Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 cánh diều bài 6 Đọc 2: Trong mắt trẻ

Soạn mới Giáo án ngữ văn 8 cánh diều bài 6 Đọc 2: Trong mắt trẻ. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT  :  VĂN BẢN 2: TRONG MẮT TRẺ

(Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- HS nhận biết được một số yếu tố hình thức (cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôi kể, ngôn ngữ, …) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa của văn bản; tư tưởng, tình cảm, thái độ của người kể chuyện, …) của văn bản Trong mắt trẻ

- HS nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc Trong mắt trẻ

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …

  1. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Trong mắt trẻ

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Trong mắt trẻ

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề

  1. Phẩm chất

- Trân trọng, cảm thông, chia sẻ với người khác

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Trong mắt trẻ
  3. Nội dung: GV cho HS thảo luận câu hỏi ở phần Chuẩn bị (sgk, trang 13)
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những hiểu biết về góc nhìn, cách đánh giá giữa trẻ con và người lớn
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: Theo em, trẻ con và người lớn đều có góc nhìn, cách đánh giá giống nhau dưới cùng một sự vật, hiện tượng hay không? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành chuẩn bị câu trả lời theo hình thức cá nhân

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS đứng dậy để trả lời câu hỏi

- Theo em, trẻ con và người lớn sẽ có sự khác nhau về góc nhìn, cách cảm nhận về các sự vật, hiện tượng xung quanh mình. Vì thường trẻ con sẽ nhìn cuộc đời bằng cái nhìn hồn nhiên, vui tươi hơn người lớn

- …

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS

- GV dẫn dắt vào bài mới: Các em thân mến, Hoàng Tử Bé của Ê-XU-PE-RI là cuốn sách của những giấc mơ, nhẹ nhàng và trong trẻo. Nhưng có lẽ mỗi người khi đọc cuốn sách này có những cảm nhận khác nhau ứng với những thời điểm khác nhau trong cuộc đời. Kết hợp với những dự đoán của các em chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu văn bản Trong mắt trẻ trích Hoàng Tử Bé viết về sự kiện gì và những đặc sắc xoay quanh sự kiện đó.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Trong mắt trẻ
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức và tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Trong mắt trẻ
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Trong mắt trẻ
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS

GV mời HS dựa vào nội dung chuẩn bị ở nhà:

+ Trình bày hiểu biết của em về tác giả Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri?

- Em hãy trình bày xuất xứ của văn bản “Trong mắt trẻ”

- Tóm tắt nội dung chính của Hoàng tử bé. Văn bản Trong mắt trẻ được chia ra làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần

- Nội dụng các phần trên liên quan với nhau như thế nào?

Bước 2: Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ

Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ tóm tắt những nội dung chính về tác giả và tác phẩm

Bước 3: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Ê-xu-pe-ri (1900 – 1944) sinh tại thành phố Li-on, Pháp trong một gia đình quý tộc tại địa phương.

- Là một nhà văn và phi công Pháp nổi tiếng.

- Ông mất tích trong một chuyến bay ở thế chiến thứ hai khi đang thu thập thông tin về quân Đức.

- Tác phẩm của Ê-xu-pe-ri thường tập trung vào đề tài phi công hoặc lấy cảm hứng từ những chuyến bay của chính tác giả.

- Đạt giải thưởng văn học Pháp Femina năm 1931.

- Tác phẩm chính: Chuyến thư miền Nam (1929), Thư gửi một con tin (1943), Cung thành (1936),…

b. Tác phẩm

- Về Hoàng tử bé: Tác phẩm là một câu chuyện đầy hấp dẫn về cuộc gặp gỡ tình cờ của một phi công gặp nạn trên sa mạc với một cậu bé tình cờ đến thăm Trái đất từ một hành tinh khác, nơi cậu sống một mình cùng với một bông hồng. Bông hồng đã khiến cậu buồn khổ đến nỗi cậu đã đi theo một đàn chim đến một hành tinh khác. Một chú cáo sa mạc xuất hiện và khuyên cậu nên yêu thương chính bông hoa mà cậu có trên hành tinh của mình, cậu sẽ nhận ra ý nghĩa thực sự của cuộc đời mình sống. Nhận ra điều đó, hoàng tử bé quay trở về hành tinh của mình khi đã có một chuyến phiêu lưu qua rất nhiều hành tinh và những câu chuyện mới mẻ

- Về Trong mắt trẻ: phần trích này gồm:

+ Chương I: Nhân vật “tôi” nhớ lại kỉ niệm vẽ tranh hồi còn nhỏ của mình

+ Chương II: Cuộc gặp gỡ bất ngờ của nhân vật “tôi” và cậu bé.

+ Chương XXVII: Suy nghĩ của nhân vật “tôi” sau nhiều năm khi cậu bé trở lại hành tinh của mình

- Tóm tắt:

Nhân vật “tôi” ơphải từ bỏ ước mơ trở thành hoạ sĩ để làm một phi công, cố trở thành một người sống không mơ mộng, không tưởng tượng vơi những chuyện nhạt nhẽo trong thế giới của người lớn. Bất chợt, lúc gặp tai nạn trên sa mạc, những gì nhân vật “tôi” ngày xưa mong muốn người khác hiểu mình đã được như ý khi anh gặp hoàng tử bé. Cuộc gặp gỡ ấy đã cho anh rất nhiều ngạc nhiên để rồi nhiều năm sau khi đã chia tay hoàng tử bé, anh vẫn còn thấy đầy nuối tiếc và mong gặp lại cậu ấy

- Những nội dung này đã kết hợp với nhau nhằm mục đích:

+ Tạo một sự gắn kết chặt chẽ trong cốt truyện

+ Làm sáng tỏ vai trò của nhân vật hoàng tử bé

+ Góp phần thể hiện ý nghĩa của văn bản

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Trong mắt trẻ
  2. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Trong mắt trẻ
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Trong mắt trẻ

d.Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nhân vật “tôi” nhớ lại kỉ niệm vẽ tranh hồi còn nhỏ của mình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Trong mắt trẻ:

+ Trong phần I, tác giả tập trung nói về vấn đề gì?

+ Theo em, điều gì đã dẫn đến sự khác nhau trong cách nhìn của hoàng tử bé và những người lớn đối với bức tranh con trăn mà nhân vật “tôi” đã vẽ?

+ Điều trên có tác động đến cách nhìn của hoàng tử bé đối với những bức tranh con cừu hay không? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: 2. Cuộc gặp gỡ của nhân vật “tôi” và Hoàng Tử Bé

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào văn bản cùng với phần chuẩn bị ở nhà, yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi để các câu hỏi sau:

+ Xác định hoàn cảnh diễn ra cuộc gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và hoàng tử bé

+ Nêu ý nghĩa của  cuộc gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và hoàng tử bé

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

- GV cho HS đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Suy nghĩ của nhân vật “tôi” sau nhiều năm khi cậu bé trở lại hành tinh của mình.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà HS tiến hành thảo luận theo cặp và cho biết.

+ Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” sau khi đã chia tay hoàng tử bé và trở về nhà.

+ Theo em, nguyên nhân nào khiến nhân vật “tôi” mong gặp lại hoàng tử bé?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 4: Thông điệp

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà HS tiến hành thảo luận theo cặp và cho biết: Em rút ra được thông điệp gì sau khi đọc xong đoạn trích trên?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 5: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm (4-6 HS), yêu cầu HS:

+ Trình bày nhận xét của em về nội dung, nghệ thuật và đặc sắc thể loại của văn bản Trong mắt trẻ

- GV yêu cầu HS rút ra tổng kết

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS rút ra kết luận về nội dung, nghệ thuật, đặc trưng thể loại của văn bản

- GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm xác định nội dung, nghệ thuật, đặc trưng thể loại của văn bản

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của nhóm bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Nhân vật “tôi” nhớ lại kỉ niệm vẽ tranh hồi còn nhỏ của mình

- Tác giả đã đưa ra nhận định rằng ý thức về một đồ vật thay đổi theo từng con người bằng việc thảo luận về bức tranh thời thơ ấu của mình. Rõ ràng nhân vật “tôi” muốn cho mọi người xem bức tranh vẽ con trăn nuốt chửng con voi vào bụng của mình vẽ nhưng hầu hết người lớn đều bảo với cậu rằng đó là bức tranh vẽ chiếc mũ

- Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong cách nhìn của hoàng tử bé và những người lớn đối với bức tranh con trăn mà nhân vật “tôi” đã vẽ ở chỗ người lớn không còn/ không có khả năng liên tưởng, tưởng tượng phong phú như trẻ thơ. Người lớn đã nhìn bức tranh ở bề mặt chứ không chú tâm đến sự bay bổng của ý tưởng, sự đột phá trong suy nghĩ, sự thú vị trong những phát hiện mà trẻ con muốn trình bày. Nói đúng hơn, người lớn đã không nhìn tranh vẽ của trẻ con bằng đôi mắt của trẻ con

- Điều này đã tác động sâu sắc tới cách nhìn của hoàng tử bé với những bức tranh con cừu vì sự phát hiện tinh tế, khả năng tưởng tượng, liên tưởng phong phú, sự bay bổng của ý tưởng, sự đột phá trong suy nghĩ, cậu đã nhận ra những điều mà nhiều người khó có thể thấy

2. Cuộc gặp gỡ của nhân vật “tôi” và Hoàng Tử Bé

- Nhân vật “tôi” gặp hoàng tử bé khi đang ở trong tình huống sống còn: cô độc trên sa mạc rộng lớn, nước chỉ còn dùng được tám ngày, tự mình sửa chữa máy bay để mong thoát khỏi nơi đây, đang thiếp đi vì mệt mỏi

- Trong bối cảnh ấy, khi đang cạn đi sức lực và hi vọng, con người cần một chỗ dựa. Có thể nói hoàng tử bé xuất hiện rất đúng lúc, xuất hiện đối lập hoàn toàn với những gì nhân vật “tôi” đang gặp (ngoại hình đẹp đẽ, “chẳng có vẻ gì là lạc đường hay mệt mỏi, không phải là người vì đói khát, cũng chẳng hề tỏ ra sợ sệt”, lời nói và phản ứng rất nhẹ nhàng, …) để thực sự tạo thành một điểm tựa tinh thần cho nhân vật “tôi”. Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thử thách như vậy, giá trị của việc hoàng tử bé xuất hiện được thể hiện rõ

=> Đến đây tác giả còn muốn nói đến tầm quan trọng của mối quan hệ. Từ cô độc ban đầu trên sa mạc mà anh lại gặp được người bạn định mệnh của cuộc đời mình. Tác phẩm cũng cho thấy cái nhìn chiều sâu của tác giả, rằng tuổi tác cũng không hẳn ảnh hưởng đến suy nghĩ, rõ ràng tác giả là người lớn nhưng lại có cái nhìn của một người trẻ.

3. Suy nghĩ của nhân vật “tôi” sau nhiều năm khi cậu bé trở lại hành tinh của mình.

- Diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” sau khi đã chia tay hoàng tử bé và trở về nhà:

+ Buồn: “buồn lắm”, “những chiếc lục lạc lại biến hết cả thành nước mắt”, cho rằng nơi từng gặp hoàng tử bé là “quang cảnh đẹp nhất và buồn nhất thế gian”

+ Ngổn ngang nhiều cảm giác khó tả: lo lắng vì mình đã quên vẽ vòng da của rọ mõm cho con cừu nên nó có thể ăn mất bông hoa; tuy nhiên, anh vẫn yên tâm, hạnh phúc vì tin tưởng vào sự cẩn thận của cậu bé

+ Khát khao được gặp lại hoàng tử bé: cứ nghĩ mãi về cậu bé, về nơi cậu xuất hiện, về chốn cậu sinh sống, về những thứ nhỏ nhoi xung quanh cậu như con cừu và bông hoa; mong muốn mọi người nếu có đi qua nơi tác giả gặp hoàng tử bé và vô tình gặp được cậu ấy thì “hãy nhanh tay viết thư cho tôi biết là cậu đã trở lại”

- Nguyên nhân khiến nhân vật “tôi” mong gặp lại hoàng tử bé:

+ Gặp gỡ hoàng tử bé là một kỉ niệm không thể quên trong đời

+ Hoàng tử bé như là một tri kỉ vô cùng quan trọng đối với nhân vật “tôi”

+ Hoàng tử bé là tấm gương phản chiếu những giấc mộng ấu thơ chưa thành, làm động lực làm sáng lại đôi mắt thơ hồn nhiên, vô tư, lạc quan nhìn cuộc đời mà nhân vật “tôi” đã đánh mất, là chất xúc tác làm thăng hoa sự bay bổng của ý tưởng, sự đột phá trong suy nghĩ, sự thú vị trong những phát hiện đã từng có

- Có thể thấy, ở một góc độ khác, với cái nhìn có chiều sâu hơn, tác giả muốn nói tới thông điệp con người đối mặt với sự mất đi của người mình yêu thương.

4. Thông điệp

- Trẻ em rất cần sự động viên, khuyến khích của người lớn đối với những nguyện vọng, ước mơ của mình vì điều đó thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ, thấu hiểu và đồng cảm của người lớn đối với các em

- Trẻ em cần lắng nghe những khuyên bảo của người lớn trên con đường thực hiện mơ ước, cần nhận thức được ý nghĩa của sự hỗ trợ trong gia đình. Các em cũng cần học cách thuyết phục người khác chấp nhận những ước mơ của mình bằng tất cả sự cầu thị, tự tin và kiên định

- Mỗi người đều cần học cách chấp nhận những quan điểm khác biệt, có sự tôn trọng cần thiết đối với góc nhìn riêng của từng cá nhân về một sự vật, hiện tượng

- Đừng bao giờ đánh mất sự bay bổng của ý tưởng, sự đột phá trong suy nghĩ, sự thú vị trong những phát hiện đã từng có ở thời thơ ấu vì đây chính là những nền tảng quan trọng để giúp mỗi cá nhân có thể trưởng thành nhanh chóng

III. Tổng kết

1. Nội dung

Tác phẩm đã thể hiện cái nhìn sáng tạo sâu sắc của những người trẻ, sự quan trọng của hội họa và trí tưởng tượng cùng với đó là sự đối mặt của con người đối với sự thật mất mát đi người thân yêu của mình. Nhưng qua đó cũng thể hiện rằng họ sẽ càng trân trọng và yêu quý người mình yêu hơn.

2. Nghệ thuật

- Xây dựng nhân vật sinh động, khắc hoạ tâm lí tinh tế

- Trần thuật bằng ngôi thứ nhất làm tăng tính khách quan, chân thực cho câu chuyện

- Bên cạnh lời kể, văn bản còn sử dụng các bức tranh tạo sự sinh động thu hút người xem. Các bức tranh giúp người xem dễ hình hình dung về nội dung câu chuyện. 

- Kết hợp linh hoạt tự sự và một số phương thức biểu đạt khác

3. Đặc trưng thể loại

a. Tình huống truyện

- Cách kể chuyện hấp dẫn tự nhiên

- Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của nhân vật

b. Xây dựng nhân vật

- Xây dựng nhân vật rất chân thực, mộc mạc và chi tiết

c. Ngôn ngữ

- Ngôn ngữ gần gũi, giản dị nhưng được chọn lọc kĩ, tạo nên sức gợi; cách kể chuyện tự nhiên

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Trong mắt trẻ
  3. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 cánh diều bài 6 Đọc 2: Trong mắt trẻ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 8 mới cánh diều bài 6 Đọc 2: Trong mắt trẻ

Soạn mới giáo án ngữ văn 8 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay