Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức bản mới nhất Tuần 30 Bài 2 Tiết 2: Rèn luyện đọc và luyện từ và câu. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Luyện tập đọc hiểu văn bản
Luyện bài tập chính tả
Luyện viết đoạn văn
Sau bài học này, HS sẽ:
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - GV ổn định lớp học - GV cho cả lớp cùng hát một bài để tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học. - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập. B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Luyện tập đọc – hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1: trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc. b. Cách tiến hành: - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi. - GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời. Đính kèm trong Phiếu bài tập số 1 ở cuối bài. - GV yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi Phần I. - GV mời đại diện một số HS đọc đáp án trước lớp; các HS khác lắng nghe, nhận xét, đọc đáp án khác (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Câu 1. C. Câu 2. 1. Những vườn lê, táo,.. trĩu quả. 2. Những vườn su hào, xà lách, cải bắp mơn mởn. 3. Thảm cỏ xanh trải nghiêng dưới chân núi 4. Những rừng thông hoa lá màu xanh mượt mà bất tận. Câu 3. A. Câu 4. Mặt nước hồ Xuân Hương được tác giả so sánh với gương. Sự so sánh ấy cho em cảm nhận về vẻ đẹp của hồ Xuân Hương thật êm ả. Câu 5. Đà Lạt là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng vào bậc nhất ở nước ta vì nơi đây phảng phất tiết trời mùa thu mát mẻ cùng với sắc trời xanh biếc và không gian khoáng đãng, mênh mông. Hoạt động 2: Luyện từ và câu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện tập mở rộng vốn từ về các hiện tượng tự nhiên, ôn luyện dấu câu, câu cảm, câu khiến. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi phần II trong Phiếu học tập số 1. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Bài 1. 1 – b. 2 – a. Bài 2. a. Sáng hôm ấy, anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn. Một ông ké đã chờ sẵn ở đấy. Ông mỉm cười hiền hậu: - Nào, bác cháu ta lên đường! b. Có lần đi ăn tối ở Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đang loay hoay với bậc vỉa hè cao mà không lăn nổi xe thì bốn người ngồi uống cà phê ven đường ùa ra giúp. Sao mà thương và cảm động đến vậy! Tôi lại nghĩ tới câu nói của chú bán hủ tiếu: “Có gì đâu con. Người với người trông nhau mà sống.”. Bài 3. Các em nhỏ đứng thành vòng rộng. Bác cầm gói kẹo chia cho từng em. Đến lượt Tộ, em không nhận, chỉ khẽ thưa: “Thưa bác, hôm nay, cháu không vâng lời cô. Cháu chưa ngoan nên không được ăn kẹo của Bác.”. Bác cười trìu mến: “Cháu biết nhận lỗi thế là ngoan lắm! Cháu vẫn được phần kẹo như các bạn khác.”. Tộ mừng rõ nhận lấy kẹo của Bác cho. Bài 4. Tác dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn văn là đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp lời người khác. Bài 5. Công dụng giống nhau của dấu gạch ngang và dấu ngoặc kép đều là đánh dấu lời nói của nhân vật. Hoạt động 3: Luyện viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện viết chính tả và tập viết đoạn văn. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS luyện viết chính tả. - GV yêu cầu HS luyện viết đoạn văn miêu tả cảnh vật sau cơn mưa. - GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Bài 1. GV lưu ý HS một số vấn đề: - HS viết hoa chữ cái đầu câu. - HS viết chữ đúng mẫu, đúng chính tả, không mắc lỗi. - Vở viết sạch đẹp, không gạch xóa, bôi bẩn... Bài 2. HS tập viết sáng tạo theo gợi ý của GV: - Nội dung: + Nhân vật mà em yêu thích là nhân vật nào (trong truyện, phim...)? + Nhân vật đó có đặc điểm gì (hình dáng, tính nết, sở thích...)? + Vì sao em thích nhân vật đó? - Hình thức: + Viết được một đoạn văn khoảng 10 câu, câu văn viết đủ ý. + Trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng. Đoạn văn tham khảo Từ hồi còn nhỏ, câu chuyện cổ tích Tấm Cám đã luôn có sức hút đặc biệt đối với tôi. Tôi thương cô Tấm dịu hiền bao nhiêu thì căm ghét mẹ con Cám độc ác bấy nhiêu. Cô Tấm trong tâm trí tôi là một người con gái đoan trang, hiền lành, nết na. Cô có dáng người mảnh khảnh như cây mai, khuôn mặt tròn, đầy đặn, phúc hậu như trăng rằm. Tấm vừa là người con hiếu thảo, vừa là cô gái chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Khi đã trở thành hoàng hậu, có một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, hằng năm, Tấm vẫn nhớ tới ngày giỗ bố, biết bố thích ăn trầu, Tấm trèo lên cây hái một buồng cau để thắp hương bố. Bị mẹ con dì ghẻ hãm hại hết lần này đến lần khác nhưng Tấm vẫn tái sinh một cách kì diệu, có lúc Tấm hóa thân thành con chim vàng anh, có lúc lại biến thành cây xoan đào. khung cửi, quả thị. Cuối cùng, sau bao khó khăn, thử thách Tâm cũng có được hạnh phúc viên mãn. mẹ con dì ghẻ bị trừng trị thích đáng. Câu chuyện về cuộc đời cô Tấm làm em thấm thía hơn triết lí ở hiền gặp lành của ông cha ta. C. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ - GV yêu cầu HS tóm tắt nội dung luyện tập. - GV nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài. |
- HS trật tự. - Cả lớp cùng hát một bài.
- HS tập trung lắng nghe.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS đọc thầm.
- HS đọc trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS luyện tập.
- HS đọc đáp án; các HS khác lắng nghe và so sánh với đáp án của mình. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS luyện viết chính tả. - HS luyện viết đoạn văn.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn và chữa bài.
- HS nhắc lại. - HS lắng nghe và tiếp thu. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng Việt 3 KNTT, giáo án buổi chiều Tiếng Việt 3 Kết nối Tuần 30 Bài 2 Tiết 2: Rèn luyện, giáo án dạy thêm Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức Tuần 30 Bài 2 Tiết 2: Rèn luyện