Soạn văn 7 kết nối tri thức ngắn nhất bài 2: Thực hành tiếng Việt trang 42

Soạn bài: Thực hành tiếng Việt trang 42 sách ngữ văn 7 tập 1 kết nối tri thưc ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Thực hành tiếng Việt trang 42” cực ngắn - baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

1. BIỆN PHÁP TU TỪ

Câu 1: Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nào trong những dòng thơ sau đây? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Một ngày hòa bình

Anh không về nữa.

Câu 2: Hãy tìm thêm một số ví dụ ngoài bài thơ Đồng dao mùa xuân có sử dụng biện pháp tu từ được dùng trong hai dòng thơ Một ngày hòa bình/ Anh không về nữa.

Câu 3: Xác định biện pháp tu từ trong những câu văn sau và nêu tác dụng:

a. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

b. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Câu 4: Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong bài thơ Đồng dao mùa xuân và nêu tác dụng.

2. NGHĨA CỦA TỪ

Câu 5: Xác định nghĩa của các từ ngữ núi xanh và máu lửa trong khổ thơ:

Có một người lính

Đi vào núi xanh

Những năm máu lửa.

Em căn cứ vào đâu để xác định như vậy

Câu 6: Cho biết sự khác biệt về nghĩa của từ xuân trong các cụm từ ngày xuân, tuổi xuân, đồng dao mùa xuân.

II. Soạn bài siêu ngắn: Thực hành tiếng Việt trang 42

1. BIỆN PHÁP TU TỪ

Câu 1: Trong những dòng thơ: 

Một ngày hòa bình

Anh không về nữa.

- Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ: nói giảm nói tránh

- Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó: tránh cảm giác đau thương, mất mát, tạo cảm giác dễ tiếp nhận cho người đọc.

Câu 2: Một số ví dụ ngoài bài thơ Đồng dao mùa xuân có sử dụng biện pháp tu từ được dùng trong hai dòng thơ Một ngày hòa bình/ Anh không về nữa:

(1):

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)

(2):

Chuyện kể rằng trước lúc Người ra đi, Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế.

(Lời Bác dặn trước lúc đi xa)

Câu 3: Xác định biện pháp tu từ trong những câu văn sau và nêu tác dụng:

a. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

- Biện pháp tu từ: nói giảm nói tránh ở chi tiết dùng từ "nhắm mắt" thay cho từ "chết".

- Tác dụng: Khiến cho cái chết trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn, giống như một giấc ngủ.

b. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

- Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh ở chi tiết dùng  "nghèo sức" được dùng để thay thế cho "yếu", "sức khỏe kém",...

- Tác dụng: Tạo cảm giác khiêm nhường, lịch sự đối với người nghe.

Câu 4: Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong bài thơ Đồng dao mùa xuân và nêu tác dụng.

- Biện pháp tu từ điệp ngữ. 

+ Có một người lính

+ Một...

+ Anh ngồi...

- Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ:

+ Nhấn mạnh hình ảnh người lính, những sự kiện anh gặp phải và dáng vẻ của anh. 

+ Tạo nhịp điệu cho bài thơ.

2. NGHĨA CỦA TỪ

Câu 5: Xác định nghĩa của các từ ngữ núi xanh và máu lửa trong khổ thơ:

Có một người lính

Đi vào núi xanh

Những năm máu lửa.

- Nghĩa của từ:

+ Núi xanh: ngọn núi có nhiều cây cối màu xanh bao phủ.

+ Máu lửa: nói đến chiến tranh, bom đạn.

- Căn cứ vào nội dung của cả đoạn thơ để xác định như vậy.

Câu 6: Sự khác biệt về nghĩa của từ xuân trong các cụm từ ngày xuân, tuổi xuân, đồng dao mùa xuân.

- Ngày xuân: ngày mùa xuân.

- Tuổi xuân: tuổi trẻ, nhiều hy vọng phía trước.

- Đồng dao mùa xuân: đồng dao về mùa xuân.

III. Soạn bài ngắn nhất: Thực hành tiếng Việt trang 42

1. BIỆN PHÁP TU TỪ

Câu 1: 

Một ngày hòa bình

Anh không về nữa.

- Biện pháp tu từ: nói giảm nói tránh

- Tác dụng: tránh cảm giác đau thương, mất mát, tạo cảm giác dễ tiếp nhận cho người đọc.

Câu 2: Một số ví dụ: 

(1):

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)

(2):

Chuyện kể rằng trước lúc Người ra đi, Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế.

(Lời Bác dặn trước lúc đi xa)

Câu 3: 

a. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh ở chi tiết dùng từ "nhắm mắt" thay cho từ "chết" -> Khiến cho cái chết trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn, giống như một giấc ngủ.

b. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh ở chi tiết dùng  "nghèo sức" được dùng để thay thế cho "yếu", "sức khỏe kém",... -> Tạo cảm giác khiêm nhường, lịch sự đối với người nghe.

Câu 4: 

- Biện pháp tu từ điệp ngữ: Có một người lính...; Một...; Anh ngồi...

- Tác dụng: Nhấn mạnh hình ảnh người lính, những sự kiện anh gặp phải và dáng vẻ của anh; Tạo nhịp điệu cho bài thơ.

2. NGHĨA CỦA TỪ

Câu 5: 

Có một người lính

Đi vào núi xanh

Những năm máu lửa.

+ Núi xanh: ngọn núi có nhiều cây cối màu xanh bao phủ.

+ Máu lửa: nói đến chiến tranh, bom đạn.

-> Căn cứ vào nội dung của cả đoạn thơ để xác định như vậy.

Câu 6: 

- Ngày xuân: ngày mùa xuân.

- Tuổi xuân: tuổi trẻ, nhiều hy vọng phía trước.

- Đồng dao mùa xuân: đồng dao về mùa xuân.

IV. Soạn bài cực ngắn: Thực hành tiếng Việt trang 42

1. BIỆN PHÁP TU TỪ

Câu 1: 

- Biện pháp tu từ: nói giảm nói tránh -> Tránh cảm giác đau thương, mất mát, tạo cảm giác dễ tiếp nhận cho người đọc.

Câu 2: Một số ví dụ: 

(1):

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)

(2):

Chuyện kể rằng trước lúc Người ra đi, Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế.

(Lời Bác dặn trước lúc đi xa)

Câu 3: 

a. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh ở chi tiết dùng từ "nhắm mắt" để nói về cái chết -> Giảm bớt cảm giác đau thương. 

b. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh ở chi tiết dùng  "nghèo sức" để nói về sự yếu ớt về thể  -> Giảm sắc thái tiêu cực. 

Câu 4: Biện pháp tu từ điệp ngữ: Có một người lính...; Một...; Anh ngồi...-> Nhấn mạnh hình ảnh người lính, những sự kiện anh gặp phải và dáng vẻ của anh; Tạo nhịp điệu cho bài thơ.

2. NGHĨA CỦA TỪ

Câu 5: 

+ Núi xanh: là chiến trường, nơi diễn ra những trận chiến ác liệt.

+ Máu lửa: nói đến những năm tháng chiến tranh khốc liệt. 

-> Căn cứ vào các từ ngữ xung quanh các từ đó. 

Câu 6: 

- Ngày xuân: ngày mùa xuân.

- Tuổi xuân: tuổi trẻ, nhiều hy vọng phía trước.

- Đồng dao mùa xuân: đồng dao về mùa xuân.

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài thực hành tiếng Việt trang 42 ngắn nhất, soạn bài thực hành tiếng Việt trang 42 ngữ văn 7 kết nối ngắn nhất, soạn văn 7 kết nối tri thức bài thực hành tiếng Việt trang 42 cực ngắn

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 kết nối tri thức ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com