Tải giáo án buổi 2 cực hay Tiếng việt 3 KNTT Bài 14: cuộc họp của chữ viết

Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức bản mới nhất Bài 14: cuộc họp của chữ viết. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

TUẦN 7:

BÀI 14: CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT (TIẾT 1)

ĐỌC – CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT

ÔN VIẾT CHỮ HOA E, Ê

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc lại bài đọc Cuộc họp của chữ viết và hiểu được nội dung bài đọc: Khi viết, việc sử dụng đúng dấu câu nói riêng và đúng chính tả, từ ngữ, ngữ pháp nói chung là rất quan trọng, vì người viết đúng thì người đọc mới hiểu đúng.
  • Nhận biết được các dấu câu: dấu châm, dấu chấm hỏi và dấu chấm than.
  • Viết đúng chữ viết hoa E, Ê cỡ nhỏ, viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng có chữ viết hoa E, Ê
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe, tự giác học tập và hoàn thành nhiệm vụ. Tích cực tham gia các hoạt động học tập trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tiếng việt.
  • Năng lực văn học:
  • Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
  • Nhận diện được các dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm than.
  • Hiểu nội dung, ý nghĩa của thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức nâng cao tính cẩn thận; quý trọng kiến thức, nhưng lời khuyên để giúp bản thân tiến bộ hơn.
  • Rèn tính cẩn thận, kiên nhẫn, óc thẩm mĩ khi viết chữ.
  • Chăm chỉ, có trách nhiệm với việc làm bài tập trên lớp và ôn bài ở nhà.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1)
  • Tranh minh họa bài đọc Cuộc họp của chữ viết.
  • Phiếu bài tập số 27, 28.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Tiếng Việt 3 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1).

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

  • Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
  • Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS: Em biết những dấu câu nào?

- GV mời một vài HS trả lời; các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

- GV nhậ xét và chốt một vài đáp án: Dấu chấm, dấu phẩy, dấu hỏi,...

- GV dẫn dắt HS vào bài: Đọc – Cuộc họp của chữ viết

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc bài Cuộc họp của chữ viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Cuộc họp của chữ viết với giọng đọc thể hiện được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

b. Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu 1 lần bài đọc Con đường đến trường với giọng đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

+ Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai (VD; dõng dạc, mở đấu, mũ sắt, lấm tấm, lắc đầu,...).

+ Cách ngắt giọng ở câu dài, VD: Từ nay,/ mỗi khi em Hoàng định chấm câu,/ anh dấu chấm/ cần yêu cầu Hoàng/ đọc lại nội dung câu văn/ một lần nữa đã.

- GV hướng dẫn HS: đọc các từ ngữ dễ phát âm sai, đọc diễn cảm lời thoại, cùng HS nhắc lại và giải nghĩa một số từ ngữ khó trong bài.

- GV yêu cầu HS cả lớp đọc thầm 1 lượt.

- GV mời 4 HS đọc nối tiếp cả bài:

+ Đoạn 1: Từ đẩu đến Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi.

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến Trên trán lấm tấm mồ hôi.

+ Đoạn 3: Tiếp theo đến Ẩu thế nhỉ!

+ Đoạn 4: Tiếp theo đến hết.

- GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

Hoạt động 2: Luyện tập – đọc hiểu bài Cuộc họp của chữ viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài thơ Cuộc họp của chữ viết

b. Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

- GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời:

Câu 1: Bạn Hoàng không biết cách sử dụng dấu câu nào sau đây?

A. Dấu chấm hỏi

B. Dấu ngã

C. Dấu chấm

D. Dấu hỏi

Câu 2: Có sự kiện gì xảy ra khi vừa tan học?

A. Các chữ cái và dấu câu ngồi lại họp

B. Các chữ cái đánh nhau với các dấu câu

C. Bác chữ A triệu tập cuộc họp khẩn cấp để tìm ra biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

D. Tất cả các đáp án trên.  

Câu 3: Khi bác chữ A cho mọi người hiểu cái sai của Hoàng thì họ làm gì?

A. Ngơ ngác vì vẫn chưa hiểu

B. Nức nở và nghẹn ngào

C. Tuyệt vọng

D. Cười rộ lên

Câu 4: Khi nghe dấu chấm nói xong, các dấu câu khác đã làm gì?

A. Phản biện lại ý kiến của dấu chấm, cho rằng Hoàng chấm câu sai không phải vì lí do đó.  

B. Than trách số phận nghiệt ngã

C. Tất cả đều lắc đầu đồng tình rằng Hoàng rất ẩu

D. Vẫn ngơ ngác, chưa hiểu ra vấn đề và muốn nhờ bác chữ L nói thêm.   

Câu 5: Cuối cùng, bác chữ A đưa ra đề nghị là gì?

A. Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh dấu chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã.  

B. Từ nay, tất cả chúng ta cần phải giám sát từng nhất cử nhất động của Hoàng

C. Từ nay, chúng ta cần mở lớp dạy Hoàng cách dùng các dấu câu cho đúng.

D. Tất cả các đáp án trên.   

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và trả lời câu hỏi. Sau đó thảo luận theo cặp đôi để trao đổi đáp án.

- GV mời đại diện một số HS đọc đáp án trước lớp; các HS khác lắng nghe, nhận xét, đọc đáp án khác (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

C

A

D

C

A

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu điều đặc biệt ở cuộc họp

- GV nêu yêu cầu bài tập:

+ Theo em, cuộc họp này có điều gì đặc biệt?

+ Ai là người mở đầu cuộc họp?

- GV hướng dẫn cho HS trả lời câu hỏi, yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi.

- GV mời một số HS trả lời trước lớp; các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét và chốt đáp án:

+ Đây là cuộc họp của các chữ cái và dấu câu.

+ Người mở đầu cuộc họp là bác chữ A

Nhiệm vụ 3: Tìm li do bạn Hoàng thường viết sai dấu câu

- GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy tìm và viết lại lí do vì sao bạn Hoàng thường viết sai dấu câu.

- GV hướng dẫn cho HS đọc kĩ trong bài và hoàn thành bài tập.

- GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp, các HS khác lắng nghe và bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét và chốt đáp án: Bạn Hoàng thường viết sai dấu câu tất cả là do cậu ta chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào cậu ta chấm chỗ ấy.

Nhiệm vụ 4: Điền đúng hoặc sai cho thích hợp

- GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy điền “Đ” vào câu đúng, hoặc “S” vào câu sai dưới đây sao cho chính xác:

+ Vừa tan học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi họp.

+ Bắt đầu buổi học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi lại họp.

+ Bác chữ A đề nghụ anh dấu chấm giúp đỡ bạn Hoàng sửa lỗi sai về dấu câu.

+ Bác chữ A đề nghị anh dấu nặng giúp đỡ bạn Hoang sửa chữ lỗi sai dấu câu.   

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân. Sau đó, trao đổi trong nhóm và thống nhất đáp án.

- GV mời đại diện HS trả lời; các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Vừa tan học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi họp. Đ

+ Bắt đầu buổi học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi lại họp. S

+ Bác chữ A đề nghụ anh dấu chấm giúp đỡ bạn Hoàng sửa lỗi sai về dấu câu. Đ

+ Bác chữ A đề nghị anh dấu nặng giúp đỡ bạn Hoang sửa chữ lỗi sai dấu câu. S 

Hoạt động 3: Viết chữ E, Ê hoa, viết tên địa danh – Ea Súp, viết câu ứng dụng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhận xét được những điều cần lưu ý khi viết mẫu chữ hoa E, Ê

- Viết chữ hoa E, Ê vào vở luyện viết.

- Viết đúng chính tả tên địa danh – Ea Súp.

- Hiểu được ý nghĩa và viết đúng chính ta câu thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng.

b. Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Viết chữ hoa E, Ê

- GV trình chiếu các mẫu chữ viết hoa E, Ê trên bảng lớp cho HS quan sát.

 

- GV nhắc lại và viết mẫu trên bảng lớp cho HS quan sát:

+ Độ cao: 5 li; độ rộng: 4 li.

+ Chữ viết hoa D gồm 1 nét:

Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết tiếp 2 nét cong trái tạo vòng xoắn to ở đầu chữ và vòng xoắn nhỏ ở giữa thân chữ, phần cuối nét cong trái thứ hai lượn vòng lên đường kẻ 3 rồi lượn xuống. Dừng bút trên đường kẻ 2.

à Từ điểm dừng của nét trên, lia bút lên đầu chữ để viết dấu mũ thật cân đối (đầu mũ chạm đường kẻ 7) để thành chữ hoa Ê.

- GV yêu cầu HS viết từng chữ hoa E, Ê vào vở luyện viết.  

- GV sửa bài cho 1 số HS và lưu ý những lỗi sai khi HS viết bài.

Nhiệm vụ 2: Viết tên địa danh – Ea Súp

- GV viết mẫu tên địa danh lên bảng lớp: Ea Súp

- GV giải thích thêm cho HS: Đồng Tháp là một huyện nằm ở phía tây bắc tỉnh Đắk Lắk.

- GV yêu cầu HS viết bài vào vở luyện viết.

- GV nhận xét, sửa bài cho 1 HS và lưu ý những lỗi sai HS mắc phải.

Nhiệm vụ 3: Viết câu ứng dụng

- GV viết mẫu câu thành ngữ lên bảng lớp:

Ếch ngồi đáy giếng

- GV nêu câu hỏi cho HS: Em hiểu ý nghĩa câu thành ngữ này như thế nào?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời; HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và kết luận: Đây là một câu thành ngữ amng ý nghĩa chỉ những người không coi ai ra gì, tính tình tự cao tự đại, luôn cho rằng mình giỏi hơn tất cả và luôn khinh thường người khác tầm nhìn hạn hẹp, mà luôn tỏ ra mình thông thái biết hết mọi thứ. 

- GV yêu cầu HS viết 2 câu thơ vào vở luyện viết.

- GV nhận xét, sửa bài cho 1 HS và lưu ý những lỗi sai HS mắc phải.

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

 

 

 

 

- HS ổn định chỗ ngồi.

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.  

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe GV chốt đáp án.

 

- HS lắng nghe câu hỏi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài theo hướng dẫn của GV.

 

- HS đọc thầm bài thơ.

- 4 HS lần lượt đọc theo phân công; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và đọc câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời và trao đổi đáp án với bạn bên cạnh.

 

- HS đọc đáp án; các HS khác lắng nghe và so sánh với đáp án của mình.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập

 

- HS làm bài theo cặp.

 

- HS trình bày trước lớp.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.

 

- HS làm bài. 

 

- HS trình bày trước lớp.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm bài.

- HS trả lời; các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát mẫu chữ E, Ê trên bảng lớp.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, quan sát và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện viết.

 

- HS lắng nghe, quan sát.

 

 

- HS quan sát GV viết mẫu trên bảng lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS viết bài.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

- HS quan sát GV viết mẫu trên bảng lớp.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS viết bài.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

Tải giáo án buổi 2 cực hay Tiếng việt 3 KNTT Bài 14: cuộc họp của chữ viết

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên
  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, phân tích chi tiết

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Lúc đặt: nhận giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng Việt 3 KNTT, giáo án buổi chiều Tiếng Việt 3 Kết nối Bài 14: cuộc họp của chữ viết, giáo án dạy thêm Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức Bài 14: cuộc họp của chữ viết

Soạn giáo án buổi 2 Tiếng việt 3 KNTT (Bản word)


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay