Soạn văn 7 kết nối tri thức ngắn nhất bài 3: Đọc Quê hương

Soạn bài: Đọc Quê hương sách ngữ văn 7 tập 1 kết nối tri thưc ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Đọc Quê hương” cực ngắn - baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

1. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC.

Câu 1: Tìm trong bài thơ những chi tiết có thể giúp em nhận biết quê hương của tác giả là một làng chài ven biển.

Câu 2: Chỉ ra hiệu quả của một số biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để miêu tả hình ảnh con thuyền lúc ra khơi.

Câu 3: Em hãy chọn phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong đoạn thơ sau:

        Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,

        Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

        Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

        Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Câu 4: Đọc bài thơ, em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của con người và cuộc sống nơi làng chài?

Câu 5: Tình cảm của tác giả với quê hương được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

II. Soạn bài siêu ngắn: Đọc Quê hương

1. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC.

Câu 1: Những chi tiết có thể giúp em nhận biết quê hương của tác giả là một làng chài ven biển:

- Chủ thể trữ tình tự giới thiệu về ngôi làng của mình: "Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:/ Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông."

- Nội dung của bài thơ nói về cuộc sống của người dân làng chài: đi đánh cá và quay trở về.

Câu 2: 

- Một số biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để miêu tả hình ảnh con thuyền lúc ra khơi:

+ So sánh:

  • "Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã". Tác dụng: giúp người đọc mở rộng liên tưởng, dễ dàng hình dung được tính chất của con thuyền trôi rất êm, rất nhanh và không gian sáng, rộng.
  • "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng". Tác dụng: mở rộng liên tưởng, giúp cảm nhận được tâm hồn của những người dân chài được gửi gắm vào mỗi lần đi biển, khát khao ra biển khơi, gặt hái được thành tựu.

+ Nhân hóa: Cánh buồm được gán thuộc tính của con người: biết "rướn thân". Tác dụng: tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, giúp người đọc cảm nhận được cánh buồm cũng có hồn, biết chủ động ra khơi.

Một số hình ảnh đặc sắc:

+ Thân hình dân chài lưới "nồng thở vị xa xăm". "Nồng thở" là một cụm từ chỉ mùi hương. Nó cho thấy đặc điểm của dân chài lưới: nồng mùi của cá, của biển, của những ngày đằng đẵng ra khơi. Mùi hương đó không chỉ đơn thuần là một mùi hương, nó còn là đặc điểm của dân chài, là kí ức, nỗi nhớ của những người làng chài ven biển. Nói "nồng thở" là một cụm từ mà không phải một từ vì "nồng" và "thở" vốn là hai từ riêng biệt, được đặt chung với nhau để tạo hiệu quả nghệ thuật trong thơ. "Thở" là một động từ, chỉ hoạt động hô hấp của con người. Nó gắn liền với sự sống. "Nồng thở" như vậy vừa chỉ mùi hương, vừa cho thấy mùi hương ấy chính là đặc trưng sống còn của những người dân chài ven biển.

+ "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm": Ở câu thơ và hình ảnh này, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, khiến cho chiếc thuyền cũng có tính chất như con người, biết "im", biết "trở về", biết nằm nghỉ. Chiếc thuyền sau những ngày ra khơi, hăng hái như con tuấn mã cũng cần có thời gian để nghỉ ngơi, như con người. Nó không còn đón gió, lướt sóng ồn ã mà đã trở về bến bãi. Hình ảnh gợi cho người đọc liên tưởng đến những ngày sau khi đánh cá, dân chài lưới về nghỉ ngơi, lặng lẽ. Đó là cái lặng lẽ cần thiết, cũng như hơi thở, như sự sống, là một nhịp nghỉ để chờ đón những lần ra khơi tiếp theo.

+ "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ": con thuyền ra khơi lâu ngày cũng có màu trầm do ngấm nước biển và cũng có mùi "nồng thở" như của những người dân chài.

Câu 4: Đọc bài thơ, ta thấy được vẻ đẹp thể chất: rắn rỏi, mạnh mẽ và tâm hồn phóng khoáng của con người làng chài, thấy được cuộc sống lao động vất vả nhưng bình yên nơi đây.

Câu 5: Tình cảm của tác giả với quê hương được thể hiện trong bài thơ: niềm yêu thương, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cuộc sống nơi làng chài. Nỗi nhớ nhung da diết khi phải xa quê hương. Luôn nâng niu, gìn giữ kí ức từng hình ảnh, màu sắc quê nhà. 

III. Soạn bài ngắn nhất: Đọc Quê hương

1. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC.

Câu 1

- Chủ thể trữ tình tự giới thiệu về ngôi làng của mình: "Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:/ Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông."

- Nội dung của bài thơ nói về cuộc sống của người dân làng chài: đi đánh cá và quay trở về.

Câu 2: 

- Một số biện pháp tu từ:

+ So sánh:

  • "Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã". Tác dụng: giúp người đọc mở rộng liên tưởng, dễ dàng hình dung được tính chất của con thuyền trôi rất êm, rất nhanh và không gian sáng, rộng.
  • "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng". Tác dụng: mở rộng liên tưởng, giúp cảm nhận được tâm hồn của những người dân chài được gửi gắm vào mỗi lần đi biển, khát khao ra biển khơi, gặt hái được thành tựu.

+ Nhân hóa: Cánh buồm được gán thuộc tính của con người: biết "rướn thân". Tác dụng: tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, giúp người đọc cảm nhận được cánh buồm cũng có hồn, biết chủ động ra khơi.

- Hình ảnh

+ Thân hình dân chài lưới "nồng thở vị xa xăm". "Nồng thở" là một cụm từ chỉ mùi hương. Nó cho thấy đặc điểm của dân chài lưới: nồng mùi của cá, của biển, của những ngày đằng đẵng ra khơi. Mùi hương đó không chỉ đơn thuần là một mùi hương, nó còn là đặc điểm của dân chài, là kí ức, nỗi nhớ của những người làng chài ven biển. Nói "nồng thở" là một cụm từ mà không phải một từ vì "nồng" và "thở" vốn là hai từ riêng biệt, được đặt chung với nhau để tạo hiệu quả nghệ thuật trong thơ. "Thở" là một động từ, chỉ hoạt động hô hấp của con người. Nó gắn liền với sự sống. "Nồng thở" như vậy vừa chỉ mùi hương, vừa cho thấy mùi hương ấy chính là đặc trưng sống còn của những người dân chài ven biển.

+ "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm": Ở câu thơ và hình ảnh này, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, khiến cho chiếc thuyền cũng có tính chất như con người, biết "im", biết "trở về", biết nằm nghỉ. Chiếc thuyền sau những ngày ra khơi, hăng hái như con tuấn mã cũng cần có thời gian để nghỉ ngơi, như con người. Nó không còn đón gió, lướt sóng ồn ã mà đã trở về bến bãi. Hình ảnh gợi cho người đọc liên tưởng đến những ngày sau khi đánh cá, dân chài lưới về nghỉ ngơi, lặng lẽ. Đó là cái lặng lẽ cần thiết, cũng như hơi thở, như sự sống, là một nhịp nghỉ để chờ đón những lần ra khơi tiếp theo.

+ "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ": con thuyền ra khơi lâu ngày cũng có màu trầm do ngấm nước biển và cũng có mùi "nồng thở" như của những người dân chài.

Câu 4: Đọc bài thơ, ta thấy được vẻ đẹp thể chất, thấy được cuộc sống lao động vất vả nhưng bình yên nơi đây.

Câu 5: Niềm yêu thương, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cuộc sống nơi làng chài. Nỗi nhớ nhung da diết khi phải xa quê hương. Luôn nâng niu, gìn giữ kí ức từng hình ảnh, màu sắc quê nhà. 

IV. Soạn bài cực ngắn: Đọc Quê hương

1. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC.

Câu 1

- "Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:/ Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông."

-> Nội dung của bài thơ nói về cuộc sống của người dân làng chài: đi đánh cá và quay trở về.

Câu 2: 

- Một số biện pháp tu từ:

+ So sánh.

+ Nhân hóa.

- Hình ảnh:

+ Thân hình dân chài lưới "nồng thở vị xa xăm". "Nồng thở" là một cụm từ chỉ mùi hương. Nói "nồng thở" là một cụm từ mà không phải một từ vì "nồng" và "thở" vốn là hai từ riêng biệt, được đặt chung với nhau để tạo hiệu quả nghệ thuật trong thơ. "Nồng thở" như vậy vừa chỉ mùi hương, vừa cho thấy mùi hương ấy chính là đặc trưng sống còn của những người dân chài ven biển.

+ "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm": Ở câu thơ và hình ảnh này, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, khiến cho chiếc thuyền cũng có tính chất như con người, biết "im", biết "trở về", biết nằm nghỉ. Chiếc thuyền sau những ngày ra khơi, hăng hái như con tuấn mã cũng cần có thời gian để nghỉ ngơi, như con người. Nó không còn đón gió, lướt sóng ồn ã mà đã trở về bến bãi. Hình ảnh gợi cho người đọc liên tưởng đến những ngày sau khi đánh cá, dân chài lưới về nghỉ ngơi, lặng lẽ. Đó là cái lặng lẽ cần thiết, cũng như hơi thở, như sự sống, là một nhịp nghỉ để chờ đón những lần ra khơi tiếp theo.

+ "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ": con thuyền ra khơi lâu ngày cũng có màu trầm do ngấm nước biển và cũng có mùi "nồng thở" như của những người dân chài.

Câu 4: Đọc bài thơ, ta thấy được vẻ đẹp thể chất, thấy được cuộc sống lao động vất vả nhưng bình yên nơi đây.

Câu 5: Niềm yêu thương, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cuộc sống nơi làng chài. 

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài đọc quê hương ngắn nhất, soạn bài đọc quê hương ngữ văn 7 kết nối ngắn nhất, soạn văn 7 kết nối tri thức bài đọc quê hương cực ngắn

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 kết nối tri thức ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net