Soạn văn 7 kết nối tri thức ngắn nhất bài 2: Đọc Gặp lá cơm nếp

Soạn bài: Đọc Gặp lá cơm nếp sách ngữ văn 7 tập 1 kết nối tri thưc ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Đọc Gặp lá cơm nếp” cực ngắn - baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Xác định bài thơ thuộc thể năm chữ trong số những bài thơ sau đây: Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ), Chuyện cố tích về loài người (Xuân Quỳnh), Mây và sóng (R. Ta-go), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh), Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông).

Câu 2: Xôi là một món ăn quen thuộc của người Việt. Chia sẻ cảm nhận của em về hương vị của món ăn đó.

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Em hãy cho biết số lượng tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ?

Câu 2: Em hãy cho biết hình ảnh của người mẹ trong kí ức của ngời con?

Câu 3: Em hãy cho biết tình cảm của người con dành cho mẹ, quê hương và đất nước?

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Số tiếng trong một dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và chia khổ của bài thơ Gặp lá cơm nếp có gì khác với bài thơ Đồng dao mùa xuân?

Câu 2: Hãy nêu nhận xét về hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình. Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên như thế nào?

Câu 3: Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi "gặp lá cơm nếp"?

Câu 4: Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ?

Câu 5: Theo em, thể thơ năm chữ có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ?

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nghĩ về tình yêu của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.

II. Soạn bài siêu ngắn: Đọc Gặp lá cơm nếp

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Trong số những bài thơ: Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ), Chuyện cố tích về loài người (Xuân Quỳnh), Mây và sóng (R. Ta-go), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh), Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông).

Bài thơ thuộc thể năm chữ: Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh); Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh)

Câu 2: Xôi là một món ăn quen thuộc của người Việt. Chia sẻ cảm nhận của em về hương vị của món ăn đó: Nguyên liệu để làm xôi là gạo nếp nên xôi thường rất dẻo, rất mềm và có mùi thơm. Bằng việc kết hợp thêm một số nguyên liệu khác như lạc, đậu xanh, gấc... mà người ta tạo nên những món xôi khácc nhau. Xôi có thêm nước cốt dừa sẽ rất thơm và béo. Xôi lạc thì bùi, xôi gấc thì có màu đỏ rất đẹp, ăn cũng rất ngon, v.v...

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Số lượng tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ: 5 tiếng/ dòng; gieo vần chân; ngắt nhịp thì biến tấu linh hoạt trên nền nhịp 2/3. 

Câu 2: Hình ảnh của người mẹ trong kí ức của ngời con: 

- Là một người mẹ tần tảo, chăm lo cho cuộc sống gia đình.

- Rất yêu thương các con

- Rất giản dị, mộc mạc, chất phác

Câu 3: Tình cảm của người con dành cho mẹ, quê hương và đất nước:

- Đối với mẹ: Người con rất thương mẹ của mình, thấu hiểu nỗi vất vả và tình cảm mà mẹ dành cho mình. Anh xót xa khi phải đi xa vì không thể đỡ đần, chia sẻ công việc với mẹ.

- Đối với quê hương, đất nước: Anh hiểu được sự nghèo khó của quê hương mình. Anh luôn nhớ đến hương vị quê nhà. Trong trái tim của người lính, hình ảnh quê hương đất nước hiện lên chân thật gần gũi gắn với hình bóng lam lũ tảo tần của người mẹ.

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Sự khác biệt về số tiếng trong một dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và chia khổ của bài thơ Gặp lá cơm nếp với bài thơ Đồng dao mùa xuân:

- Số tiếng trong một dòng: 5 (khác với Đồng dao mùa xuân: 4).

- Cách gieo vần: vần lưng.

- Ngắt nhịp: 2/3, 3/2 (khác với Đồng dao mùa xuân: 2/2).

- Cách chia khổ: dựa vào nội dung (so với bài thơ Đồng dao mùa xuân - khổ đầu có ít dòng thơ hơn các khổ sau thì bài thơ Gặp lá cơm nếp lại ngược lại).

Câu 2: Nhận xét về hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình: Trên đường hành quân ra mặt trận, người lính gặp lá cơm nếp. Chính hương vị của lá cơm nếp đã khiến cho anh nhớ làn khói xôi bay ngang tầm mắt, thèm bát xôi mùa gặt có hương thơm lạ lùng. Từ đó, nhớ đến hình ảnh của người mẹ bên bếp lửa đang nấu xôi. 

Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên với những sinh hoạt giản dị, đời thường: nhặt lá về đun bếp, thổi cơm nếp.

Câu 3: Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc: nhớ thương quê hương, mẹ già, đất nước. Nỗi nhớ ấy da diết, khắc khoải: "ôi", "làm sao quên được", "nỗi nhớ thương".

- Những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi "gặp lá cơm nếp" vì lá cơm nếp gợi nhắc đến bát xôi mùa gặt, gợi nhắc đến hình ảnh người mẹ nhặt lá đun bếp buổi chiều, gợi nhắc đến không gian làng quê Việt Nam bình dị, gần gũi, thân thương.

Câu 4: Hình ảnh người con trong bài thơ: Người con trong bài thơ là một người lính Trường Sơn, là người đang ngày ngày hành quân. Người con ấy có mẹ già, có quê hương, đất nước. Khi "xa nhà mấy năm", chắc chắn người con ấy sẽ phải nhớ đến những gì quen thuộc, gần gũi, những gì như điểm nhấn của kí ức. Đó là bát xôi mùa gặt, là hình ảnh mẹ nhặt lá về đun bếp chiều, là cả một không gian quê hương. Người con - chiến sĩ ấy cũng có những tâm tư, tình cảm, nỗi nhớ của một con người, một thi nhân.

Câu 5: Theo em, thể thơ năm chữ có tác dụng: đã góp phần thể hiện cảm xúc của nhà thơ trọn vẹn, thành công. Bởi thể thơ năm chữ ở đây có cách ngắt nhịp linh hoạt, phù hợp với tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong bài thơ.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nghĩ về tình yêu của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.

Sau khi đọc xong bài thơ Gặp lá cơm nếp của Thanh Thảo, người đọc có thể thấy được tình yêu của người con đối với người mẹ. Đó là "nỗi nhớ thương", "làm sao quên được", là tiếng thảng thốt để phải kêu lên: "ôi mùi vị quê hương", hay ngay cả việc "thèm bát xôi mùa gặt". Người mẹ hiện lên với những hình ảnh giản dị, tảo tần: "nhặt lá về đun bếp", "thổi cơm nếp". Chỉ là những hình ảnh giản dị vậy thôi nhưng nó là hình ảnh gắn bó, quen thuộc với người con suốt thuở chưa "xa nhà đã mấy năm". Vì vậy mà người con càng nhớ thương mẹ nhiều hơn."Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương" nhưng ta có thể thấy hình ảnh mẹ quen thuộc cũng như đất nước, mẹ già và đất nước ở đây như cũng đã hóa làm một, trở thành điều thiêng liêng nhất.

III. Soạn bài ngắn nhất: Đọc Gặp lá cơm nếp

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Bài thơ thuộc thể năm chữ: Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh); Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh)

Câu 2: Xôi là một món ăn quen thuộc của người Việt. Nguyên liệu để làm xôi là gạo nếp nên xôi thường rất dẻo, rất mềm và có mùi thơm. Bằng việc kết hợp thêm một số nguyên liệu khác như lạc, đậu xanh, gấc... mà người ta tạo nên những món xôi khácc nhau. Xôi có thêm nước cốt dừa sẽ rất thơm và béo. Xôi lạc thì bùi, xôi gấc thì có màu đỏ rất đẹp, ăn cũng rất ngon, v.v...

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: 5 tiếng/ dòng; gieo vần chân; ngắt nhịp thì biến tấu linh hoạt trên nền nhịp 2/3. 

Câu 2:

- Là một người mẹ tần tảo, chăm lo cho cuộc sống gia đình.

- Rất yêu thương các con

- Rất giản dị, mộc mạc, chất phác

Câu 3:- Đối với mẹ: Người con rất thương mẹ của mình, thấu hiểu nỗi vất vả và tình cảm mà mẹ dành cho mình. Anh xót xa khi phải đi xa vì không thể đỡ đần, chia sẻ công việc với mẹ.

- Đối với quê hương, đất nước: Anh hiểu được sự nghèo khó của quê hương mình. Anh luôn nhớ đến hương vị quê nhà. Trong trái tim của người lính, hình ảnh quê hương đất nước hiện lên chân thật gần gũi gắn với hình bóng lam lũ tảo tần của người mẹ.

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: 

- Số tiếng trong một dòng: 5 (khác với Đồng dao mùa xuân: 4).

- Cách gieo vần: vần lưng.

- Ngắt nhịp: 2/3, 3/2 (khác với Đồng dao mùa xuân: 2/2).

- Cách chia khổ: dựa vào nội dung (so với bài thơ Đồng dao mùa xuân - khổ đầu có ít dòng thơ hơn các khổ sau thì bài thơ Gặp lá cơm nếp lại ngược lại).

Câu 2: Trên đường hành quân ra mặt trận, người lính gặp lá cơm nếp. Chính hương vị của lá cơm nếp đã khiến cho anh nhớ làn khói xôi bay ngang tầm mắt, thèm bát xôi mùa gặt có hương thơm lạ lùng. Từ đó, nhớ đến hình ảnh của người mẹ bên bếp lửa đang nấu xôi. 

Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên với những sinh hoạt giản dị, đời thường: nhặt lá về đun bếp, thổi cơm nếp.

Câu 3: - Nỗi nhớ thương quê hương, mẹ già, đất nước. Nỗi nhớ ấy da diết, khắc khoải: "ôi", "làm sao quên được", "nỗi nhớ thương".

- Những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi "gặp lá cơm nếp" vì lá cơm nếp gợi nhắc đến bát xôi mùa gặt, gợi nhắc đến hình ảnh người mẹ nhặt lá đun bếp buổi chiều, gợi nhắc đến không gian làng quê Việt Nam bình dị, gần gũi, thân thương.

Câu 4: Người con trong bài thơ là một người lính Trường Sơn, là người đang ngày ngày hành quân. Người con ấy có mẹ già, có quê hương, đất nước. Khi "xa nhà mấy năm", chắc chắn người con ấy sẽ phải nhớ đến những gì quen thuộc, gần gũi, những gì như điểm nhấn của kí ức. Đó là bát xôi mùa gặt, là hình ảnh mẹ nhặt lá về đun bếp chiều, là cả một không gian quê hương. Người con - chiến sĩ ấy cũng có những tâm tư, tình cảm, nỗi nhớ của một con người, một thi nhân.

Câu 5: Thể thơ 5 chữ góp phần thể hiện cảm xúc của nhà thơ trọn vẹn, thành công. Bởi thể thơ năm chữ ở đây có cách ngắt nhịp linh hoạt, phù hợp với tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong bài thơ.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Qua bài thơ, người đọc có thể thấy được tình yêu của người con đối với người mẹ. Đó là "nỗi nhớ thương", "làm sao quên được", là tiếng thảng thốt để phải kêu lên: "ôi mùi vị quê hương", hay ngay cả việc "thèm bát xôi mùa gặt". Người mẹ hiện lên với những hình ảnh giản dị, tảo tần. Chỉ là những hình ảnh giản dị vậy thôi nhưng nó là hình ảnh gắn bó, quen thuộc với người con suốt thuở chưa "xa nhà đã mấy năm"."Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương" nhưng ta có thể thấy hình ảnh mẹ quen thuộc cũng như đất nước, mẹ già và đất nước ở đây như cũng đã hóa làm một, trở thành điều thiêng liêng nhất.

IV. Soạn bài cực ngắn: Đọc Gặp lá cơm nếp

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh); Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh)

Câu 2: Xôi là một món ăn quen thuộc của người Việt. Bằng việc kết hợp thêm một số nguyên liệu khác như lạc, đậu xanh, gấc... mà người ta tạo nên những món xôi khác nhau. Xôi có thêm nước cốt dừa sẽ rất thơm và béo. Xôi lạc thì bùi, xôi gấc thì có màu đỏ rất đẹp, ăn cũng rất ngon, v.v... Trong các dịp lễ lớn của các gia đình Việt Nam thường không thể thiếu món xôi.

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: 5 tiếng/ dòng; gieo vần chân; ngắt nhịp thì biến tấu linh hoạt trên nền nhịp 2/3. 

Câu 2:

- Là một người mẹ tần tảo, chăm lo cho cuộc sống gia đình.

- Rất yêu thương các con

- Rất giản dị, mộc mạc, chất phác

Câu 3:- Người con rất thương mẹ của mình, thấu hiểu nỗi vất vả và tình cảm mà mẹ dành cho mình. Anh xót xa khi phải đi xa vì không thể đỡ đần, chia sẻ công việc với mẹ.

- Anh hiểu được sự nghèo khó của quê hương mình. Anh luôn nhớ đến hương vị quê nhà. Trong trái tim của người lính, hình ảnh quê hương đất nước hiện lên chân thật gần gũi gắn với hình bóng lam lũ tảo tần của người mẹ.

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: 

- Số tiếng trong một dòng: 5

- Cách gieo vần: vần lưng.

- Ngắt nhịp: 2/3, 3/2

- Cách chia khổ: dựa vào nội dung.

Câu 2: Trên đường hành quân ra mặt trận, người lính gặp lá cơm nếp. Từ đó, nhớ đến hình ảnh của người mẹ bên bếp lửa đang nấu xôi. 

Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên với những sinh hoạt giản dị, đời thường: nhặt lá về đun bếp, thổi cơm nếp.

Câu 3: - Nỗi nhớ thương quê hương, mẹ già, đất nước. Nỗi nhớ ấy da diết, khắc khoải: "ôi", "làm sao quên được", "nỗi nhớ thương".

- Những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi "gặp lá cơm nếp" vì lá cơm nếp gợi nhắc đến bát xôi mùa gặt, gợi nhắc đến hình ảnh người mẹ nhặt lá đun bếp buổi chiều, gợi nhắc đến không gian làng quê Việt Nam bình dị, gần gũi, thân thương.

Câu 4: Người con trong bài thơ là một người lính đang tham gia chiến trận. Khi "xa nhà mấy năm", chắc chắn người con ấy sẽ phải nhớ đến những gì quen thuộc, gần gũi, những gì như điểm nhấn của kí ức. Đó là bát xôi mùa gặt, là hình ảnh mẹ nhặt lá về đun bếp chiều, là cả một không gian quê hương. Người con - chiến sĩ ấy cũng có những tâm tư, tình cảm, nỗi nhớ của một con người, một thi nhân.

Câu 5: Thể thơ 5 chữ góp phần thể hiện cảm xúc của nhà thơ trọn vẹn, thành công.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Qua bài thơ, người đọc có thể thấy được tình yêu của người con đối với người mẹ. Người mẹ hiện lên với những hình ảnh giản dị, tảo tần. Chỉ là những hình ảnh giản dị vậy thôi nhưng nó là hình ảnh gắn bó, quen thuộc với người con suốt thuở chưa "xa nhà đã mấy năm"."Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương" nhưng ta có thể thấy hình ảnh mẹ quen thuộc cũng như đất nước, mẹ già và đất nước ở đây như cũng đã hóa làm một, trở thành điều thiêng liêng nhất.

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài đọc gặp lá cơm nếp ngắn nhất, soạn bài đọc gặp lá cơm nếp ngữ văn 7 kết nối ngắn nhất, soạn văn 7 kết nối tri thức bài đọc gặp lá cơm nếp cực ngắn

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 kết nối tri thức ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net