Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 cánh diều bài 5 Thực hành đọc hiểu: Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

Soạn mới Giáo án ngữ văn 8 cánh diều bài 5 Thực hành đọc hiểu: Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT: THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU:

NƯỚC VIỆT NAM TA NHỎ HAY KHÔNG NHỎ?

(Dương Trung Quốc)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ yêu cầu cần đạt

- HS nhận biết và xác định được vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề của tác phẩm Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

- HS vận dụng những hiểu biết về văn bản nghị luận đã được học ở các tiết trước để có thể thực hành đọc hiểu văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất

- Đề cao lòng yêu nước, niềm tự hào về lịch sử dân tộc; nhận thức được trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng bước vào bài Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS trình bày những hiểu biết của em về văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

 Xem lại phần Kiến thức ngữ văn, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Dương Trung Quốc và diễn đàn “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?”

  1. Sản phẩm: Phần trình bày của HS về vị vua đầu tiên của triều Lý
  2. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: Xem lại phần Kiến thức ngữ văn, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Dương Trung Quốc và diễn đàn “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?”

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu của GV,

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ suy nghĩ về những điều em biết về diễn đàn Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

- Diễn đàn “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?” được báo Thanh niên mở ra từ ngày 27-3 đến 30-6-2006, bắt đầu từ bài báo của nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc. Diễn đàn đã thu hút hàng vạn lượt ý kiến của bạn đọc trong và ngoài nước, thể hiện tâm huyết của mọi tầng lớp người Việt Nam mong muốn đất nước thoát khỏi tình trạng tụt hậu, kém phát triển với tâm lí nước nhỏ để trở thành một quốc gai hùng mạnh

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét phần trình bày của HS

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

         

          DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà:

- Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả Dương Trung Quốc

- Trình bày hiểu biết của em về tác phẩm Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào SHS, tóm tắt về nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV bổ sung

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Dương Trung Quốc (sinh ngày 2 tháng 6 năm 1947) là nhà nghiên cứu lịch sử và chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV thuộc đoàn đại biểu tỉnh Đồng Nai (một trong 21 người ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam trúng cử). Năm 2016, ông là ứng cử viên đại biểu Quốc hội do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu ứng cử. Ông Dương Trung Quốc nổi tiếng vì những phát biểu thẳng thắn của mình trong các kỳ họp quốc hội. Ông có bằng cử nhân chuyên ngành lịch sử, là Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tổng Biên tập tạp chí Xưa & Nay và chủ tịch Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Hà Nội. Ông là đại biểu Quốc hội thâm niên của Việt Nam qua bốn khóa XI, XII, XIII, XIV thuộc đoàn đại biểu tỉnh Đồng Nai.

2. Tác phẩm

- Diễn đàn “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?” được báo Thanh niên mở ra từ ngày 27-3 đến 30-6-2006, bắt đầu từ bài báo của nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc. Diễn đàn đã thu hút hàng vạn lượt ý kiến của bạn đọc trong và ngoài nước, thể hiện tâm huyết của mọi tầng lớp người Việt Nam mong muốn đất nước thoát khỏi tình trạng tụt hậu, kém phát triển với tâm lí nước nhỏ để trở thành một quốc gai hùng mạnh

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 2: Phân tích tác phẩm Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

Câu 1:

- Em hiểu nhan đề văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? như thế nào

- Hãy xác định luận đề và luận điểm bài viết

Câu 2:

- Phần (1), (2) của bài viết nhắc lại lịch sử nhằm mục đích gì?

- Đâu là điều đã tạo nên sức mạnh dân tộc trong những giai đoạn lích sử quan trọng?

Câu 3:

- Theo tác giả bài nghị luận, những nguyên nhân nào dẫn tới sự tụt hậu của đất nước trong thời kì mới?

- Hãy dẫn ra ý kiến chủ quan của người viết và các lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) trong văn bản

Câu 4: Vấn đề mà tác giả đặt ra trong bài viết có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ hiện nay?

- Theo em, làm thế nào để có thể thoát khỏi tâm lí và cách hành xử tự ti của “một nước nhỏ”?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:

- Trình bày nhận xét của em về nội dung, nghệ thuật và đặc trưng thể loại của Chiếu dời đô

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS rút ra kết luận về nội dung, nghệ thuật và đặc trưng thể loại của văn bản

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS xác định nội dung, nghệ thuật và đặc trưng thể loại của văn bản Chiếu dời đô

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

Câu 1:

a. Về nhan đề văn bản: Đây không phải là việc tranh luận về diện tích nước ta nhỏ hay không nhỏ mà vấn đề đặt ra ở đây là vị thế của nước ta trong thời kì hội nhập với thế giới, là cách nghĩ để thoát ra khỏi sự tự ti dân tộc, cho nước ta là nước nhỏ, nước nghèo, luôn lép vế trước càng cường quốc trên thế giới

b. Xác định luận đề và các luận điểm của bài viết:

- Luận đề của bài viết chính là vấn đề được đặt ra ngay từ đầu và ở nhan đề của văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

- Các luận điểm:

+ Phần 1: Sự phấn đấu để tồn tại và phát triển dân tộc Việt Nam là cơ sở cho niềm tự hào dân tộc

+ Phần 2: Sức mạnh của nỗi nhục mất nước và công cuộc giải phóng dân tộc, chiến thắng giặc ngoại xâm

+ Phần 3: Lí do cùng nỗi nhục của sựu tụt hậu, nghèo hèn trước sự phát triển của nhân loại và ý chí vươn lên

+ Phần 4: Tâm thế tự hào dân tộc và ước vọng lớn sẽ quyết định tầm vóc của dân tộc

Câu 2:

- Ở cả phần (1) và (2) của bài viết, tác giả đều nhắc lại lịch sử nhằm khích lệ tinh thần tự hào dân tộc. Đây chính là cội nguồn của sức mạnh dân tộc, giúp cha ông ta vượt qua nỗi nhục mất nước để tập hợp nhau lại trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc

- Chính lòng yêu nước, tự hào về lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông và nỗi nhục mất nước đã tạo nên sức mạnh dân tộc

Câu 3:

Những nguyên nhân dẫn tới sự tụt hậu của đất nước trong thời kì mới theo tác giả bài nghị luận:

+ Do hậu quả của chiến tranh

+ Do nếp nghĩ và hành xử của chúng ta. Đó là tâm lí nước nhỏ dẫn đến tự ti, ỷ lại

-  Ý kiến chủ quan của người viết với các lí lẽ, bằng chứng khách quan: “Mục tiêu thoát khỏi nguy cơ tụt hậu ngày càng xa vời” dù chúng ta vẫn biểu dương những thành tưu to lớn đạt được, dù mức tăng trưởng GDP vẫn đứng nhất nhì khu vực. Có hai nguyên nhân cơ bản đã được nêu ở trên, bằng chứng là:

+ Chiến tranh kéo dài tàn phá của cả vật chất, để lại hậu quả nặng nề trên mọi phương diện: mất mát, hi sinh, di chứng tinh thần, …

+ Tâm lí nước nhỏ: “Không ít các phát biểu của các quan chức” khiến người ta nghĩ rằng nước ta nhỏ bé, thuộc diện nghèo, cần được hưởng trợ giúp của thế giới, mà “không thấy nỗi hèn nhục của một nước nghèo và tụt hậu”

    Đó là những lí lẽ, bằng chứng có thể kiểm nghiệm trong thực tế, chứng minh cho sự đúng đắn của các lí lẽ, quan điểm mà tác giả bài viết nêu ra

Câu 4:

- Các vấn đề được tác giả Dương Trung Quốc đặt ra trong bài Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? có ý nghĩa lớn lao với thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay bởi tính thời sự của vấn đề

+ Rất nhiều bạn trẻ do không nắm bắt được các vấn đề của xã hội, của thời đại, ít có sự hiểu biết sâu sắc về tình hình thế giới, có ý thức tự ti dân tộc haowjc thái độ bàng quan trước vận mệnh dân tộc, không hiểu gì về vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, hoặc lạc quan tếu cho rằng nước ta đã phát triển ngang bằng với các nước phát triển trên thế giới. Do vậy, việc xác định cho mình một cách hiểu đúng đắn về tình hình của đất nước và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế là một điều quan trọng

+ Nguy cơ tụt hậu sẽ kéo dài nếu chúng ta không thấy và khắc phục được những tồn tại, vướng mắc, nhất là trong nhận thức của giới trẻ

+ Chính niềm tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc, sức mạnh của lòng yêu nước sẽ giúp chúng ta vượt qua sư tự ti, nỗi nhục của một đất nước tụt hậu sống bằng việc chờ mong sự trợ giúp của nước ngoài, để vươn lên độc lập, tự chủ về mọi mặt, tiến tới xây dựng Việt Nam thành một quốc gia hùng cường

- Thế hệ trẻ phải chăm lo cho việc học hành để có thể làm chủ đất nước, đưa đất nước trở thành một quốc gia phát triển, giàu mạnh; có như vậy thì mới có thể thoát khỏi tâm lí và cách hành xử tự ti của “một nước nhỏ”

II. Tổng kết

1. Nội dung

- Văn bản đã cho ta thấy được dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, đất nước ta là một đất nước giàu truyền thống, văn hóa, người Việt Nam đi đâu cũng có quyền tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc. Điều đã tạo nên sức mạnh của một dân tộc trong những giai đoạn lịch sử quan trọng là niềm tự hào, tự tôn dân tộc.

2. Nghệ thuật

- Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo rõ ràng.

- Dẫn chứng tiêu biểu giàu sức thuyết phục.

- Có sự kết hợp hài hòa giữa tình và lí.

3. Đặc trưng thể loại

- Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của một văn bản nghị luận xã hội

- Các lí lẽ, bằng chứng trong bài chiếu được đưa ra đều mang tính thuyết phục và đã được kiểm chứng qua thực tế lịch sử, có tính dân chủ và được mọi người ủng hộ

- Tình cảm của tác giả thể hiện quan các lập luận đều thể hiện sự chân thành, bộc lộ lòng yêu nước, trách nhiệm đối với dân tộc

Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 cánh diều bài 5 Thực hành đọc hiểu: Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN WORD:

  • Phí giáo án: 350k/kì - 400k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 8 mới cánh diều bài 5 Thực hành đọc hiểu: Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

Soạn mới giáo án ngữ văn 8 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay