Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức bản mới nhất Bài 31: người làm đồ chơi. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ĐỌC – NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
Sau bài học này, HS sẽ:
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV chiếu cho HS quan sát hình ảnh và đặt câu hỏi: Đây là đồ chơi dân gian gì? - GV mời 1 – 2 HS trả lời nhanh câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV chốt đáp án: Trò chơi nặn tò he - GV chiếu cho HS xem video “Hướng dẫn cách nặn tò he”: https://www.youtube.com/watch?v=ZsKtWxiQDjU - GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận: Sau khi xem xong video, em hãy chỉ cách nặn tò he. - GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời; các HS khác lắng, nhận xét. - GV nhận xét và kết luận: Cách nặn tò he bằng nguyên liệu truyền thống: + Bước 1: Với các loại rau củ làm màu cho tò he: xay nhuyễn với một ít nước để lấy được màu sắc của chúng. + Bước 2: Trộn hỗn hợp bột gạo và nếp lại với nhau. Sau đó đem phần trộn đều này đi xay nhuyễn thành bột. Đem phần hỗn hợp này đi luộc chín. Sau đó vớt ra, lúc còn nóng thì nhanh tay để bột có được độ dẻo. + Bước 3: Chia bột thành các phần bằng nhau tương ứng với bao nhiêu màu mà bạn đã chuẩn bị. Sau đó tiếp tục nhuộm màu cho phần bột đó + Bước 4: Nặn tò he theo sở thích. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Ôn tập bài đọc Người làm đồ chơi B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc bài Người làm đồ chơi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Người làm đồ chơi với giọng đọc thể hiện được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. b. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu 1 lần bài đọc Người làm đồ chơi + Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai (VD: bột màu, sào nứa, tinh nhanh,...). + Lưu ý cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Ở ngoài phố,/ cái sào nứa cắm đồ chơi của bác/ dựng chỗ nào/ là chỗ ấy,/ các bạn nhỏ xúm lại. + Đọc diễn cảm theo lời nhân vật: ▪ Lời bạn nhỏ: “Đừng, bác đừng về. Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu.”. Giọng đọc tình cảm, tha thiết, khẩn khoản. ▪ Lời bác Nhân: “Hôm nay, bác bán hết hàng. Thì ra, vẫn còn nhiều bạn nhỏ thích đồ chơi của bác.”. Giọng đọc vui vẻ, hào hứng, có chút xúc động. - GV hướng dẫn HS: đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm, cùng HS nhắc lại và giải nghĩa một số từ ngữ khó trong bài. - GV yêu cầu HS cả lớp đọc thầm 1 lượt. - GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp: + Đoạn 1: Từ đầu đến công việc của mình. + Đoạn 2: Tiếp theo đến bán nốt trong ngày mai. + Đoạn 3: phần còn lại. - GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có). Hoạt động 2: Luyện tập – đọc hiểu bài Người làm đồ chơi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài Người làm đồ chơi b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm - GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời: Câu 1: Bài đọc kể về người làm đồ chơi bằng gì? A. Đồ chơi bằng bột màu B. Đồ chơi bằng nhựa C. Đồ chơi bằng kim loại D. Đồ chơi bằng gỗ Câu 2: Ngón tay của bác Nhân trông như thế nào? A. Trắng sáng và mềm mịn B. Vàng óng và săn chắc C. Đen sạm và thô nháp D. Giống bàn tay của một nghệ nhân Câu 3: Bạn nhỏ cảm thấy thế nào khi nghe bác Nhân nói muốn về quê? A. Khá buồn vì không còn cái loại đồ chơi trông vui vui như của bác nữa B. Cảm thấy buồn cho bác vì không biết thời thế đâm ra phá sản. C. Cảm thấy bình thường, bác sớm muộn gì cũng phải về quê mà D. Buồn đến suýt khóc, năn nỉ bác hãy ở lại bán tiếp Câu 4: Bác Nhân thính làm gì trước khi về? A. Bác sẽ nặn nốt một ít bột màu còn lại và bán hết trong ngày hôm sau B. Bác sẽ đi đập phá những hàng bán đồ chơi bằng nhựa vì đã làm mất công ăn việc làm của mình C. Bác sẽ tặng cho bạn nhỏ một món quà kỉ niệm D. Bác sẽ mua quà trước khi về quê. Câu 5: Buổi cuối cùng, bác nhận ra điều gì? A. Bạn nhỏ thật có tấm lòng với mình B. Thế giới này vẫn còn nhiều điều tươi đẹp C. Vẫn còn nhiều bạn nhỏ thích đồ chơi của Bác D. Mấu chốt của vấn đề mà bác gặp phải. - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và trả lời câu hỏi. Sau đó thảo luận theo cặp đôi để trao đổi đáp án. - GV mời đại diện một số HS đọc đáp án trước lớp; các HS khác lắng nghe, nhận xét, đọc đáp án khác (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Nhiệm vụ 2: Gạch chân vào từ chỉ hoạt động và đặc điểm của những con vật qua đôi bàn tay khéo léo của bác Nhân - GV chiếu cho HS đọc đoạn văn sau: Từ những ngón tay đen sạm và thô nháp của bác Nhân hiện ra những con rồng đang múa, những con vịt ngây thơ, chậm chạp, những con gà tinh nhanh, chăm chỉ,.... Bác Nhân rất vui với công việc của mình. - GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy gạch một gạch vào từ chỉ hoạt động, gạch hai gạch vào từ chỉ đặc điểm của những con vật qua đôi bàn tay khéo léo của bác Nhân. - GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp đôi, gạch chân dưới từ chỉ hoạt động và đặc điểm của những con vật qua đôi tay khéo léo của bác Nhân trong đoạn văn. - GV mời một số cặp đôi HS trả lời, các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Từ những ngón tay đen sạm và thô nháp của bác Nhân hiện ra những con rồng đang múa, những con vịt ngây thơ, chậm chạp, những con gà tinh nhanh, chăm chỉ,.... Bác Nhân rất vui với công việc của mình. Nhiệm vụ 3: Tích vào đáp án đúng - GV đặt câu hỏi: Vì sao đồ chơi của bác Nhân không đắt hàng như trước nữa? - GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy tích vào đáp án đúng cho câu hỏi trên: Vì có nhiều đồ chơi bằng gỗ được bày bán ở công viên Vì có nhiều đồ chơi bằng nhựa được bày bán ở công viên Vì bác nặn đồ chơi bị xấu. - GV hướng dẫn cho HS đọc kĩ đoạn văn thứ 2 để tích vào đáp án đúng. - GV mời bất kì 1 HS nêu đáp án của mình, HS còn lại lắng nghe và nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án đúng: Đồ chơi của bác Nhân không đắt hàng như trước nữa vì có nhiều đồ chơi bằng nhựa được bày bán ở công viên. Nhiệm vụ 4: Tìm câu văn nói về việc cậu bé đã làm để động viên bác Nhân - GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận theo 2 bàn/nhóm: Cậu bé đã làm gì để động viên bác Nhân? Em hãy tìm và viết lại câu văn đó. - GV tổ chức cho HS thảo luận trong nhóm trong thời gian quy định, các thành viên sẽ cùng nhau tìm ra câu trả lời cho nhiệm vụ. - GV mời đại diện một số HS các nhóm chia sẻ câu trả lời trước lớp, các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. - GV nhận xét, chốt một vài đáp án: + Cậu bé đã chia tiền tiết kiệm của mình cho các bạn nhỏ trong lớp để mua hàng cho bác Nhân. + Câu văn: Đêm ấy, tôi đập con lợn đất, được một ít tiền. Sáng hôm sau, tôi chia nhỏ món tiền, nhớ mấy bạn trong lớp mua giúp đồ chơi của bác. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nâng cao, mở rộng một số kiến thức đã học và hoàn thành Phiếu bài tập số 66 b. Cách tiến hành: - GV phát Phiếu bài tập số 66 cho HS, yêu cầu HS làm bài tập vào phiếu. Đính kèm Phiếu bài tập số 30 cuối bài. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các bài tập trong Phiếu bài tập số 66; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Bài 1: HS đọc trước lớp bài đọc Người trồng ngô Bài 2: Đáp án A Bài 3: Đáp án C Bài 4: Đáp án C Bài 5: HS tự liên hệ trả lời. - GV khen ngợi, động viên HS làm bài nhanh và đúng. CỦNG CỐ, DẶN DÒ GV hướng dẫn HS về: - Đọc lại bài đọc Người làm đồ chơi và Người trồng ngô. Nêu điểm chung giữa hai bài đọc. - Tìm thêm nhiều từ chỉ sự vật và hoạt động trong bài Người làm đồ chơi. |
- HS ổn định chỗ ngồi. - HS quan sát hình ảnh và suy nghĩ câu trả lời.
- HS trả lời trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát video.
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi thảo luận. - HS xung phong, chia sẻ
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS lắng nghe, vào bài học.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc thầm. - HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát và đọc câu hỏi.
- HS trả lời và trao đổi đáp án với bạn bên cạnh.
- HS đọc đáp án; các HS khác lắng nghe và so sánh với đáp án của mình. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc đoạn văn.
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài.
- HS trả lời trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài.
- HS nêu đáp án trước lớp
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận bài trong nhóm.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS nhận Phiếu bài tập số 66 và làm bài.
- HS đọc đáp án trước lớp; các HS khác lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe, tiếp thu và chữa bài.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện ở nhà. |
=> Lúc đặt: nhận giáo án ngay và luôn
Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng Việt 3 KNTT, giáo án buổi chiều Tiếng Việt 3 Kết nối Bài 31: người làm đồ chơi, giáo án dạy thêm Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức Bài 31: người làm đồ chơi