Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức bản mới nhất Bài 13: bàn tay cô giáo. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ĐỌC – BÀN TAY CÔ GIÁO
TÌM CÂU NÊU ĐẶC ĐIỂM
Sau bài học này, HS sẽ:
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV chiếu cho HS quan sát một vài bức tranh mô tả hoạt động của thầy cô giáo: - GV nêu yêu cầu: Các em hãy cho biết các thầy cô giáo đang làm gì trong mỗi bức tranh? - GV mời đại diện một số HS chia sẻ câu trả lời; các HS khác lắng, nhận xét. - GV nhận xét và chốt đáp án: + Hình 1: Cô giáo đang giảng bài. + Hình 2: Thầy giáo đang nhận hoa của học trò + Hình 3: Cô giáo đang đón học sinh đi học + Hình 4: Cô giáo đang nắm tay và vui đùa cùng học sinh. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Ôn tập bài đọc Bàn tay cô giáo. B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc bài Bàn tay cô giáo a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Bàn tay cô giáo với giọng đọc thể hiện được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. b. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu 1 lần bài đọc Bàn tay cô giáo. + Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai (VD: nắng toả, sóng lượn, sóng vỗ,...). + Cách ngắt nhịp 2/2 (Mặt nước/ dập dềnh, Quanh thuyền/ sóng lượn,...) hoặc nhịp 1/3 (Một/ tờ giấy trắng, Một/ tờ giấy đỏ,...). + Đọc diễn cảm câu cảm “Chiếc thuyền xinh quá!”. Đọc cả bài với giọng ngạc nhiên, thích thú, khâm phục. - GV hướng dẫn HS: đọc các từ ngữ dễ phát âm sai, đọc diễn cảm lời thoại, cùng HS nhắc lại và giải nghĩa một số từ ngữ khó trong bài. - GV yêu cầu HS cả lớp đọc thầm 1 lượt. - GV mời 4 HS đọc nối tiếp 5 khổ trước lớp (hai khổ cuối đọc nối vào nhau). - GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có). Hoạt động 2: Luyện tập – đọc hiểu bài Bàn tay cô giáo a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài thơ Bàn tay cô giáo. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm - GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời: Câu 1: Trong bài thơ, cô giáo cắt dán với những tờ giấy màu gì? A. Màu xanh, đỏ và vàng B. Màu trắng, đỏ và xanh C. Màu trắng, đỏ và đen D. Màu trắng, đỏ và hồng Câu 2: Hiện lên trước mắt các bạn nhỏ là phong cảnh gì? A. Cảnh bình minh B. Cảnh trên sóng biển và nước C. Cảnh bính minh trên biển. D. Cảnh hoàng hôn. Câu 3: Câu thơ nào thể hiện tốc độ mà có gấp đố? A. Một tờ giấy trắng B. Cô gấp cong cong C. Chiếc thuyền xinh quá! D. Thoắt cái đã xong. Câu 4: Câu thơ nào đã được tác giả thay đổi đi đôi chút để tránh sự lặp lại trong bài thơ? A. Một tờ giấy đỏ B. Thêm tờ xanh nữa C. Quanh thuyền sóng lượn D. Từ bàn tay cô. Câu 5: Đâu là dòng giải thích đúng nhất nghĩa của từ “phô”? A. Tô, vẽ B. Bày ra C. Bày ra, để lộ ra D. Trò chuyện với người khác. - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và trả lời câu hỏi. Sau đó thảo luận theo cặp đôi để trao đổi đáp án. - GV mời đại diện một số HS đọc đáp án trước lớp; các HS khác lắng nghe, nhận xét, đọc đáp án khác (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Nhiệm vụ 2: Tìm những những đặc điểm của các sự vật - GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy tìm và viết lại những đặc điểm của các sự vật trong bài thơ. - GV chia lớp thành 3 nhóm, hướng dẫn cho mỗi nhóm thảo luận tìm ra những đặc điểm của một sự vật và viết lại vào bảng như sau:
- GV mời đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày bài làm của nhóm, các HS khác lắng nghe và bổ sung ý kiến. - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Nhiệm vụ 3: Tìm những từ ngữ chỉ màu sắc và âm thanh - GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy tìm trong bài đọc và viết lại những từ ngữ chỉ màu sắc và âm thanh. - GV hướng dẫn cho HS làm việc theo cặp đôi, thảo luận để tìm ra những từ ngữ chỉ màu sắc và âm thanh và viết lại vào bảng sau:
- GV mời đại diện một số cặp đôi HS trả lời, các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Nhiệm vụ 4: Trả lời câu hỏi - GV nêu yêu cầu bài tập: Cô giáo hướng dẫn các bạn làm bức tranh miêu tả địa điểm nào? Dựa vào những chi tiết nào trong bài thơ để biết cô miêu tả địa điểm đó? - GV hướng dẫn, trợ giúp cho HS trả lời câu hỏi, yêu cầu các em đọc kĩ lại những đoạn thơ có nhắc đến những địa điểm trong bài. - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi trước lớp; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). |
- HS ổn định chỗ ngồi. - HS quan sát các bức tranh vẽ.
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS xung phong, chia sẻ
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, vào bài học.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc thầm. - HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát và đọc câu hỏi.
- HS trả lời và trao đổi đáp án với bạn bên cạnh.
- HS đọc đáp án; các HS khác lắng nghe và so sánh với đáp án của mình. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận nhóm và hoàn thành bảng
- HS trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài theo cặp.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe yêu cầu bài tập.
- HS suy nghĩ trả lời
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
- HS trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe, ghi nhớ và viết bài.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng Việt 3 KNTT, giáo án buổi chiều Tiếng Việt 3 Kết nối Bài 13: bàn tay cô giáo, giáo án dạy thêm Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức Bài 13: bàn tay cô giáo