Tải giáo án buổi 2 cực hay Tiếng việt 3 KNTT Bài 22: để cháu nắm tay ông

Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức bản mới nhất Bài 22: để cháu nắm tay ông. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

TUẦN 12:

BÀI 22: ĐỂ CHÁU NẮM TAY ÔNG (TIẾT 1)

ĐỌC – ĐỂ CHÁU NẮM TAY ÔNG

ÔN TẬP CHỮ VIẾT HOA I. K

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc lại bài đọc Để cháu nắm tay ông và hiểu được nội dung và những chi tiết quan trọng trong câu chuyện: Trong một lần đi du lịch cùng ông ngoại, cô bé Dương bỗng nhận ra người ông thân yêu của mình đã già yếu, và trong lòng Dương, một tình cảm yêu thương vô bờ bến cũng trào dâng. Từ tình yêu ấy, Dương muốn mình sẽ là người chăm sóc và bảo vệ ông.
  • Viết đúng chữ viết hoa I, K cỡ nhỏ, viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng có chữ viết hoa I, K.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe, tự giác học tập và hoàn thành nhiệm vụ. Tích cực tham gia các hoạt động học tập trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tiếng việt.
  • Năng lực văn học:
  • Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
  • Hiểu nội dung, ý nghĩa của câu thành ngữ “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tình yêu và ý thức trách nhiệm, sự quan tâm đối với người thân trong gia đình.
  • Rèn tính cẩn thận, kiên nhẫn, óc thẩm mĩ khi viết chữ.
  • Chăm chỉ, có trách nhiệm với việc làm bài tập trên lớp và ôn bài ở nhà.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1)
  • Tranh minh họa bài đọc Để cháu nắm tay ông
  • Phiếu bài tập số 47, 48
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Tiếng Việt 3 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1).

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

  • Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
  • Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV chiếu cho HS quan sát một vài hình ảnh những hoạt động tử tế trong cuộc sống:

- GV đặt câu hỏi cho HS: Em đã làm những việc làm tử tế nào chưa? Hãy chia sẻ với bạn bên cạnh.

- GV gọi 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp, các HS khác lắng nghe và bổ sung.

- GV dẫn dắt HS vào bài: Đọc – Đế cháu nắm tay ông.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc bài Để cháu nắm tay ông

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Để cháu nắm tay ông với giọng đọc thể hiện được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

b. Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu 1 lần bài đọc Để cháu nắm tay ông với giọng đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

+ Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai (VD: Tháp Bà Pô-na-ga, chạm trổ, tinh xảo,...).

+ Đọc diễn cảm lời nhân vật. Lời bạn nhỏ: “Ông ngoại ơi, cháu yêu ông nhiều lắm!”: giọng thanh của một cô bé, âm điệu nhẹ nhàng, thiết tha.

- GV hướng dẫn HS: đọc cả bài với giọng đọc thể hiện rõ sự xúc động theo từng diễn biến của câu chuyện, phân biệt lời dẫn truyện và lời nhân vật.

- GV yêu cầu HS cả lớp đọc thầm 1 lượt.

- GV mời HS đọc nối tiếp cả bài: 4 đoạn.

+ Đoạn 1: từ đầu đến cùng bố mẹ và ông ngoại.

+ Đoạn 2: tiếp theo đến yêu thương khó tả.

+ Đoạn 3: tiếp theo đến yêu ỏng nhiều lắm.

+ Đoạn 4: phần còn lại.

- GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

Hoạt động 2: Luyện tập – đọc hiểu bài Để cháu nắm tay ông

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài thơ Lần đầu ra biển

b. Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

- GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời:

Câu 1: Hè năm nay, Dương được đi du lịch ở đâu và cùng với ai?

A. Ở Tiền Giang và cùng với cô, chú

B. Ở Hà Nội và cùng với anh chị em họ

C. Ở Nha Trang và cùng với bố, mẹ, ông ngoại

D. Đi du lịch một mình ở thành phố Hồ Chí Minh

Câu 2: Khi chạm vào các cột đá nhuốm màu thời gian, bàn tay ông thế nào?

A. Bám thật chặt

B. Run run

C. Không thể nắm vào được

D. Cảm giác được một luồng sinh kí chảy qua người.

Câu 3: Trước khi đi du lịch, Dương nghĩ về ông như thế nào?

A. Rất nhanh nhẹn

B. Rất chậm chạp

C. Ăn rất khỏe

D. Rất mạnh khỏe

Câu 4: Đâu là một điều mà ông đã làm ở nơi mà gia đình tham quan?

A. Đi chơi các trò chơi cảm giác mạnh

B. Đưa Dương đi ăn món đặc sản ở nơi đó

C. Kể cho Dương nghe về những câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc

D. Đứng trầm ngâm trước những bức vẽ chạm trổ tinh xảo.

Câu 5: Những điều mà ông đã làm cho Dương nói lên điều gì?

A. Ông luôn nghiêm khắc với Dương

B. Ông luôn chậm chạp, luôn là người mà Dương hay trêu đùa

C. Ông rất quý Dương, luôn quan tâm cho Dương

D. Tất cả các đáp án trên

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và trả lời câu hỏi. Sau đó thảo luận theo cặp đôi để trao đổi đáp án.

- GV mời đại diện một số HS đọc đáp án trước lớp; các HS khác lắng nghe, nhận xét, đọc đáp án khác (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

C

B

A

D

D

Nhiệm vụ 2: Tô màu vào địa điểm được nhắc đến trong bài đọc

- GV phát cho HS các nhóm các mẩu giấy ghi các địa điểm như sau:

 

       
   
     
 

 

 

- GV nêu yêu cầu cho mỗi nhóm thảo luận: Em hãy tô màu vào địa điểm được nhắc tới trong bài đọc.

- GV hướng dẫn cho HS các nhóm đọc lại bài đọc và tô màu vào đúng những địa điểm được nhắc tới.

- GV mời đại diện một số nhóm trả lời; các HS nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

               
     
     
 
 
   
     
 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tìm từ chỉ đặc điểm ông ngoại Dương và tìm từ trái nghĩa.

- GV chiếu cho HS đoạn văn sau hoặc yêu cầu HS đọc trong SGK tr.100:

Dương rời đoàn, chạy đến nắm tay ông dắt đi. Nó chợt thấy ông chậm chạp, ngơ ngác quá. Thường ngày, Dương luôn nghĩ ông rất nhanh nhẹn.

- GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy gạch chân vào những từ chỉ đặc điểm của ông ngoại Dương.

- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp đôi để hoàn thành bài tập.

- GV mời một số HS đọc to những từ chỉ đặc điểm của ông ngoại Dương, các HS còn lại lắng nghe và ghi nhớ.

- GV nhận xét và chốt đáp án:

Dương rời đoàn, chạy đến nắm tay ông dắt đi. Nó chợt thấy ông chậm chạp, ngơ ngác quá. Thường ngày, Dương luôn nghĩ ông rất nhanh nhẹn.

- GV đặt thêm câu hỏi cho HS thảo luận cặp đôi: Em hãy viết lại cặp từ trái nghĩa trong đoạn văn trên.

- GV mời một số cặp đôi trình bày, mỗi HS sẽ đọc 1 từ, HS còn lại lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét và chốt đáp án: Cặp từ trái nghĩa trong đoạn văn: Chậm chạp – Nhanh nhẹn.

Nhiệm vụ 4: Lựa chọn đúng nội dung bài học

- GV phát cho mỗi HS tờ phiếu và yêu cầu HS hoàn thành yêu cầu trong phiếu:

Em hãy tích ü vào đáp án đúng với nội dung bài đọc:

       Ông đưa đón Dương đi học khi bố mẹ bận rộn.

       Ông chơi cá ngựa cùng Dương

      Ông đưa Dương đi ăn kem

      Ngày ngày ông đưa Dương đi học.

 - GV hướng dẫn cho HS tích đúng nội dung bài đọc, sau đó trao đổi đáp án với bạn bên cạnh.

- GV mời đại diện HS trả lời; các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nội dung bài đọc:  

+ Ông đưa đón Dương đi học khi bố mẹ bận rộn.

+ Ông chơi cá ngựa cùng Dương

Nhiệm vụ 5: Viết lại câu thể hiện tình cảm, cảm xúc của Dương dành cho ông

- GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy viết lại câu thể hiện tình cảm, cảm xúc của Dương dành cho ông.

- GV hướng dẫn cho HS đọc lại bài đọc lần nưa, rồi viết lại câu văn thể hiện, tình cảm, cảm xúc của Dương dành cho ông.

- GV mời HS đọc to câu văn trước lớp, yêu cầu HS còn lại lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét và kết luận: Câu văn thể hiện tình cảm, tình cảm, cảm xúc của Dương dành cho ông: Ông ngoại ơi, cháu yêu ông nhiều lắm!

Hoạt động 3: Viết chữ I, K hoa, viết tên địa danh – Khánh Hòa và viết câu ứng dụng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhận xét được những điều cần lưu ý khi viết mẫu chữ hoa I, K

- Viết chữ hoa I, K vào vở luyện viết.

- Viết đúng chính tả tên địa danh – Khánh Hòa

- Hiểu được ý nghĩa và viết đúng chính tả câu thành ngữ Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.

b. Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Viết chữ I, K hoa

- GV trình chiếu các mẫu chữ viết hoa I trên bảng lớp cho HS quan sát.

- GV nhắc lại và viết mẫu trên bảng lớp cho HS quan sát:

+ Độ cao: 5 li; độ rộng: 2 li.

+ Chữ viết hoa B gồm 2 nét:

+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét con trái rồi lượn ngang.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, hơi lượn xuống để viết nét móc ngược trái. Khi chạm đường kẻ 1 thì lượn cong lên rồi uốn vào trong, dừng bút trên đường kẻ 2.

- GV yêu cầu HS viết từng chữ hoa I vào vở luyện viết.  

- GV sửa bài cho 1 số HS và lưu ý những lỗi sai khi HS viết bài.

- GV trình chiếu các mẫu chữ viết hoa K trên bảng lớp cho HS quan sát.

- GV nhắc lại và viết mẫu trên bảng lớp cho HS quan sát:

+ Độ cao: 5 li; độ rộng: 5 li.

+ Chữ viết hoa K gồm 3 nét:

+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 2, sau đó viết nét cong xuống dưới về phía trái có độ cao so với đường kẻ 2 là ½ ô li, sau đó vòng lên trên khi đạt chiều cao 2,5 ô li thì lượn nhẹ, độ rộn của nét là 1 ô li thì dừng bút

+ Nét 2: Tại điểm dừng của nét 1, xổ đậm lượn nhẹ xuống đến đường kẻ đậm viets nét cong hở phải độ rộng là 1 ô dùng bút giữa đường kẻ 1 và đường đậm.

+ Nét 3: Sau khi viết nét 2 thì nhấc bút ra và đặt lại trên đường kẻ 2, tiếp theo lia bút lên chiều cao 2,5 ô li rồi kéo xuống viết nét thật, độ rộng từ tâm nét thắt so với thân chữu là ½ ô li, tạo nét thắt ở giữa chữ và dừng bút ở giữa đường kẻ 1 và đường kẻ đậm, độ rộng chân chữ là ¾ ô li.

- GV yêu cầu HS viết từng chữ hoa K vào vở luyện viết.  

- GV sửa bài cho 1 số HS và lưu ý những lỗi sai khi HS viết bài.

Nhiệm vụ 2: Viết tên địa danh – Khánh Hòa

- GV viết mẫu tên địa danh lên bảng lớp: Khánh Hòa

- GV giải thích thêm cho HS: Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, thuộc miền Trung Việt Nam.

- GV yêu cầu HS viết bài vào vở luyện viết.

- GV nhận xét, sửa bài cho 1 HS và lưu ý những lỗi sai HS mắc phải.

Nhiệm vụ 3: Viết câu ứng dụng

- GV viết mẫu câu thành ngữ lên bảng lớp:

 

 

 

 

- HS ổn định chỗ ngồi.

 

- HS quan sát hình ảnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và suy nghĩ

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài theo hướng dẫn của GV.

 

 

- HS đọc thầm bài văn.

- Các HS lần lượt đọc theo phân công; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc cặp đôi.

 

 

- HS trả lời; các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS nhận giấy và đọc.

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.

 

- HS làm bài.

 

 

- HS trình bày bài làm.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và đọc.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.

 

- HS làm bài theo cặp.

 

- HS trình bày trước lớp.

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi và suy nghĩ trả lời.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS nhận tờ phiếu và đọc.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm bài.

 

 

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.

 

- HS lắng nghe GV hướng dẫn và làm bài.

- HS đọc to trước lớp.

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát mẫu chữ I trên bảng lớp.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, quan sát và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện viết.

 

- HS lắng nghe, quan sát.

 

- HS quan sát mẫu chữ K trên bảng lớp.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, quan sát và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện viết.

 

- HS lắng nghe, quan sát.

 

 

- HS quan sát GV viết mẫu trên bảng lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS viết bài.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

- HS quan sát GV viết mẫu trên bảng lớp.

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS viết bài.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS nhận Phiếu bài tập số 47 và làm bài.

 

- HS nộp bài.

- HS lắng nghe GV chữa bài và hoàn thành Phiếu tại nhà (nếu chưa xong).

 

 

 

Tải giáo án buổi 2 cực hay Tiếng việt 3 KNTT Bài 22: để cháu nắm tay ông

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên
  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, phân tích chi tiết

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Lúc đặt: nhận giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng Việt 3 KNTT, giáo án buổi chiều Tiếng Việt 3 Kết nối Bài 22: để cháu nắm tay ông, giáo án dạy thêm Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức Bài 22: để cháu nắm tay ông

Soạn giáo án buổi 2 Tiếng việt 3 KNTT (Bản word)


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay