Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức bản mới nhất Bài 28: con đường của bé. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN VIẾT ĐOẠN
Sau bài học này, HS sẽ:
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV tổ chức cho HS chơi thi nhau kể tên các nghề nghiệp trong cuộc sống và yêu cầu HS mô tả bằng hành động cho sinh động. - GV mời lần lượt một số HS trình bày câu trả lời trước lớp; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét đánh giá và kết luận. - GV dẫn dắt HS vào bài: Luyện từ và câu. Luyện viết đoạn. B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ nghề nghiệp a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Gọi tên được những nghề nghiệp xuất hiện trong bức tranh - Điền được những từ liên quan đến chủ đề nghề nghiệp b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Gọi tên những nghề nghiệp của những người trong bức tranh - GV chiếu cho HS quan sát bức tranh sau: - GV hỏi HS: Bức tranh vẽ gì? - GV mời 1 HS bất kỳ trả lời câu hỏi, HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét và kết luận: Bức tranh vẽ rất nhiều nghề nghiệp trong cuộc sống. - GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy gọi tên những nghề nghiệp của những người trong bức tranh trên. - GV hướng dẫn HS viết tên những nghề nghiệp xuất hiện trong bức tranh và viết vào vở - GV mời một số HS xung phong lần lượt gọi tên nghề nghiệp, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung đáp án. - GV nhận xét và chốt đáp án: Những nghề nghiệp xuất hiện trong bức tranh là: cảnh sát, kĩ sư, bác sĩ, tài xế, lao công, nhân viên giao hàng, cô giáo. Nhiệm vụ 2: Điền từ thích hợp chỉ nghề nghiệp vào bảng - GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy điền từ thích hợp vào bảng dưới đây:
- GV hướng dẫn cho HS làm việc theo cặp đôi, kẻ bảng vào vở và điền những từ chỉ về nghề nghiệp hoàn thành bảng - GV mời đại diện một vài cặp đôi đứng lên trình bày bài làm của nhóm, các HS còn lại lắng nghe, bổ sung ý kiến. - GV nhận xét, đánh giá và chốt vài đáp án:
Hoạt động 2: Luyện tập về câu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đặt được câu hỏi trong các tình huống bất kì - Chuyển được các câu kể thành câu hỏi và ngược lại b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành nhiều nhóm và yêu cầu hoạt động này sẽ làm việc theo nhóm. Nhiệm vụ 1: Đặt câu hỏi trong các tình huống - GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy đặt câu hỏi trong các tình huống sau: a) Hỏi cô giáo khi em chưa hiểu bài. b) Hỏi mượn bạn quyển truyện mà em yêu thích c) Hỏi bố mẹ về buổi cắm trại cuối tuần. - GV hướng dẫn cho HS các nhóm cùng nhau thảo luận để đặt câu hỏi cho các tình huống, phân công cho mỗi nhóm khi trình bày sẽ phân vai 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời. - GV mời HS các nhóm lên trình diễn phần chuẩn bị và thảo luận của nhóm, HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá và chốt vài đáp án: a) Hỏi cô giáo khi em chưa hiểu bài: Cô có thể hướng dẫn cho em lại bài tập này được không ạ? b) Hỏi mượn bạn quyển truyện mà em yêu thích: Bạn có thể cho mình mượn quyển truyện này được không? c) Hỏi bố mẹ về buổi cắm trại cuối tuần: Mẹ ơi, cuối tuần nhà mình đi cắm trại hả mẹ? Nhiệm vụ 2: Chuyển những câu hỏi không dùng dấu chấm hỏi nhưng vẫn giữ mục đích ban đầu - GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy chuyển những câu sau thành câu không dùng dấu chấm hỏi sao cho mục đích câu không thay đổi a) Sao bạn lại lại làm bẩn nhà như vậy? b) Em có thể ra chỗ khác chơi cho anh học bài không? c) Đọc truyện mà cậu bảo không thú vị à? - GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm, suy nghĩ để chuyện thật chính xác, lưu ý khi chuyển sang câu khác vẫn phải giữ nguyên mục đích của câu hỏi. - GV mời đại diện các nhóm lên trình bày bài làm, các HS khác lắng nghe và nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá và chốt vài đáp án: a) Sao bạn lại lại làm bẩn nhà như vậy? à Bạn làm bẩn nhà rồi b) Em có thể ra chỗ khác chơi cho anh học bài không? à Anh đang học bài, bé ra chỗ khác chơi nha! c) Đọc truyện mà cậu bảo không thú vị à? à Cậu đọc truyện đi, đọc hay lắm, thú vị lắm! Nhiệm vụ 3: Chuyển câu kể thành câu hỏi - GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy chuyển các câu kể dưới đây thành câu hỏi và gạch chân vào từ dùng để hỏi trong mỗi câu: a) Em ăn cơm. b) Bố trồng cây c) Đây là ông nội của em d) Hoa hồng - GV hướng dẫn cho HS quây vào nhóm để thảo luận, ghi vào vở các trường hợp và chuyển lần lượt các câu kể thành câu hỏi. - GV mời đại diện một vài HS các nhóm lên trình bày kết quả làm bài trước lớp, các HS khác lắng nghe và nhận xét. - GV nhận xét và chốt một vài đáp án: a) Em ăn cơm: Em đã ăn cơm chưa? b) Bố trồng cây: Bố đang làm gì thế? c) Đây là ông nội của em: Đây là ai vậy? d) Hoa hồng: Hoa này là hoa gì? Hoạt động 4: Viết đoạn văn kể về nhân vật em thich trong một câu chuyện đã học a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS rèn luyện được kĩ năng viết đoạn văn ngắn kể về nhân vật em thích trong một câu chuyện đã học b. Cách tiến hành - GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy viết đoạn văn kể về nhân vật em thích trong một câu chuyện đã học. - GV hướng dẫn HS viết đoạn văn theo một số gợi ý sau: + Nhân vật em thích là ai? Trong câu chuyện nào? + Em thích nhân vật đó ở điểm nào nhất? + Nhân vật đó mang lại cho em điều gì? - GV mời đại diện một số HS đọc đoạn văn của mình trước lớp; yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, sửa cho HS một số lỗi sai và khen thưởng những HS có bài viết tốt. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nâng cao, mở rộng một số kiến thức đã học và hoàn thành Phiếu bài tập số 61 b. Cách tiến hành: - GV phát Phiếu bài tập số 61 cho HS, yêu cầu HS làm bài tập vào phiếu (hoàn thành thêm tại nhà nếu không còn thời gian). Đính kèm Phiếu bài tập số 61 cuối bài. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các bài tập trong Phiếu bài tập số 61; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Bài 1: Từ để hỏi: + vì sao? + mấy? + nào? + không? Bài 2:
CỦNG CỐ, DẶN DÒ GV hướng dẫn HS về: - Tìm thêm từ ngữ liên quan đến nghề nghiệp - Đặt 2 câu hỏi. - Hoàn thành đoạn văn (nếu chưa xong) |
- HS ổn định chỗ ngồi. - HS hào hứng tham gia.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe và vào bài.
- HS quan sát bức tranh.
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi. - HS trả lời câu hỏi trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS quan sát và làm bài vào vở.
- HS trình bày đáp án.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận theo cặp đôi hoàn thành bài tập.
- HS trình bày bài làm theo cặp.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS di chuyện về vị trí nhóm được phân công thảo luận.
- GV lắng nghe GV nêu bài tập.
- HS làm bài theo nhóm.
- HS trình diễn trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu
- HS thảo luận làm bài.
- HS trình bày bài làm trước lớp.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận làm bài theo nhóm.
- HS trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn và viết.
- HS đọc to trước lớp.
- HS thực hiện.
- HS nhận Phiếu bài tập số 61 và làm bài.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thực hiện ở nhà. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng Việt 3 KNTT, giáo án buổi chiều Tiếng Việt 3 Kết nối Bài 28: con đường của bé, giáo án dạy thêm Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức Bài 28: con đường của bé