Soạn văn 7 kết nối tri thức ngắn nhất bài : Đọc Mùa xuân nho nhỏ

Soạn bài: Đọc Mùa xuân nho nhỏ sách ngữ văn 7 tập 1 kết nối tri thưc ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Đọc Mùa xuân nho nhỏ” cực ngắn - baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Mùa xuân trong cảm nhận của em có gì đáng nhớ?

Câu 2: Hãy đọc một vài đoạn thơ mà em yêu thích viêt về mùa xuân.

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Em hãy cho biết những màu sắc, âm thanh được gợi lên trong khổ thơ?

Câu 2: Em hãy cho biết vẻ đẹp của mùa xuân qua hình ảnh "lộc"

Câu 3: Em có thể liên tưởng đến hình ảnh con chim, cành hoa, nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ như thế nào? 

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận gì về mùa xuân?

Câu 2: Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân được thể hiện như thế nào qua những dòng thơ: Ơi, con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời/ Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng?

Câu 3: Hình ảnh người cầm súng, người ra đồng gợi cho em nghĩ đến ai? Vì sao khi nói về mùa xuân của đất nước, nhà thơ lại nhắc đến hình ảnh người cầm súng và người ra đồng?

Câu 4: Hãy chỉ ra đặc điểm về cách gieo vần và ngắt nhịp trong khổ thơ sau:

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

Câu 5: Theo em vì sao tác giả muốn làm "con chim" , "một cành hoa", "một nốt trầm"? Liên hệ với hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, em có cảm nhận gì về ước nguyện mà nhà thơ muốn gửi gắm qua những hình ảnh này?

Câu 6: Trong phần đầu bài thơ, tác giả xưng "tôi" nhưng sang phần sau lại xưng "ta". Theo em, việc thay đổi cách xưng hô như thế có ý nghĩa gì?

Câu 7: Sau khi đọc và tìm hiểu bài thơ, em có nhận xét gì về cách dùng từ trong nhan đề Mùa xuân nho nhỏ? Nhan đề đó gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.

II. Soạn bài siêu ngắn: Đọc Mùa xuân nho nhỏ

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Mùa xuân trong cảm nhận của em có điều đáng nhớ là: Mùa xuân trong cảm nhận của em có hoa đào ngày Tết, có những hạt mưa phùn, thời tiết bắt đầu ấm lên,...

Câu 2: Một vài đoạn thơ mà em yêu thích viêt về mùa xuân:

1. Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

(Hồ Chí Minh)

2. Trong làn nắng ửng khói mơ tan

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng

Sột soạt gió trêu tà áo biếc,

Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.

(Hàn Mặc Tử)

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Những màu sắc, âm thanh được gợi lên trong khổ thơ: màu xanh của dòng sông, màu tím biếc của bông hoa, âm thanh của con chim chiền chiện.  

Câu 2: Vẻ đẹp của mùa xuân qua hình ảnh "lộc": Từ lộc ở đây nghĩa là lộc non mùa xuân Người cầm súng là để bảo vệ sự sống, người ra đồng là để gieo trồng mầm xanh của sự sống. Tất cả là vì vẻ đẹp của cuộc sống, vì màu xanh hoa bình, vì sự sống trong mùa xuân đất nước. 

Câu 3: Em có thể liên tưởng đến hình ảnh con chim, cành hoa, nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ:

- Thông qua hình ảnh con chim: Ơi con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời. Đây vừa là tiếng gọi, vừa là câu hỏi nhưng cũng là lời khẳng định bộc lộ niềm hân hoan của nhà thơ

- Bông hoa là đại diện cho sự tươi mới, đầy sức sống. 

- Nốt trầm là nhịp cảm xúc dâng trào vừa trong trẻo vừa tha thiết, sôi nổi trong tâm hồn nhà thơ. 

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: - Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh: 

+ Bông hoa tím mọc giữa dòng sông xanh

+ Con chim chiền chiện hót vang trời

+ "Lộc" trên vai người cầm súng và rơi ngoài đồng

+ Hình ảnh chủ thể trữ tình đưa tay hứng những hạt mưa xuân

- Những hình ảnh trên gợi lên một mùa xuân nhẹ nhàng, trong trẻo, đẹp đẽ đầy chất thơ.

Câu 2: Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân được thể hiện qua những dòng thơ: Ơi, con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời/ Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng: Qua đây có thể thấy được sự trân trọng, say mê, náo nức, ngất ngây của tác giả khi thấy đất trời vào xuân.

Câu 3: Hình ảnh người cầm súng, người ra đồng gợi cho em nghĩ đến: hình ảnh người chiến sĩ và người nông dân.

- Khi nói về mùa xuân của đất nước, nhà thơ lại nhắc đến hình ảnh người cầm súng và người ra đồng vì họ gắn với hai nhiệm vụ của đất nước tại thời điểm bài thơ ra đời: sản xuất và chiến đấu, xây dựng bảo vệ Tổ quốc.

Câu 4: Đặc điểm về cách gieo vần và ngắt nhịp trong khổ thơ:

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

- Vần chân: lao - sao.

- Ngắt nhịp: 2/3, 3/2

Đất nước/ bốn ngàn năm

Vất vả và/ gian lao

Đất nước/ như vì sao

Cứ đi lên/ phía trước

Câu 5: - Tác giả muốn làm "con chim", "một cành hoa", "một nốt trầm" vì đó là khát vọng hòa nhập vào thiên nhiên vô hạn của con người hữu hạn, khát vọng hòa nhập, cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.

- Tác giả sáng tác bài thơ này khi nằm trên giường bệnh, một tháng trước khi qua đời thể hiện ngay cả đến phút cuối đời, tác giả vẫn khát sống, khát khao cống hiến một cách lặng lẽ "Dù là tuổi hai mươi/ Dù là khi tóc bạc".

Câu 6: Trong phần đầu bài thơ, tác giả xưng "tôi" nhưng sang phần sau lại xưng "ta". "Tôi" là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, mang tính cá nhân. Trong khi đó, "ta" vừa là chỉ số ít mang sắc thái kiêu hãnh, nói lên niềm riêng. Nhưng "ta" cũng là số nhiều, nói lên được cái chung. Sử dụng từ "tôi" sang "ta" hoàn toàn phù hợp với mạch cảm xúc của bài thơ, đồng thời cho thấy niềm khao khát hòa mình vào cuộc sống của tác giả.

Câu 7: Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một nhan đề độc đáo. Bởi mùa xuân vốn là một danh từ chỉ một khoảng thời gian, nó không thể cầm nắm, cũng không thể định lượng lại được ghép cùng "nho nhỏ", trở nên hữu hình. Mùa xuân trong thơ Thanh Hải "nho nhỏ" mà không phải "to to" vì đó là khát vọng dâng hiến, hòa nhập vào cuộc sống của tác giả. Nó là một khát vọng chân thành, giản dị, lặng lẽ, không phải hô hào, là một nốt trầm xao xuyến.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, tôi ấn tượng nhất với những dòng thơ:

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

   Nếu ai biết được hoàn cảnh ra đời của bài thơ cũng sẽ có chung cảm xúc như tôi khi đọc những dòng thơ trên. Mùa xuân trong thơ Thanh Hải không hô hào, kêu gọi, không phải những điều gì lớn lao, to tác, mà chỉ là những điều giản dị, "nho nhỏ", lặng lẽ. Đến phút cuối đời, tác giả vẫn có khát khao cống hiến cho cuộc đời những âm sắc đẹp đẽ. Cả đời người, từ lúc xuân xanh - "tuổi hai mươi", đến khi "tóc bạc", cuối đời vẫn trước sau như môt, vẫn "lặng lẽ dâng cho đời", vẫn nhập vào bản hòa ca mà mình là một nốt trầm xao xuyến. Sẽ nhiều người cho rằng khát vọng cống hiến được thể hiện trong thơ có nhiều. Nhưng khát vọng trong thơ Thanh Hải lại rất bình dị, "lặng lẽ", êm xuôi, dễ đi vào lòng người bởi đó là khát vọng chân thành và trong trẻo.

III. Soạn bài ngắn nhất: Đọc Mùa xuân nho nhỏ

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Mùa xuân trong cảm nhận của em có điều đáng nhớ là: Mùa xuân trong cảm nhận của em có hoa đào ngày Tết, có những hạt mưa phùn, thời tiết bắt đầu ấm lên,...

Câu 2: Một vài đoạn thơ mà em yêu thích viêt về mùa xuân:

1. Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

(Hồ Chí Minh)

2. Trong làn nắng ửng khói mơ tan

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng

Sột soạt gió trêu tà áo biếc,

Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.

(Hàn Mặc Tử)

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Những màu sắc, âm thanh được gợi lên trong khổ thơ: màu xanh của dòng sông, màu tím biếc của bông hoa, âm thanh của con chim chiền chiện.  

Câu 2: Vẻ đẹp của mùa xuân qua hình ảnh "lộc": Từ lộc ở đây nghĩa là lộc non mùa xuân Người cầm súng là để bảo vệ sự sống, người ra đồng là để gieo trồng mầm xanh của sự sống. Tất cả là vì vẻ đẹp của cuộc sống, vì màu xanh hoa bình, vì sự sống trong mùa xuân đất nước. 

Câu 3: Em có thể liên tưởng đến hình ảnh con chim, cành hoa, nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ:

- Thông qua hình ảnh con chim: Ơi con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời. Đây vừa là tiếng gọi, vừa là câu hỏi nhưng cũng là lời khẳng định bộc lộ niềm hân hoan của nhà thơ

- Bông hoa là đại diện cho sự tươi mới, đầy sức sống. 

- Nốt trầm là nhịp cảm xúc dâng trào vừa trong trẻo vừa tha thiết, sôi nổi trong tâm hồn nhà thơ. 

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: 

+ Bông hoa tím mọc giữa dòng sông xanh

+ Con chim chiền chiện hót vang trời

+ "Lộc" trên vai người cầm súng và rơi ngoài đồng

+ Hình ảnh chủ thể trữ tình đưa tay hứng những hạt mưa xuân

-> Một mùa xuân nhẹ nhàng, trong trẻo, đẹp đẽ đầy chất thơ.

Câu 2: Qua đây có thể thấy được sự trân trọng, say mê, náo nức, ngất ngây của tác giả khi thấy đất trời vào xuân.

Câu 3: Hình ảnh người chiến sĩ và người nông dân.

- Vì họ gắn với hai nhiệm vụ của đất nước tại thời điểm bài thơ ra đời: sản xuất và chiến đấu, xây dựng bảo vệ Tổ quốc.

Câu 4: 

- Vần chân: lao - sao.

- Ngắt nhịp: 2/3, 3/2

Đất nước/ bốn ngàn năm

Vất vả và/ gian lao

Đất nước/ như vì sao

Cứ đi lên/ phía trước

Câu 5: - Vì đó là khát vọng hòa nhập vào thiên nhiên vô hạn của con người hữu hạn, khát vọng hòa nhập, cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.

- Tác giả sáng tác bài thơ này khi nằm trên giường bệnh, một tháng trước khi qua đời thể hiện ngay cả đến phút cuối đời, tác giả vẫn khát sống, khát khao cống hiến một cách lặng lẽ "Dù là tuổi hai mươi/ Dù là khi tóc bạc".

Câu 6: "Tôi" là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, mang tính cá nhân. Trong khi đó, "ta" vừa là chỉ số ít mang sắc thái kiêu hãnh, nói lên niềm riêng. Nhưng "ta" cũng là số nhiều, nói lên được cái chung. Sử dụng từ "tôi" sang "ta" hoàn toàn phù hợp với mạch cảm xúc của bài thơ, đồng thời cho thấy niềm khao khát hòa mình vào cuộc sống của tác giả.

Câu 7: Bởi mùa xuân vốn là một danh từ chỉ một khoảng thời gian, nó không thể cầm nắm, cũng không thể định lượng lại được ghép cùng "nho nhỏ", trở nên hữu hình. Mùa xuân trong thơ Thanh Hải "nho nhỏ" mà không phải "to to" vì đó là khát vọng dâng hiến, hòa nhập vào cuộc sống của tác giả. Nó là một khát vọng chân thành, giản dị, lặng lẽ, không phải hô hào, là một nốt trầm xao xuyến.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, tôi ấn tượng nhất với những dòng thơ:

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

   Mùa xuân trong thơ Thanh Hải không hô hào, kêu gọi, không phải những điều gì lớn lao, to tác, mà chỉ là những điều giản dị, "nho nhỏ", lặng lẽ. Đến phút cuối đời, tác giả vẫn có khát khao cống hiến cho cuộc đời những âm sắc đẹp đẽ. Cả đời người, từ lúc xuân xanh - "tuổi hai mươi", đến khi "tóc bạc", cuối đời vẫn trước sau như môt, vẫn "lặng lẽ dâng cho đời", vẫn nhập vào bản hòa ca mà mình là một nốt trầm xao xuyến. Sẽ nhiều người cho rằng khát vọng cống hiến được thể hiện trong thơ có nhiều. Nhưng khát vọng trong thơ Thanh Hải lại rất bình dị, "lặng lẽ", êm xuôi, dễ đi vào lòng người bởi đó là khát vọng chân thành và trong trẻo.

IV. Soạn bài cực ngắn: Đọc Mùa xuân nho nhỏ

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Mùa xuân trong cảm nhận của em có hoa đào ngày Tết, có những hạt mưa phùn, thời tiết bắt đầu ấm lên,...

Câu 2: 

1. Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

(Hồ Chí Minh)

2. Trong làn nắng ửng khói mơ tan

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng

Sột soạt gió trêu tà áo biếc,

Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.

(Hàn Mặc Tử)

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Màu xanh của dòng sông, màu tím biếc của bông hoa, âm thanh của con chim chiền chiện.  

Câu 2: Từ lộc ở đây nghĩa là lộc non mùa xuân Người cầm súng là để bảo vệ sự sống, người ra đồng là để gieo trồng mầm xanh của sự sống. Tất cả là vì vẻ đẹp của cuộc sống, vì màu xanh hoa bình, vì sự sống trong mùa xuân đất nước. 

Câu 3:- Thông qua hình ảnh con chim: Ơi con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời. Đây vừa là tiếng gọi, vừa là câu hỏi nhưng cũng là lời khẳng định bộc lộ niềm hân hoan của nhà thơ

- Bông hoa là đại diện cho sự tươi mới, đầy sức sống. 

- Nốt trầm là nhịp cảm xúc dâng trào vừa trong trẻo vừa tha thiết, sôi nổi trong tâm hồn nhà thơ. 

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: 

+ Bông hoa tím mọc giữa dòng sông xanh

+ Con chim chiền chiện hót vang trời

+ "Lộc" trên vai người cầm súng và rơi ngoài đồng

+ Hình ảnh chủ thể trữ tình đưa tay hứng những hạt mưa xuân

-> Một mùa xuân nhẹ nhàng, trong trẻo, đẹp đẽ đầy chất thơ.

Câu 2: Qua đây có thể thấy được sự trân trọng, say mê, náo nức, ngất ngây của tác giả khi thấy đất trời vào xuân.

Câu 3: Hình ảnh người chiến sĩ và người nông dân. Vì họ gắn với hai nhiệm vụ của đất nước là sản xuất và chiến đấu, xây dựng bảo vệ Tổ quốc.  

Câu 4: 

- Vần chân: lao - sao.

- Ngắt nhịp: 2/3, 3/2

Câu 5: - Vì đó là khát vọng hòa nhập vào thiên nhiên vô hạn của con người hữu hạn, khát vọng hòa nhập, cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.

- Tác giả sáng tác bài thơ này khi nằm trên giường bệnh, một tháng trước khi qua đời thể hiện ngay cả đến phút cuối đời, tác giả vẫn khát sống, khát khao cống hiến một cách lặng lẽ "Dù là tuổi hai mươi/ Dù là khi tóc bạc".

Câu 6: "Tôi" là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, mang tính cá nhân. Trong khi đó, "ta" vừa là chỉ số ít mang sắc thái kiêu hãnh, nói lên niềm riêng. Nhưng "ta" cũng là số nhiều, nói lên được cái chung. Sử dụng từ "tôi" sang "ta" hoàn toàn phù hợp với mạch cảm xúc của bài thơ, đồng thời cho thấy niềm khao khát hòa mình vào cuộc sống của tác giả.

Câu 7: Bởi mùa xuân vốn là một danh từ chỉ một khoảng thời gian, nó không thể cầm nắm, cũng không thể định lượng lại được ghép cùng "nho nhỏ", trở nên hữu hình. Nó là một khát vọng chân thành, giản dị, lặng lẽ, không phải hô hào, là một nốt trầm xao xuyến.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, tôi ấn tượng nhất với những dòng thơ:

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

   Mùa xuân trong thơ Thanh Hải không hô hào, kêu gọi, không phải những điều gì lớn lao, to tác, mà chỉ là những điều giản dị, "nho nhỏ", lặng lẽ. Đến phút cuối đời, tác giả vẫn có khát khao cống hiến cho cuộc đời những âm sắc đẹp đẽ. Cả đời người, từ lúc xuân xanh - "tuổi hai mươi", đến khi "tóc bạc", cuối đời vẫn trước sau như môt, vẫn "lặng lẽ dâng cho đời", vẫn nhập vào bản hòa ca mà mình là một nốt trầm xao xuyến. Khát vọng trong thơ Thanh Hải lại rất bình dị, "lặng lẽ", êm xuôi, dễ đi vào lòng người bởi đó là khát vọng chân thành và trong trẻo.

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài đọc mùa xuân nho nhỏ ngắn nhất, soạn bài đọc mùa xuân nho nhỏ ngữ văn 7 kết nối ngắn nhất, soạn văn 7 kết nối tri thức bài đọc mùa xuân nho nhỏ cực ngắn

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 kết nối tri thức ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com