[toc:ul]
1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC
Hãy kể tên một số miền quê của Việt Nam mà em từng đến thăm hoặc biết tới qua tác phẩm nghệ thuật (tranh ảnh, phim, thơ văn,...). Nơi nào đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất?
2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN
Câu 1: Khung cảnh thiên nhiên qua cái nhìn của nhân vật An như thế nào?
Câu 2: Chú ý những chi tiết miêu tả ngoại hình và cử chỉ của nhân vật.
Câu 3: Chú ý những suy nghĩ của nhân vật An về tía nuôi, về Cò.
Câu 4: Cò giảng giải cho An những gì?
Câu 5: Em hãy cho biết vẻ đẹp phong phú, sống động của rừng?
Câu 6: Nội dung câu chuyện của má nuôi An là gì?
Câu 7: Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật như thế nào?
Câu 8: Em hãy cho biết sự khác biệt trong cách "thuần hóa" ong rừng của người dân vùng U Minh?
3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC
Câu 1: Đoạn trích có những nhân vật nào? Em hãy chỉ ra mối quan hệ của các nhân vật đó.
Câu 2: Nêu cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An. Cảm nhận của em dựa trên những chi tiết tiêu biểu nào?
Câu 3: Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của ai? Em hãy nhận xét khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên của nhân vật ấy.
Câu 4: Theo em, nhân vật Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở đâu? Điều gì khiến em khẳng định như vậy?
Câu 5: Nhân vật An đã được nhà văn miêu tả qua những chi tiết nào (ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ, cảm xúc, mối quan hệ với các nhân vật khác,...)? Em hãy dựa vào một số chi tiết tiêu biểu để khái quát đặc điểm tính cách của nhân vật An.
Câu 6: Đọc đoạn trích, em có ấn tượng như thế nào về con người và rừng phương Nam?
BÀI TẬP VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật.
1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC
Một số miền quê của Việt Nam mà em từng đến thăm hoặc biết tới qua tác phẩm nghệ thuật (tranh ảnh, phim, thơ văn,...): Ninh Bình, Lâm Đồng, Huế...
Ninh Bình đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất vì có phong cảnh đẹp hữu tình.
2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN
Câu 1: Khung cảnh thiên nhiên qua cái nhìn của nhân vật An là:
- Buổi sáng đất rừng thật là yên tĩnh.
- Trời không gió nhưng không khí vẫn mát lạnh.
- Ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thủy tinh.
Câu 2: Những chi tiết miêu tả ngoại hình và cử chỉ của nhân vật:
- Tía nuôi:
+ Bên hông lủng lẳng chiếc túi da beo.
+ Lưng mang cái gùi bằng tre đan đã trát chai.
+ Tay cầm chà gạc. Lâu lâu, ông vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhánh gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dại có đến sáu bảy tấc ấy lôi phăng nhánh gai chắn đường vứt ra một bên để lấy lối đi.
- Thằng Cò:
+ Đội cái thúng to tướng.
- Tôi:
+ Quẩy tòn ten một cái gùi bé.
- Con Luốc;
+ Chạy tung tăng sục sạo trong các bụi cây.
Câu 3: Những suy nghĩ của nhân vật An về:
- Tía nuôi: là người khỏe mạnh, tinh nhanh, lành nghề (Thôi dừng lại nghỉ một lát. Bao giờ thằng An đỡ mệt, ăn cơm xong hẵng đi. Tía tôi chỉ nghe tiếng tôi thở đằng sau lưng ông thôi mà biết chứ ông có quay lại nhìn tôi đâu.)
- Cò: là người khỏe mạnh. (Thằng Cò thì coi bộ chưa thấm tháp gì. Cặp chân của nó như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng còn chẳng mùi gì)
Câu 4: Cò giảng giải cho An rằng con ong mật ở đâu.
Câu 5: Vẻ đẹp phong phú, sống động của rừng: Ăn xong, bấy giờ....hóa tím xanh. -> Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi, mọi sinh vật như bừng tỉnh, bắt đầu những hoạt động của chúng.
Câu 6: Nội dung câu chuyện của má nuôi An là: kinh nghiệm về mật ong và vị trí ong làm tổ
Câu 7: Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật: có nhiều từ ngữ cảm thán, câu từ lời nói rõ ràng, có từ lóng ("dân ăn ong")
Câu 8: Sự khác biệt trong cách "thuần hóa" ong rừng của người dân vùng U Minh: Không có nơi nào, xứ nào có kiểu tổ ong hình nhánh kèo như vùng U Minh này cả.
3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC
Câu 1: Đoạn trích có 4 nhân vật và chỉ ra mối quan hệ của các nhân vật đó: tía nuôi, má nuôi của An và thằng Cò. Tía nuôi và má nuôi của An là tía, má của thằng Cò.
Câu 2: Nêu cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An: là người khỏe mạnh, tinh nhanh, lành nghề.
Cảm nhận của em dựa trên những chi tiết tiêu biểu:
- Lâu lâu, ông vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhành gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sáu bảy tấc ấy lôi phăng nhái gai chắn đường vứt ra một bên để lấy lối đi.
- Ông không cần nhìn, chỉ nghe tiếng thở dốc cũng biết là An mệt.
- Biết đoán hướng gió, nơi ong làm tổ.
Câu 3: Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của: nhân vật An.
Nhận xét khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên của nhân vật An: An có khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên sâu sắc, tinh tế.
Câu 4: Theo em, nhân vật Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở: ven rừng U Minh.
- Có thể khẳng định như vậy vì tía của Cò thường hay vào rừng "ăn ong", Cò thường đi theo và có am hiểu rừng và các loài trong rừng.
Câu 5: Nhân vật An đã được nhà văn miêu tả qua những chi tiết:
- Lời nói:
+ Cách nói xưng hô với tía, má: tía - con, má - con
+ Cách xưng hô với thằng Cò: mày - tao; không đôi co với Cò ("Chịu thua mày đó! Tao không thấy con ong mật đâu cả.").
- Suy nghĩ: suy nghĩ về cách nuôi ong trên khắp thế giới.
- Cảm xúc: cảm nhận về vẻ đẹp của khu rừng (ánh sáng, làn gió, loài vật,....)
- Mối quan hệ với các nhân vật khác
+ Đối với Cò: có lúc tự ái và sợ bị khinh, không dám hỏi nhiều.
+ Đối với tía, má: hỏi má nhiều, nói chuyện lễ phép với tía, má.
Đặc điểm tính cách của nhân vật An: An là một cậu bé tò mò, ham hiểu biết, có sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế, có những cảm nhận đẹp, lãng mạn và nhạy cảm.
Câu 6: Đọc đoạn trích, em có ấn tượng về con người và rừng phương Nam:
- Con người phương Nam: bộc trực, thẳng tính, không để bụng, tình cảm.
- Rừng phương Nam: đẹp và trù phú, sống động.
BÀI TẬP VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật.
Trong đoạn trích đi lấy mật, em ấn tượng nhất chi tiết miêu tả dáng vẻ bề ngoài của An: Tôi đã chen vào giữa, quẩy tòn ten một cái gùi bé mà má nuôi tôi đã bơi xuồng đi mượn của nhà ai ngoài xóm bìa rừng từ chiều hôm qua; trong khi Cò đội một cái thúng to tướng, trong thúng đựng một vò nước, mấy nắm cơm nắm.... Chi tiết này được diễn tả một cách đầy chân thực, từ ngữ gần gũi với đời sống. Dù vậy thì em vẫn cảm nhận được tình yêu thương của gia đình nhà Cò đối với An. An là con nuôi của gia đình nhà Cò nhưng lại được gia đình nhà Cò hết mực yêu thương và ưu ái. Má nuôi ra tận xóm ngoài bìa rừng để mượn gùi nhỏ để An có món đồ mang đi rừng vừa sức mình. Tất cả những hành động, cử chỉ của mọi người trong gia đình đều thể hiện sự ưu tiên dành cho An vì biết An chưa quen với việc lao động vất vả và việc đi rừng khó nhọc. Bên cạnh đó ta cũng thấy được cảm giác ấm áp và lòng biết ơn của An khi nghĩ về gia đình Cò.
1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC
Một số miền quê của Việt Nam mà em biết: Ninh Bình, Lâm Đồng, Huế...Ninh Bình đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất vì có phong cảnh đẹp hữu tình.
2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN
Câu 1:
- Buổi sáng đất rừng thật là yên tĩnh.
- Trời không gió nhưng không khí vẫn mát lạnh.
- Ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thủy tinh.
Câu 2:
- Tía nuôi:
+ Bên hông lủng lẳng chiếc túi da beo.
+ Lưng mang cái gùi bằng tre đan đã trát chai.
+ Tay cầm chà gạc. Lâu lâu, ông vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhánh gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dại có đến sáu bảy tấc ấy lôi phăng nhánh gai chắn đường vứt ra một bên để lấy lối đi.
- Thằng Cò:
+ Đội cái thúng to tướng.
- Tôi:
+ Quẩy tòn ten một cái gùi bé.
- Con Luốc;
+ Chạy tung tăng sục sạo trong các bụi cây.
Câu 3:
- Tía nuôi: là người khỏe mạnh, tinh nhanh, lành nghề (Thôi dừng lại nghỉ một lát. Bao giờ thằng An đỡ mệt, ăn cơm xong hẵng đi. Tía tôi chỉ nghe tiếng tôi thở đằng sau lưng ông thôi mà biết chứ ông có quay lại nhìn tôi đâu.)
- Cò: là người khỏe mạnh. (Thằng Cò thì coi bộ chưa thấm tháp gì. Cặp chân của nó như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng còn chẳng mùi gì)
Câu 4: Con ong mật ở đâu.
Câu 5: Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi, mọi sinh vật như bừng tỉnh, bắt đầu những hoạt động của chúng.
Câu 6: Kinh nghiệm về mật ong và vị trí ong làm tổ.
Câu 7: Có nhiều từ ngữ cảm thán, câu từ lời nói rõ ràng, có từ lóng.
Câu 8: Không có nơi nào, xứ nào có kiểu tổ ong hình nhánh kèo như vùng U Minh này cả.
3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC
Câu 1: Tía nuôi, má nuôi của An và thằng Cò. Tía nuôi và má nuôi của An là tía, má của thằng Cò.
Câu 2: Là người khỏe mạnh, tinh nhanh, lành nghề.
Chi tiết:
- Lâu lâu, ông vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhành gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sáu bảy tấc ấy lôi phăng nhái gai chắn đường vứt ra một bên để lấy lối đi.
- Ông không cần nhìn, chỉ nghe tiếng thở dốc cũng biết là An mệt.
- Biết đoán hướng gió, nơi ong làm tổ.
Câu 3: Nhân vật An. -> An có khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên sâu sắc, tinh tế.
Câu 4: Ven rừng U Minh. Có thể khẳng định như vậy vì tía của Cò thường hay vào rừng "ăn ong", Cò thường đi theo và có am hiểu rừng và các loài trong rừng.
Câu 5: Những chi tiết:
- Lời nói:
+ Cách nói xưng hô với tía, má: tía - con, má - con
+ Cách xưng hô với thằng Cò: mày - tao; không đôi co với Cò ("Chịu thua mày đó! Tao không thấy con ong mật đâu cả.").
- Suy nghĩ: suy nghĩ về cách nuôi ong trên khắp thế giới.
- Cảm xúc: cảm nhận về vẻ đẹp của khu rừng (ánh sáng, làn gió, loài vật,....)
- Mối quan hệ với các nhân vật khác
+ Đối với Cò: có lúc tự ái và sợ bị khinh, không dám hỏi nhiều.
+ Đối với tía, má: hỏi má nhiều, nói chuyện lễ phép với tía, má.
-> An là một cậu bé tò mò, ham hiểu biết, có sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế, có những cảm nhận đẹp, lãng mạn và nhạy cảm.
Câu 6:
- Con người phương Nam: bộc trực, thẳng tính, không để bụng, tình cảm.
- Rừng phương Nam: đẹp và trù phú, sống động.
BÀI TẬP VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Trong đoạn trích đi lấy mật, em ấn tượng nhất chi:Tôi đã chen vào giữa, quẩy tòn ten một cái gùi bé mà má nuôi tôi đã bơi xuồng đi mượn của nhà ai ngoài xóm bìa rừng từ chiều hôm qua; trong khi Cò đội một cái thúng to tướng, trong thúng đựng một vò nước, mấy nắm cơm nắm.... Chi tiết này được diễn tả một cách đầy chân thực, từ ngữ gần gũi với đời sống. Qua đó em thấy, dù An là con nuôi của gia đình nhà Cò nhưng lại được gia đình nhà Cò hết mực yêu thương và ưu ái. Má nuôi ra tận xóm ngoài bìa rừng để mượn gùi nhỏ để An có món đồ mang đi rừng vừa sức mình. Tất cả những hành động, cử chỉ của mọi người trong gia đình đều thể hiện sự ưu tiên dành cho An vì biết An chưa quen với việc lao động vất vả và việc đi rừng khó nhọc. Bên cạnh đó em cũng thấy được cảm giác ấm áp và lòng biết ơn của An khi nghĩ về gia đình Cò.
1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC
Ninh Bình, Lâm Đồng, Huế...Ninh Bình có phong cảnh đẹp hữu tình.
2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN
Câu 1:
- Khu rừng yên tĩnh, mát lạnh và đầy sức sống.
Câu 2:
- Tía nuôi: các vật dụng mang theo bên hông, sau lưng và cầm ở tay. Hành động chặt, lôi, vứt nhánh gai để lấy lối đi.
- Thằng Cò: Đội cái thúng to tướng.
- Tôi: Quẩy tòn ten một cái gùi bé.
- Con Luốc: Chạy tung tăng sục sạo trong các bụi cây.
Câu 3:
- Tía nuôi: là người khỏe mạnh, tinh nhanh, lành nghề.
- Cò: là người khỏe mạnh.
Câu 4: Con ong mật ở đâu.
Câu 5: Rừng không còn yên tĩnh nữa, mọi sinh vật bắt đầu những hoạt động của chúng.
Câu 6: Kinh nghiệm về mật ong và vị trí ong làm tổ.
Câu 7: Có nhiều từ ngữ cảm thán, câu từ lời nói rõ ràng, có từ lóng.
Câu 8: Không có nơi nào, xứ nào có kiểu tổ ong hình nhánh kèo như vùng U Minh này cả.
3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC
Câu 1: An là con nuôi của gia đình nhà Cò. Gia đình Cò có tía, má và Cò.
Câu 2: Là người khỏe mạnh, tinh nhanh, lành nghề.
Chi tiết: thông qua hành động chặt nhánh gai, đoán biết sức khỏe của An thông qua tiếng thở, cách đoán hướng gió, nơi ong làm tổ.
Câu 3: An. -> có khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên sâu sắc, tinh tế.
Câu 4: Ven rừng U Minh. Dựa vào chi tiết: Tía của Cò thường hay vào rừng "ăn ong", Cò thường đi theo và có am hiểu rừng và các loài trong rừng.
Câu 5: Những chi tiết:
- Lời nói: gần gũi thông qua cách xưng hô với tía, má nuôi và với thằng Cò.
- Suy nghĩ: suy nghĩ về cách nuôi ong trên khắp thế giới.
- Cảm xúc: cảm nhận về vẻ đẹp của khu rừng.
- Mối quan hệ với các nhân vật khác
+ Đối với Cò: có lúc tự ái và sợ bị khinh, không dám hỏi nhiều.
+ Đối với tía, má: hỏi má nhiều, nói chuyện lễ phép với tía, má.
-> An là một cậu bé tò mò, ham hiểu biết, có sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế, có những cảm nhận đẹp, lãng mạn và nhạy cảm.
Câu 6:
- Con người phương Nam: bộc trực, thẳng tính, không để bụng, tình cảm.
- Rừng phương Nam: đẹp và trù phú, sống động.
BÀI TẬP VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Trong đoạn trích đi lấy mật, em ấn tượng nhất chi tiết:Tôi đã chen vào giữa, quẩy tòn ten một cái gùi bé mà má nuôi tôi đã bơi xuồng đi mượn của nhà ai ngoài xóm bìa rừng từ chiều hôm qua; trong khi Cò đội một cái thúng to tướng, trong thúng đựng một vò nước, mấy nắm cơm nắm..... Qua chi tiết này em thấy, dù An là con nuôi của gia đình nhà Cò nhưng lại được gia đình nhà Cò hết mực yêu thương và ưu ái. Má nuôi ra tận xóm ngoài bìa rừng để mượn gùi nhỏ để An có món đồ mang đi rừng vừa sức mình. Tất cả những hành động, cử chỉ của mọi người trong gia đình đều thể hiện sự ưu tiên dành cho An vì biết An chưa quen với việc lao động vất vả và việc đi rừng khó nhọc. Bên cạnh đó em cũng thấy được cảm giác ấm áp và lòng biết ơn của An khi nghĩ về gia đình Cò.