bài mới: Thực hành đọc hiểu: Thi nói khoác

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Thi nói khoác
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Thi nói khoác
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Thi nói khoác
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: Tìm hiểu về Truyện cười gian gian

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS

GV mời HS dựa vào nội dung chuẩn bị ở nhà để trả lời các câu hỏi sau:

- Em hãy trình bày những hiểu biết của em về truyện cười dân gian (khái niệm, đặc điểm, …)

Bước 2: Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ

Các nhóm thảo luận để tìm ra những đặc điểm của tác phẩm

Bước 3: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 nhóm trình bày sản phẩm của mình và yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Truyện cười dân gian

- Truyện cười dân gian là một thể loại truyện dân gian chứa đựng cái hài, dùng tiếng cười làm phương tiện chủ yếu để thực hiện chức năng phê phán, châm biếm, đả kích cái xấu xa và mua vui giải trí.

- Đặc điểm chung của truyện cổ dân gian là ngắn gọn, nặng về lí trí, có kết cấu chặt chẽ và kết thúc đột ngột, bất ngờ.

 

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Thi nói khoác
  2. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Thi nói khoác
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Thi nói khoác
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Phân tích văn bản Thi nói khoác

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Câu 1:

- Nói khoác là gì?

-Nhan đề Thi nói khoác cho em biết nội dung văn bản viết về chuyện gì?

Câu 2: “Truyện cười thường ngắn gọn, cốt truyện đơn giản, ít nhân vật”. Em hãy làm sáng tỏ nhận xét vừa nêu bằng truyện Thi nói khoác.

Câu 3:

- Vì sao quan thứ nhất chịu thua quan thứ hai?

- Vì sao quan thứ ba chịu thua quan thứ tư?

Câu 4: Tại sao có thể nói: Nội dung nói khoác của ông quan thứ hai và ông quan thứ tư đều có ý “nói lỡm” ông quan thứ nhất và ông quan thứ ba?

Câu 5: Điều gì khiến người đọc phải buồn cười qua câu chuyện này?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 6: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trình bày những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật và đặc trưng thể loại của văn bản Thi nói khoác

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức è Viết lên bảng.

Câu 1:

- Nói khoác là nói những điều quá xa sự thật hoặc không thể có trong thực tế để khoe khoang hoặc để đùa vui tính hay và nói khoác đồng nghĩa với khoác lác, nói phét, phét lác hay khoe khoang những cái mình không có, hoặc nói quá sự thật phóng đại quy mô, tính chất, mức độ của sự vật.

- Nhan đề cho em biết nội dung văn bản nói về một cuộc trò chuyện của những kẻ nói khoác.

Câu 2: Dung lượng của truyện Thi nói khoác tương đối ngắn. Truyện xoay quang cuộc nói chuyện của bốn vị quan, các quan đua nhau nói khoác về thứ mình từng nhìn. Cuộc nói chuyện chỉ kết thúc khi anh lính lên tiếng dọa bắt kẻ nói khoác và anh cho rằng mình chỉ hò theo các quan nói khoác.

Câu 3:

- Quan thứ nhất chịu thua quan thứ hai vì quan thứ nhất biết quan thứ hai nói xỏ mình, ông ấy biết quan thứ nhất nói dối.

- Quan thứ ba chịu thua quan thứ tư vì ông biết quan thứ tư đang chọc ngoáy lại ông. Cái cây mà quan thứ tư nói là dùng để làm cây cầu mà ông nói khoác. Quan thứ tư đã nhìn thấy nó trước quan thứ ba trước cả khi cây cầu thành hình.

Câu 4:

Dựa vào nội dung nói khoác của mỗi ông, có thể thấy rõ ông thứ hai muốn nói lỡm (nói có ý châm chọc ông thứ nhất), ông thứ tư nói lỡm ông thứ ba:

- Ông thứ nhất nói khoác về chuyện con trâu to lắm, nó liếm một cái hết cả sào mạ”

- Ông thứ hai nói khoác về cái dây thừng to “gấp mười cái cột đình làng”, ý nói dây thừng ấy để dắt con trâu phải to hơn con trâu ông thứ nhất thấy nhiều lần

- Ông thứ ba nói khoác về chuyện cây cầu dài “đứng đầu này không thể trông thấy đầu kia”, “Lúc ông bố chết, người con nghe tin, vội vã đưa sang đám ma, nhưng khi qua cầu sang đến nơi thì đã đoạn tạng được ba năm rồi”

- Ông thứ tư lại lấy chuyện cây cầu dài mà nói chuyện “một cái cây cao khiếp lắm! Cứ biết rằng trứng chim ở ngọn cây rơi xuống mới đến nửa chừng, chim đã nở đủ lông đủ cánh bay đi rồi”. Ý nói cây ấy để làm chiếc cầu dài kia

Câu 5:

Người đọc buồn cười vì các ông quan đều nói khoác, ông này chọc ông kia. Nhưng buồn cười nhất là các ông quan nói khoác này đều người lính hầu đòi trói cổ lại vì đã “nói láo”. Anh lính hầu thoát tội vì thông minh biết “nói khoác” đúng lúc, đúng chỗ. Nói khoác mà lại có ẩn ý sâu sa: bọn quan lại toàn là một lũ nói khoác

III. Tổng kết

1. Nội dung

Văn bản "Thi nói khoác" là một truyện cười dân gian phê phán, châm biếm, đả kích một trong những thói quen xấu của con người là nói khoác. Truyện muốn truyền tải đến người đọc bài học: sống ở đời không nên nói khoác hay khoe khoang vì đó là một hành vi xấu.

2. Nghệ thuật

Cốt truyện đơn giản, ngắn gọn nhưng chứa nhiều yếu tố hài hước thu hút người đọc

3. Đặc trưng thể loại

a. Ngôn ngữ

- Ngôn ngữ đại chúng, chứa nhiều ẩn ý

b. Bố cục

- Cốt truyện ngắn gọn, tập trung vào một tình huống

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Thi nói khoác
  3. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

  1. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

  1. Tổ chức thực hiện

Nhiệm 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 cánh diều bài 4 Đọc 4: Thi nói khoác

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN WORD:

  • Phí giáo án: 350k/kì - 400k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 8 mới cánh diều bài đọc Đọc 4: Thi nói khoác

Soạn mới giáo án ngữ văn 8 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay