Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 cánh diều bài 8 Đọc 1: Quang Trung đại phá quân Thanh

Soạn mới Giáo án ngữ văn 8 cánh diều bài 8 Đọc 1: Quang Trung đại phá quân Thanh. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 8: TRUYỆN LỊCH SỬ VÀ TIỂU THUYẾT

..................................................

Môn: Ngữ văn 8 – Lớp:

Số tiết : tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 8

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôi kể, ngôn ngữ, …) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa của văn bản; tư tưởng, tình cảm, thái độ của người kể chuyện, …) của truyện lịch sử và tiểu thuyết

- Nhận biết và phân tích được cốt truyện đơn tuyến, cốt truyện đa tuyến

- Nhận biết và đặt được câu khẳng định, câu phủ định

- Viết được bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một vấn đề của đời sống

- Nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình giới thiệu về một nhân vật lịch sử hoặc một tiểu thuyết đã học (hoặc đã đọc, nghe) bằng hình thức nói hoặc viết

- Yêu quê hương, đất nước, tự hào về truyền thống dân tộc, cảm phục và noi theo tấm gương của các anh hùng dân tộc; nhận thức đúng năng lực và phẩm chất của bản thân

 

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT  :  VĂN BẢN 1: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ

(Hồi thứ mười bốn)

(Ngô Gia Văn Phái)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- HS nhận biết được một số yếu tố hình thức (cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôi kể, ngôn ngữ, …) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa của văn bản; tư tưởng, tình cảm, thái độ của người kể chuyện, …) của văn bản Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn

- HS nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …

  1. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề

  1. Phẩm chất

- Yêu quê hương, đất nước, tự hào về truyền thống dân tộc, cảm phục và noi theo tấm gương của các anh hùng dân tộc; nhận thức đúng năng lực và phẩm chất của bản thân

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn
  3. Nội dung: GV cho HS thảo luận câu hỏi ở phần Chuẩn bị (sgk, trang 56)
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những hiểu biết và ấn tượng của em về thời vua Lê – chúa Trịnh hoặc về những chiến công của Hoàng đế Quang Trung
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: Em biết gì về thời Vua Lê – Chúa Trịnh hay về những chiến công của Hoàng đế Quang Trung? Em hãy chia sẻ cùng các bạn trong lớp

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành chuẩn bị câu trả lời theo hình thức cá nhân

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS đứng dậy để trả lời câu hỏi

- Trịnh – Nguyễn phân tranh là thời kỳ phân chia lãnh thổ giữa chế độ “vua Lê chúa Trịnh” ở phía Bắc sông Gianh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong), mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào năm 1777 khi chúa Nguyễn sụp đổ.

- Ban đầu, cả thế lực họ Trịnh và họ Nguyễn đều mang khẩu hiệu "phù Lê diệt Mạc" để lấy lòng thiên hạ và thề trung thành với triều Hậu Lê. Sau khi nhà Mạc đã bị đánh đổ, trên danh nghĩa, cả Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn đều là 2 vị bề tôi của nhà Hậu Lê, cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài đều là lãnh thổ của nhà Lê. Nhưng trên thực tế thì cả hai tập đoàn phong kiến này đều tạo thế lực cát cứ cho riêng mình như 2 nước riêng biệt, vua nhà Hậu Lê đã không còn thực quyền nên không ngăn chặn được sự phân tranh giữa hai họ Trịnh–Nguyễn. Nước Đại Việt trong giai đoạn này bị chia cắt khoảng 150 năm

- Vua Quang Trung là vị vua anh dũng, Chỉ trong thời gian 6 ngày, sớm hơn 2 ngày so với dự kiến, vua Quang Trung đã đánh tan đội quân Thanh và giữ đúng lời hứa với quân lính sẽ ăn Tết tại Thăng Long. Vào trưa ngày của ngày mùng 5 tết, dưới sự chào đón của người dân, đoàn quân của vua Quang Trung tiến vào trong kinh thành Thăng Long, kết thúc cuộc chiến chống quân Thanh xâm lược bằng thắng lợi vẻ vang.

- …

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS

- GV dẫn dắt vào bài mới: Các em thân mến, cho đến nay, chưa có một tác phẩm nào tái hiện lại một cách chân thực và sinh động một giai đoạn lịch sử nước nhà như cuốn tiểu thuyết lịch sử “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái. Trong văn học trung đại, “Hoàng Lê nhất thống chí” là tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt thành công xuất sắc về nghệ thuật của tiểu thuyết. Hồi thứ 14 kể chuyện Quang Trung đại phá quân Thanh một cách chân thực và hào hùng. Nó không chỉ vẽ lên chân tranh lẫm liệt của người anh hùng vĩ đại mà còn nổi rõ sự thất bại của bọn xâm lược – nhà Thanh, sự đầu hàng phản bội nhục nhã của vua quan bè lũ Lê Chiêu Thống, …

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu kiến thức ngữ văn

  1. Mục tiêu: Nắm được một số vấn đề liên quan đến truyện lịch sử và tiểu thuyết, cốt truyện đơn tuyến và đa tuyến
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến truyện lịch sử và tiểu thuyết, cốt truyện đơn tuyến và đa tuyến
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến truyện lịch sử và tiểu thuyết, cốt truyện đơn tuyến và đa tuyến
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến phần kiến thức ngữ văn:

 + Trình bày khái niệm và những đặc điểm của truyện lịch sử (cốt truyện, nhân vật, bối cảnh, …)

+ Trình bày khái niệm và những đặc điểm của tiểu thuyết

+ Cốt truyện đơn tuyến là gì?

+ Thế nào là cốt truyện đa tuyến?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Truyện lịch sử và tiểu thuyết

a. Truyện lịch sử

- Truyện lịch sử là truyện có nội dung liên quan đến các nhân vật và sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, truyện lịch sử không chỉ đơn thuần liệt kê các sự kiện , kể về những con người có thật mà còn được nhà văn hư cấu, tưởng tượng, bổ sung, sáng tạo thành những hình tượng văn học sinh động

- Cốt truyện của truyện lịch sử là một hệ thống sự kiện liên quan đến lịch sử dân tộc được sắp xếp theo một ý đồ nhất định của tác giả nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa tác phẩm. Ví dụ, cốt truyện trong Hồi thứ mười bốn (trích Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái) gồm 3 sự kiện chính: a) Tướng giặc Tôn Sĩ Nghị chủ quan, hống hách, bắt nạt triều đình vua Lê; b) Quang Trung thần tốc ra Bắc đánh tan quân Thanh; c) Vua Lê cùng một số triều thần chạy trốn lên biên giới phía Bắc

- Bối cảnh của truyện lịch sử là hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung được thể hiện qua các sự kiện, nhân vật lịch sử, phong tục, tập quán. Ví dụ: Hồi thứ mười bốn (trích Hoàng Lê nhất thống chí) được lấy bối cảnh chung của thời vua Lê – chúa Trịnh, thời kì phong kiến suy tàn

- Nhân vật chính của truyện lịch sử thường là người thật, việc thật, những anh hùng dân tộc; ngoài ra, tác giả còn có thể hư cấu thêm nhiều nhân vật khác. Ví dụ: Hồi thứ mười bốn (trích Hoàng Lê nhất thống chí), nhân vật có thật trong lịch sử là Quang Trung – Nguyễn Huệ, vua Lê Chiêu Thống, chúa Trịnh, Ngô Thì Nhậm, …

- Ngôn ngữ của truyện lịch sử phải phù hợp với bối cảnh của gia đoạn lịch sử mà truyện tái hiện. Thông qua các yếu tố từ ngữ, cách nói, lời nhân vật, cách miêu tả, trần thuật, … tác giả tái hiện lại không khí, sự kiện và con người lịch sử một cách sinh động. Ví dụ, trong truyện Bên bờ Thiên Mạc có các từ ngữ chỉ tước hiệu hay danh xưng thời phong kiến như: Quốc công, Bảo Nghĩa Hầu, Thượng tướng công, …

b. Tiểu thuyết

- Tiểu thuyết là tác phẩm văn xuôi cỡ lớn, có nội dung phong phú, cố truyện phức tạp; phản ánh nhiều sự kiện, cảnh ngộ; thường miêu tả nhiều tuyến nhân vật, nhiều quan hệ chồng chéo với diễn biến tâm lí phức tạp, đa dạng

2. Cốt truyện đơn tuyến và đa tuyến

a. Cốt truyện đơn tuyến

- Cốt truyện đơn tuyến: Cốt truyện tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của nhân vật chính. Cốt truyện đơn tuyến thường có dung lượng nhỏ hoặc vừa; thường là cốt truyện của các truyện ngắn, truyện vừa hoặc phần lướn các kịch bản văn học, thậm chí là tiểu thuyết. Ví dụ: cốt truyện của các tác phẩm như Tôi đi học (Thanh Tịnh), Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam), Tắt đèn (Ngô Tất Tố), … đều thuộc loại cốt truyện đơn tuyến

b. Cốt truyện đa tuyến

- Cốt truyện đa tuyến: Cốt truyện trình bày một chuỗi sự kiện phức tạp, nhằm phản ánh nhiều bình diện của đời sống; tái hiện những diễn biến phức tạp của nhiều nhân vật, có dung lượng lớn. Chuỗi sự kiện của cố truyện đa tuyến được chia thành nhiều dòng, nhiều tuyến, gắn liền với số phận các nhân vật chính trong tác phẩm có nhiều chủ đề

- Cốt truyện đa tuyến thườg thấy ở các tiểu thuyết có dung lượng lớn như Chiến tranh và hoà bình (Lép Tôn-xtôi), Những người khốn khổ (Vích-to Huy-gô), … Ở Việt Nam, các tác phẩm như Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi), …

Hoạt động 2: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức và tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS

GV mời HS dựa vào nội dung chuẩn bị ở nhà:

+ Trình bày hiểu biết của em về tác giả Ngô Gia Văn Phái?

- Em hãy trình bày những hiểu biết của em về Hoàng Lê nhất thống chí và nêu xuất xứ của văn bản trong sách giáo khoa

- Văn bản Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn kể về những sự kiện gì? Các sự kiện ấy liên quan đến những tuyến nhân vật nào? (Chú ý kết hợp với nội dung tóm tắt truyện ở phần đầu).

- Đặt tên và nêu nội dung chính của mỗi phần (đã đánh số) trong đoạn trích. 

Bước 2: Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ

Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ tóm tắt những nội dung chính về tác giả và tác phẩm

Bước 3: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX có gia đình họ Ngô Thì ( Sở, Nhiệm, Chí, Du...) quê ở làng Tả Thanh Oai Hà Tây nổi tiếng đỗ cao, có tài văn học. Một số người trong gia đình họ đã viết tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí” trong đó có hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du.

- Ngô Thì Chí (1753 - 1788) là em ruột Ngô Thì Nhậm làm quan dưới triều Ngô Chiêu Thống, ông tuyệt đối trung thành với với triều Lê, ông đã từng chạy theo Lê Chiêu Thống khi Nguyễn Huệ sai Nguyễn Văn Nhậm ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh (1787), ông được cử đi chiêu tập những kẻ lưu vong lập binh nghĩa chống Tây Sơn nhưng trên đường đi ông bị bệnh và mất tại Gia Bình. Nhiều người nói ông viết 7 hồi đầu của " Hoàng Lê nhất thông chí".

- Ngô Thì Du (1772 - 1840) Anh em chú bác ruột với Ngô Thì Chí học giỏi nhưng không đỗ đạt gì, dưới triều Tây Sơn ông ẩn mình ở vùng Kim Bảng ( nay thuộc Hà Nam). Thời Nguyễn ông làm quan và bổ nhiệm làm đốc học Hải Dương 1827 về nghỉ và ông là tác giả của 7 hồi tiếp theo.

2. Tác phẩm

a. Hoàng Lê nhất thống chí (ghi chép về công cuộc thống nhất của vương triều nhà Lê) là tiểu thuyết viết bằng chữ Hán theo hình thức chương hồi. Tác phẩm có hệ thống sự kiện phức tạp, nhằm tái hiện nhiều bình diện của đời sống xã hội Việt Nam từ khoảng cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, kể từ khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1767), Nguyễn Huệ - Quang Trung ra Bắc đánh tan quân Thanh xâm lược cho đến lúc Nguyễn Ánh lên ngôi vua (1802). Bộ tiểu thuyết đã khắc hoạ sinh động nhiều hình tượng nhân vật lịch sử. Mỗi nhân vật, nhất là nhân vật chính, thường gắn với một tuyết truyện và sự kiện cụ thể

b. Văn bản trong sách trích từ Hồi thứ mười bốn, kể chuyện Hoàng đế Quang Trung ra Bắc đánh tan quân Thanh và chuyện Lê Chiêu Thống cùng Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy sang Trung Quốc

- Sự kiện

+ Văn bản Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn kể về 3 sự kiện chính: Tướng giặc Tôn Sĩ Nghị chủ quan, hống hách, bắt nạt triều đình vua Lê. Quang Trung thần tốc ra Bắc đánh tan quân Thanh. Vua Lê cùng một số triều thần chạy trốn lên biên giới phía bắc

+ Các sự kiện ấy liên quan đến những tuyến nhân vật: Quang Trung, vua Lê Chiêu Thống, Ngô Thì Nhậm, tướng nhà Thanh như Tôn Sĩ Nghị, Sầm Nghi Đống,..

- Bố cục

+ Phần 1 (Từ đầu đến ngày “25 tháng chạp năm Mậu Thân 1788”): Quân Thanh chiếm thành Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế.

+ Phần 2 (Từ đoạn "Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh" đến "vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành): Cuộc hành quân và chiến thắng vang dội của vua Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn.

+ Phần 3 (Còn lại): Sự thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.

Hoạt động 3: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn
  2. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn

d.Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Hình ảnh vua Quang Trung – Nguyễn Huệ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 3 nhóm (mỗi nhóm trả lời 2 câu hỏi) và sau đó mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến mục 1. Hình ảnh vua Quang Trung – Nguyễn Huệ

+ Khi nhận được tin cấp báo của Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết là giặc đã tràn sang thì vua Quang Trung có phản ứng gì? Sau đó ông đã làm gì?

+ Cuộc hành quân thần tốc diễn ra như thế nào?

+ Qua những lời phủ dụ của vua Quang Trung trong buổi duyệt binh lớn ở Nghệ An với bọn Sở, Lân, Ngô Thì Nhậm và cuộc trò chuyện với các cống sĩ La Sơn, ta thấy ông là người như thế nào?

+ Lời phủ dụ với các quan tướng cận thần chứng tỏ ông là người lãnh đạo ra sao?

+ Hình ảnh vua Quang Trung trong chiến trận được miêu tả như thế nào?

+ Thông qua các ý trên, hãy nêu nhận xét ngắn gọn về vua Quang Trung – Nguyễn Huệ (ông là người như thế nào, có những phẩm chất ra sao?, …)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Hình ảnh bọn cướp nước và bán nước

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào văn bản cùng với phần chuẩn bị ở nhà, yêu cầu HS làm việc theo cặp và trả lời các câu hỏi sau:

+ Hình ảnh Tôn Sĩ Nghị được miêu tả như thế nào?

+ Số phân triều đình bán nước (vua Lê) ra sao?

+ Em có nhận xét như thế nào về lời kể, tả của tác giả ở đoạn văn này?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

- GV cho HS đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 4: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm (4-6 HS), yêu cầu HS:

+ Trình bày nhận xét của em về nội dung, nghệ thuật và đặc sắc thể loại của văn bản Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn

- GV yêu cầu HS rút ra tổng kết

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS rút ra kết luận về nội dung, nghệ thuật, đặc trưng thể loại của văn bản

- GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm xác định nội dung, nghệ thuật, đặc trưng thể loại của văn bản

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của nhóm bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

1. Hình ảnh vua Quang Trung – Nguyễn Huệ

a. Khi nghe tin quân Thanh đến Thăng Long

- Bắc Bình Vương giận lắm, họp các tướng sĩ, định cầm quân đi ngay, mọi người khuyên

- Ngày 20, 22, 24/11, Nguyễn Huệ cho lập đàn tế cáo trời đất và lên ngôi Hoàng đế, xuất quân ra Bắc

-> Hành động nhanh nhẹn, mạnh mẽ, quả quyết

b. Cuộc hành quân thần tốc

- Tiến quân ra Bắc, gặp Nguyễn Thiếp

- Hành quân thần tốc với phương tiện thô sơ (hai người khiêng một người – vừa đi vừa chạy), tuyển mộ binh lính, duyệt binh, phủ dụ tướng sĩ

+ Lời dụ ở trấn Nghệ An: ngắn gọn, hào hùng, kích động tinh thần tướng sĩ quyết tâm đánh giặc

+ Lời phủ dụ với quan tướng thân cận cho thấy ông là người lãnh đạo độ lượng, thông minh

-> Ông là người có tính toán trước sau, có tham khảo ý kiến cộng sự, thông minh, biết thu phục lòng người
c. Diễn biến trận chiến năm Kỉ Dậu (1789) đại phá 20 vạn quân Thanh

- Cho quân ăn Tết trước, tiến đánh làm địch không kịp trở tay

- Dùng kế nghi binh (reo hò của tướng sĩ), sử dụng tấm ván chắn bằng tẩm nước, ... tiến thẳng vào chiếm Ngọc Hồi – Đống Đa

-> Hình ảnh thật oai phong, lẫm liệt. Ông là nhà chỉ huy quân sự cực kì sắc sảo – nhà chính trị có cách nhìn nhạy bén, tự tin

=> Nhận xét về vua Quang Trung – Nguyễn Huệ

- Mỗi hành động của Quang Trung- Nguyễn Huệ đều rất quả quyết, mạnh mẽ phi thường khiến cho tướng sĩ tin tưởng hết sức.

- Quang Trung có tầm nhìn vượt thời đại, thật hiếm có trên đời.

- Ông là người có trí tuệ của bậc quân vương biết lo xa, nhìn rõ toàn cục, định liệu như thần.

- Người có tài dụng binh như thần.

- Ông là nhà chỉ huy quân sự cực kì sắc sảo – nhà chính trị có cách nhìn nhạy bén, tự tin

2. Hình ảnh bọn cướp nước và bán nước

a. Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị

- Mưu cầu lợi riêng, bất tài, kiêu căng, chủ quan

- Bị đánh bất ngờ: hốt hoảng, sợ mất mật, không kịp mặc áo giáp, đóng yên ngựa, vội vã bỏ chạy

- Bọn giặc xâm lược kiêu căng, tự mãn, chủ quan khinh địch, hoảng loạn xéo lên nhau mà chết

-> Thảm hại nhục nhã, đớn hèn, xấu hổ

b. Vua quan Lê Chiêu Thống

- Vua Lê ở thành Thăng Long không nghe được tin cấp báo nên trong ngày Tết mọi người chỉ chăm chú vào tiệc yến mừng, không lo chi đến việc bất trắc.

+ Sau khi biết tin: Vua Lê ở trong điện, nghe tin có việc biến ấy, vội vã cùng bọn Lê Quỳnh, Trịnh hiến đưa thái hậu ra ngoài. Cả bọn chạy đến bến sông thì thấy cầu phao đã đứt, thuyền bè cũng không, bèn gấp rút chạy đến Nghi Tàm, gặp được chiếc thuyền đánh cá vội cướp lấy rồi chèo sang bờ Bắc.

+ Vua Lê Chiêu Thống là một ông vua bù nhìn, đặt lợi ích cá nhân lên trước lợi ích của đất nước, cấu kết với nhà Thanh để đất nước rơi vào tay của kẻ thù phương Bắc. Ông không xứng đáng làm vua nước Nam nên kết cục ông phải trả giá. Ông đã bán sống bán chết chạy trốn, thậm chí còn bị đói chạy đến cửa ải để tìm đường sống và "nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”.

-> Đoạn văn miêu tả chân thực. Giọng văn có phần ngậm ngùi, thương cảm của bề tôi cũ

III. Tổng kết

1. Nội dung

- Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống

2. Nghệ thuật

- Tác phẩm nổi bật là một tiểu thuyết chương hồi viết bằng chữ Hán với cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự kiện, khắc họa nhân vật chủ yếu qua hành động, lời nói, kể chuyện xen miêu tả sinh động và cụ thể, gây ấn tượng mạnh

3. Đặc trưng thể loại

- Kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động cụ thể, gây được ấn tượng.

- Khắc họa hình tượng Nguyễn Huệ một cách rõ nét, mang đậm màu sắc sử thi

- Kể lại các sự kiện một cách rành mạch, chân thực, khách quan, kết hợp yếu tố miêu tả với biện pháp nghệ thuật so sánh, đối lập

- Miêu tả hành động, lời nói của nhân vật, từng trận đánh và những mưu lược tính toán, thế đối lập giữa hai đội quân một cách cụ thể

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn
Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 cánh diều bài 8 Đọc 1: Quang Trung đại phá quân Thanh

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN WORD:

  • Phí giáo án: 350k/kì - 400k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 8 mới cánh diều bài 8 Đọc 1: Quang Trung đại phá quân Thanh

Soạn mới giáo án ngữ văn 8 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay