Tải giáo án buổi 2 cực hay Tiếng việt 3 KNTT Bài 29: ngôi nhà trong cỏ

Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức bản mới nhất Bài 29: ngôi nhà trong cỏ. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

TUẦN 16:

BÀI 29: NGÔI NHÀ TRONG CỎ (TIẾT 1)

ĐỌC – NGÔI NHÀ TRONG CỎ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc lại bài đọc Ngôi nhà trong cỏ; Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian cụ thể. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm và lời nói của nhân vật. Hiểu điếu tác giả muốn nói qua câu chuyện: Những người hàng xóm là những người bạn tốt của chúng ta. Chúng ta có thể học hỏi nhiều điều từ họ, đồng thời cùng họ làm những công việc chung để cuộc sống tốt đẹp hơn
  • Tìm được các từ ngữ chỉ âm thanh, màu sắc và đặc điểm
  • Nhận diện được các kiểu câu đã được học
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe, tự giác học tập và hoàn thành nhiệm vụ. Tích cực tham gia các hoạt động học tập trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tiếng việt.
  • Năng lực văn học:
  • Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
  • Tìm được các từ ngữ chỉ âm thanh, màu sắc và đặc điểm.
  • Phân biệt và nêu được tên của các loại câu đã được học
  1. Phẩm chất
  • Hình thành và phát triển tình cảm đối với những người hàng xóm láng giềng nói riêng, bạn bè và những người sống xung quanh nói chung
  • Biết san sẻ công việc và có ý thức giúp đỡ người khác.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1)
  • Tranh minh họa bài đọc Ngôi nhà trong cỏ
  • Phiếu bài tập số 62
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Tiếng Việt 3 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1).

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

  • Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
  • Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV cho HS nhắm mắt lại và tưởng tượng hai trường hợp:

+ đang sống ở một nơi không có hàng xóm làng giếng xung quanh, chỉ có ngôi nhà của mình.

+ đang sống ở một nơi rất nhiều người hàng xóm xung quanh, ngôi nhà san sát nhau.

- GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về hai trường hợp ấy? Em thích sống ở trường hợp nào hơn?

- GV mời 1 – 2 HS chia sẽ tưởng tượng chân thực của mình, HS còn lại lắng nghe, nhận xét

- GV nhận xét và chốt đáp án:

+ Trường hợp 1 – không có nhà hàng xóm à cô đơn, trống vẳng và tẻ nhạt.

+ Trướng hợp 2 – có nhiều nhà hàng xóm à đông vui, nhộn nhịp và gần gũi.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ôn tập bài đọc Ngôi nhà trong cỏ

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc bài Ngôi nhà trong cỏ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Ngôi nhà trong cỏ với giọng đọc thể hiện được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

b. Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu 1 lần bài đọc Ngôi nhà trong cỏ

+ Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai, (VD: nhảy xa, vang lên, rủ nhau, chốc lát, vùng cỏ,...).

+ Cách ngắt giọng ở câu dài, VD: Chuồn chuồn vừa bay đến,/ đậu trên nhánh cỏ may,/ đôi cánh mỏng rung nhè nhẹ khi điệu nhạc vút cao.; Chỉ chốc lát,/ ngôi nhà xinh xắn bằng đất/ đã được xây xong/ dưới ô nấm/ giữa vùng cỏ xanh tươi.,...

+ Lặp đọc theo giọng của các con vật.

- GV hướng dẫn HS: đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm, cùng HS nhắc lại và giải nghĩa một số từ ngữ khó trong bài.

- GV yêu cầu HS cả lớp đọc thầm 1 lượt.

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến đi tìm tiếng hát.

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến một tài năng âm nhạc.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

Hoạt động 2: Luyện tập – đọc hiểu bài Ngôi nhà trong cỏ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài thơ Ngôi nhà trong cỏ

b. Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

- GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời:

Câu 1: Vào sáng sớm khi cào cào và nhái bén đang tập nhảy xa thì có điều gì xảy ra?

A. Nhái bén bất ngờ bị chuột rút

B. Một luồng gió lạ lùng không rõ từ đâu thổi lại

C. Chợt một tràng “re re re” vang lên

D. Những âm thanh vang vọng khắp núi rừng

Câu 2: Sau khi cả ba đều không biết ai là người hát thì họ đã làm gì?

A. Ai về nhà lấy

B. Phát thông báo trên loa

C. Lấy máy ghi âm để ghi lại tiếng hát

D. Rủ nhau đi tìm tiếng hát

Câu 3: Khi dứt bài hát, dế than đã nghe thấy điều gì?

A. Một tràng pháo tay lộp bộp

B. Một tràng những lời chửi rủa

C. Một giọng ca khác cất lên

D. Những lời chúc mừng

Câu 4: Các bạn đã giúp dế than việc gì?

A. Xây nhà

B. Ra biểu diễn ở sân chơi quốc tế

C. Đưa dế than đi chơi

D. Cho quần áo, gạo, thức ăn  

Câu 5: Tại sao chuồn chuồn lại bay đến chỗ của cào cào và nhái bén?

A. Chuồn chuồn muốn đến đánh cho cào cào và nhái bén một trận vì hát dở

B. Chuồn chuồn muốn biết ai là người hát

C. Chuồn chuồn muốn đến để cho cào cào và nhái bén biết mình là người hát

D. Tất cả các đáp án trên.

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và trả lời câu hỏi. Sau đó thảo luận theo cặp đôi để trao đổi đáp án.

- GV mời đại diện một số HS đọc đáp án trước lớp; các HS khác lắng nghe, nhận xét, đọc đáp án khác (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Â

D

A

A

B

Nhiệm vụ 2: Đánh dấu tích vào những loài động vật đã được nhắc đến

- GV chiếu cho HS xem hình ảnh của những loài động vật sau kèm theo tên của chúng sau:

 

          Cào cào                          Ve sầu

         Nhái bén                        Chuồn chuồn

          Bọ ngựa                          Dế than

        Chuột chũi                         Giun

- GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy đánh dấu tích vào những loài động vật được nhắc đến trong bài đọc.

- GV hướng dẫn HS đọc lại bài đọc và liệt kê những loài động vật được nhắc đến trong bài đọc, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh.

- GV mời một số HS đọc kết quả bài làm của mình, các HS khác lắng nghe và bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Những loài động vật được nhắc đến trong bài là: cào cào, nhái bén, chuồn chuồn, dễ than.

Nhiệm vụ 3: Gọi tên các kiểu câu đã học

- GV chiếu lên màn hình một số câu văn trong bài đọc và yêu cầu HS đọc thầm:

+ Hay quá, ai hát đó?

+ Có phải con cào cào không? Hay nhái bén?

+ Tớ á? Tớ hát thì ai nghe?

+ Tiếng hát của bạn hay quá!

+ Tớ là chuồn chuồn.

- GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy cho biết những câu văn trên thuộc loại câu gì em đã học?

- GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS làm bài tập: Có những loại câu nào mà các em đã được học?

- GV mời 1 – 2 HS trả lời nhanh câu hỏi, các HS khác nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, kết luận: Câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến.

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi để phân biệt các loại câu đã học vừa nhắc lại trên, khuyến khích HS kẻ bảng như sau để tiện đối chiếu:

Nội dung

Loại câu

1. Hay quá, ai hát đó?

 

2. Có phải cào cào không? Hay nhái bén?

 

3. Tớ á? Tớ hát thì ai nghe?

 

4. Tiếng hát của bạn hay quá!

 

5. Tớ là chuồn chuồn.

 

- GV mời một số cặp đôi HS trả lời trước lớp, HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án vào bảng:

Nội dung

Loại câu

1. Hay quá, ai hát đó?

Câu hỏi

2. Có phải cào cào không? Hay nhái bén?

Câu hỏi

3. Tớ á? Tớ hát thì ai nghe?

Câu kể

4. Tiếng hát của bạn hay quá!

Câu cảm

5. Tớ là chuồn chuồn.

Câu kể

Nhiệm vụ 4: Viết các từ ngữ chỉ âm thanh, màu sắc, đặc điểm

- GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy tìm trong bài đọc và viết lại những từ ngữ vào cột thích hợp dưới đây:

Từ chỉ âm thanh

Từ chỉ màu sắc

Từ chỉ đặc điểm

 

 

 

- GV hướng dẫn cho HS làm việc theo 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ thảo luận và điền từ ngữ vào 1 ô, sau đó trao đổi đáp án cho nhau

- GV mời đại diện một số HS đại diện các nhóm trả lời, các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. 

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Từ chỉ âm thanh

Từ chỉ màu sắc

Từ chỉ đặc điểm

Re re re, lộp bộp

Xanh rì, đen, xanh tươi

Mỏng, ẩm ướt, hay, giỏi, xinh xắn

Nhiệm vụ 5: Gạch chân dưới việc làm của các bạn nhỏ giúp đỡ dế than

- GV nêu câu hỏi gợi mở: Các bạn đã giúp dế than làm việc gì?

- GV mời HS giơ tay nhanh nhất trả lời, các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV chốt đáp án: Các bạn giúp dế than xây nhà.

- GV nêu tiếp yêu cầu bài tập: Em hãy gạch chân dưới việc làm của các bạn nhỏ giúp đỡ dế than trong đoạn văn sau:

Cào cào, nhái bén, chuồn chuồn cùng xúm vào giúp dế than. Chỉ chốc lát ngôi nhà xinh xắn bằng đất đã được xây dựng xong dưới ô nằm giữa vùng cỏ xanh tươi.

- GV hướng dẫn HS gạch chân vào những từ ngữ chỉ hành động chỉ việc làm của các bạn nhỏ giúp dế than xây nhà.  

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi trước lớp; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Cào cào, nhái bén, chuồn chuồn cùng xúm vào giúp dế than. Chỉ chốc lát ngôi nhà xinh xắn bằng đất đã được xây dựng xong dưới ô nằm giữa vùng cỏ xanh tươi.

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nâng cao, mở rộng một số kiến thức đã học và hoàn thành Phiếu bài tập số 62

b. Cách tiến hành:

- GV phát Phiếu bài tập số 62 cho HS, yêu cầu HS làm bài tập vào phiếu.

Đính kèm Phiếu bài tập số 62 cuối bài.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các bài tập trong Phiếu bài tập số 62; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Bài 1: HS đọc trước lớp bài đọc Khách thương hồ.

Bài 2:

a. Đ                     b. Đ                    c. S

d. Đ                     e. S                     g. Đ

Bài 3: Mùa gặt mướn của vùng Bạc Liêu, Cà Mau bắt đầu khi có gió chướng

Bài 4: Việc gặt hái ở đây khác các vùng khác ở chỗ gặt mướn bây giờ chỉ là cái cớ để thăm người cũm chốn cũ.

Bài 5: Sau gặt còn thời gian rảnh, khách thương hồ cùng nhà chủ đi bắt cá cạn hay xin ít cá lóc, cá rô loại nhỏ của láng giềng tát đìa để làm mắm mang về quê.   

- GV khen ngợi, động viên HS làm bài nhanh và đúng.

CỦNG CỐ, DẶN DÒ

GV hướng dẫn HS về:

- Đọc lại bài đọc Ngôi nhà trong cỏ Khách thương hồ. Nêu điểm chung về nội dung của hai bài đọc.

- Tìm những câu chỉ đặc điểm, màu sắc, âm thanh trong bài Ngôi nhà trong cỏ.

 

 

 

 

- HS ổn định chỗ ngồi.

- HS nhắm mắt lại tưởng tượng.   

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS chia sẻ trước lớp.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, vào bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

 

 

- HS đọc thầm.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và đọc câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời và trao đổi đáp án với bạn bên cạnh.

 

- HS đọc đáp án; các HS khác lắng nghe và so sánh với đáp án của mình.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS quan sát các hình ảnh. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.

 

- HS làm bài vào vở.

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.  

 

 

 

- HS quan sát và đọc các câu văn

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu bài tập.

 

 

- HS lắng nghe và nhớ kiến thức.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

- HS làm bài theo cặp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày trước lớp.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm hoàn thành bảng.

 

- HS trình bày.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ

 

- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

- HS làm bài.

 

 

- HS trình bày trước lớp.

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhận Phiếu bài tập số 62 và làm bài.

 

- HS đọc đáp án trước lớp; các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe, tiếp thu và chữa bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS thực hiện ở nhà.

Tải giáo án buổi 2 cực hay Tiếng việt 3 KNTT Bài 29: ngôi nhà trong cỏ

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên
  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, phân tích chi tiết

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Lúc đặt: nhận giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng Việt 3 KNTT, giáo án buổi chiều Tiếng Việt 3 Kết nối Bài 29: ngôi nhà trong cỏ, giáo án dạy thêm Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức Bài 29: ngôi nhà trong cỏ

Soạn giáo án buổi 2 Tiếng việt 3 KNTT (Bản word)


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay