Tải giáo án buổi 2 cực hay Tiếng việt 3 KNTT Ôn tập giữa học kì 1

Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức bản mới nhất Ôn tập giữa học kì 1. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

TUẦN 9:

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 1)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS:

  • Đọc hiểu được bài văn Bốn mùa
  • Ôn tập kiến thức về dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm
  • Tìm và nêu được những từ ngữ và câu chỉ hoạt động, giới thiệu.
  • Nhận diện và chuyển được các kiểu câu: kể, cảm và hỏi.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe, tự giác học tập và hoàn thành nhiệm vụ. Tích cực tham gia các hoạt động học tập trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tiếng việt.
  • Năng lực văn học:
  • Nắm được kiến thức về dấu câu thường gặp
  • Tìm được từ ngữ, câu nêu hoạt động và giới thiệu.
  • Chuyển được các câu kể, câu cảm và câu hỏi.
  1. Phẩm chất
  • Rèn tính cẩn thận, kiên nhẫn, óc thẩm mĩ khi viết chữ.
  • Chăm chỉ, có trách nhiệm với việc làm bài tập trên lớp và ôn bài ở nhà.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1)
  • Tranh minh họa bài đọc Bốn mùa
  • Phiếu bài tập số 34.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Tiếng Việt 3 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1).

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

  • Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
  • Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS: Em hãy ghi lại những văn bản đã được học từ đầu kì tới giờ.

- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp đôi, xem lại phần mục lục trong SGK và ghi lại những văn bản đã được học từ đầu kì I.

- GV mời một vài HS trả lời; các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

- GV nhậ xét và chốt đáp án: Những văn bản đã được học trong nửa kì đầu:

Ngày gặp lại; Về thăm quê; Cánh rừng trong nắng; Lần đầu ra biển; Nhật kí tập bơi; Tập nấu ăn; Mùa hè lấp lánh; Tạm biệt mùa hè; Đi học vui sao; Con đường đến trường; Lời giải toán đặc biệt; Bài tập làm văn; Bàn tay cô giáo; Cuộc họp của chữ viết; Thư viện; Ngày em vào Đội.

- GV dẫn dắt HS vào bài: Ôn tập giữa học kì I (tiết 1)

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Đặt dấu câu thích hợp vào chỗ trống

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS ôn tập lại kiến thức về dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm và dấu hai chấm.

b. Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Đặt dấu phẩy, dấu chấm và dấu hai chấm vào chỗ trống

- GV chiếu cho HS đoạn văn sau và yêu cầu HS đọc thầm:

Bố đi công tác xa ..... thỉnh thoảng mới về .... Nhưng cứ đến mùa dâu chín ..... bà lại ngâm cho bố một hũ rượu ..... Nghe nói rượu dâu uống mạnh gân cốt ..... Có lần Tuấn hỏi bà ....

- Bà ơi ..... bà chăm mấy gốc đâu để làm gì? Bà có ăn quả đâu?

Bà cười ......

- Bà không ăn quả ..... Bà chỉ dùng lá thôi .....

Tuấn vẫn chưa hết ngạc nhiên .....

- Sao chị lại dùng lá ạ?

Bà nội nhìn Tuấn bằng con mắt rất hiền ....

- Để nuôi tằm, cháu à ..... Tằm nó ăn lá rồi nó sẽ nhả ra tơ .....

- GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy đặt dấu phẩy, dấu chấm và dấu hai chấm vào chỗ trống sao cho đúng.

- GV hướng dẫn cho HS làm việc cá nhân, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh để thống nhất đáp án đúng.

- GV mời một số cặp HS trả lời, các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Bố đi công tác xa, thỉnh thoảng mới về. Nhưng cứ đến mùa dâu chín, bà lại ngâm cho bố một hũ rượu. Nghe nói rượu dâu uống mạnh gân cốt. Có lần Tuấn hỏi bà:

- Bà ơi, bà chăm mấy gốc đâu để làm gì? Bà có ăn quả đâu?

Bà cười:

- Bà không ăn quả, Bà chỉ dùng lá thôi.

Tuấn vẫn chưa hết ngạc nhiên:

- Sao chị lại dùng lá ạ?

Bà nội nhìn Tuấn bằng con mắt rất hiền:

- Để nuôi tằm, cháu à. Tằm nó ăn lá rồi nó sẽ nhả ra tơ.

Nhiệm vụ 2: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp

- GV nêu yêu cầu bài tập: Em có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau:

a) Ếch con ngoan ngoãn chăm chỉ và thông minh.

b) Nắng cuối thu vàng ong dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.

c) Trời xanh ngắt trên cao xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn đèn trên phố.

- GV tổ chức cho HS trả lời nhanh, yêu cầu HS nhìn và đặt được dấu phẩy thích hợp trong mỗi câu trên.

- GV mời 3 HS giơ tay nhanh nhất trả lời, các HS khác lắng nghe, bổ sung.

- GV nhận xét và chốt đáp án:

a) Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.

b) Nắng cuối thu vàng ong, dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.

c) Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn đèn trên phố.

Hoạt động 2: Đọc truyện và tìm những từ ngữ, những câu nêu hoạt động, giới thiệu, đặc điểm

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Tìm được những từ chỉ cảm xúc, hoạt động và đặc điểm.

- Đặt được câu nêu hoạt động và giới thiệu.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy đọc đoạn truyện dưới đây và viết các từ ngữ thích hợp:

Ngày xửa ngày xưa, có một cô bé rất ngoan và giàu lòng yêu thương. Cô luôn yêu thương mọi người, yêu cả ba ông Táo bằng đá núi, đêm ngày chịu khói lửa để nấu cơm ngon, hầm ngô ngọt, nướng thịt thơm cho mọi người ăn. Một lần cô lo lắng, trời đã nóng lại chịu lửa suốt ngày đêm, cô bé đã lấy một gáo nước to dội luôn lên đầu ba ông. Tro khói bốc lên mù mịt. Ông Táo già nhất vụt hiện ra, ông buồn bã nói:

- Cháu thương ta nhưng chưa hiểu ta. Lửa càng nóng, ta càng vui. Cháu mà dội lạnh thì có ngày ta bị cảm mất.

a) Tìm 2 từ chỉ cảm xúc

b) Tìm 5 từ chỉ đặc điểm

c) Tìm 5 từ chỉ hoạt động.

- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, gạch chân dưới những từ chỉ cảm xúc, đặc điểm và hoạt động tìm được trong bài.

- GV mời đại diện HS một số nhóm lên bảng viết những từ vừa tìm được, HS các nhóm còn lại quan sát, bổ sung đáp án.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

a) 2 từ chỉ cảm xúc: buồn bã, lo lắng

b) 5 từ chỉ đặc điểm: nấu, nướng, ăn, lấy, dội

c) Tìm 5 từ chỉ hoạt động: ngoan, ngon, ngọt, thơm, nóng, lạnh. 

- GV nêu yêu cầu thêm: Em hãy đặt 1 câu nêu hoạt động, 1 câu giới thiệu với các từ em tìm được ở bài tập trên.

- GV hướng dẫn HS đặt câu với các từ vừa tìm được, sau đó chia sẻ câu vừa đặt với các bạn trong nhóm.

- GV mời đại diện một số HS đọc câu của mình trước lớp; các HS khác lắng nghe, nhận xét, đọc đáp án khác (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt một vài đáp án:

+ Câu nêu hoạt động: Mẹ nấu cơm cho cả nhà

+ Câu giới thiệu: Lan là một cô bé ngoan

Hoạt động 3: Đọc đoạn văn Bốn mùa và thực hiện các nhiệm vụ.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động đọc đoạn văn Bốn mùa, HS:

- Tìm được những từ cùng nghĩa và trái nghĩa.

- Tìm được những từ nói về mùa hè.

- Nêu được tác dụng của dấu hai chấm.

- Tìm được những từ chỉ màu sắc, âm thanh và hương vị.

b. Cách tiến hành

- GV chiếu và mời 1 HS đọc to bài văn Bốn mùa sau:

Bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông, mùa nào em cũng thích, nhưng em yêu thích nhất là mùa hè. Mặt trời tỏa những tia nắng chói chang xuống mặt đất làm cho thời tiết vô cùng nóng nực và oi bức. Vào những ngày hè ấy, mọi người ai cũng thấy khó chịu. Nhưng mùa hè đến mang theo tiếng ve râm ran làm sôi động cả phố phường. Hàng phượng vĩ đua nhau trổ bông trông xa như những đốm lửa hồng. Trong vườn, từng chùm vải chín đỏ chót, ngọt lịm.  Các loại quả đua nhau chín thơm lừng: nào mít, dưa hấu, nào đào, chôm chôm,... loại nào cũng ngon lành. Hè về cũng là lúc em được nghỉ hè, được chơi những trò chơi như: thả diều, bịt mắt bắt dê, trốn tìm,... và được đi tắm biển nữa. Em rất yêu mùa hè. Mong mùa hè tới thật nhanh để em được vui chơi thỏa thích.

Sưu tầm

- GV đặt câu hỏi cho HS: Bài văn viết về mùa nào trong năm?

- GV mời 1 – 2 HS trả lời, HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét và chốt đáp án: Bài văn viết về mùa hè.

Nhiệm vụ 1: Tìm những từ ngữ cùng nghĩa và trái nghĩa

- GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy tìm trong bài đọc “Bốn mùa” các từ:

a) Cùng nghĩa với từ “nóng”.

b) Trái nghĩa với từ “khó chịu”, “ngọt lịm”, “sôi động”.

- GV hướng dẫn cho HS trả lời câu hỏi, yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi và gợi nhớ cho HS kiến thức về từ cùng nghĩa, trái nghĩa:

+ Từ cùng nghĩa là những từ có chung một nghĩa.

+ Từ trái nghĩa là những từ trái nghĩa, khác nghĩa.

- GV mời một số HS trả lời trước lớp; các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét và chốt đáp án:

a) Cùng nghĩa với từ “nóng”: nóng nực, oi bức

b) Trái nghĩa với từ:

+ “khó chịu”: dễ chịu

+ “ngọt lịm”: đắng ngắt

+  “sôi động”: ảm đạm, nhàm chán.

Nhiệm vụ 2: Tìm những từ ngữ nói về mùa hè

- GV tổ chức cho HS trò chơi “Mùa hè trong em”.

- GV phổ biến luật chơi:

+ GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy tìm trong bài đọc “Bốn mùa” và viết lại các từ ngữ nói về mùa hè:

a) Thời tiết

b) Loài vật

c) Cây cối

d) Hoạt động

+ GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm cùng nhau tìm và viết các từ ngữ nói về mùa hè vào khổ giấy chung của nhóm.

- GV mời đại diện HS một số nhóm trình bày bài làm trước lớp, các HS nhóm khác lắng nghe và bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét và chốt đáp án:

a) Thời tiết: nóng nực, oi bức

b) Loài vật: tiếng ve râm ran

c) Cây cối: hàng phượng vĩ, chùm vải, dưa hấu, đào, chôm chôm

d) Hoạt động: tỏa những tia nắng, nghỉ hè, chơi trò chơi, tắm biển, vui chơi.

Nhiệm vụ 3: Nêu tác dụng của dấu hai chấm

- GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy cho biết dấu hai chấm trong bài đọc “Bốn mùa” được dùng để làm gì?

- GV gợi nhắc lại cho HS tác dụng của dấu hai chấm nói chung:

+ Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật hoặc giải thích cho bộ phận đứng trước nó.

+ Liệt kê cho bộ phận đứng trước nó.  

- GV mời 1 – 2 HS trả lời nhanh; các HS khác lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Dấu hai chấm trong bài đọc “Bốn mùa” dùng để liệt kê và giải thích cho bộ phận đứng trước.

Nhiệm vụ 4: Tìm những từ ngữ chỉ màu sắc, âm thanh và hương vị

- GV chia lớp thành 3 nhóm ứng với 3 chủ đề và nêu yêu cầu bài tập: Em hãy tìm trong bài đọc và viết lại những từ ngữ chỉ:

+ Nhóm 1: màu sắc

+ Nhóm 2: âm thanh

+ Nhóm 3: hương vị.

- GV hướng dẫn HS các nhóm kẻ bảng hoàn thành yêu cầu của nhóm mình, khuyến khích HS còn thời gian thì làm cả yêu cầu của 2 nhóm còn lại:

Từ chỉ màu sắc

Từ chỉ âm thanh

Từ chỉ hương vị

 

 

 

- GV mời đại diện HS các nhóm lên trình bày bài làm của nhóm, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Từ chỉ màu sắc

Từ chỉ âm thanh

Từ chỉ hương vị

Vàng, hồng, đỏ chót

Râm ran

Ngọt lịm, thơm lừng, ngon lành

Hoạt động 4: Chuyển các kiểu câu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chuyển được câu cho trước thành câu kể, câu cảm và câu hỏi.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy chuyển câu dưới đây thành câu:

Đi biển mùa hè

a) Câu cảm

b) Câu kể

c) Câu hỏi.

- GV hướng dẫn cho HS làm việc cá nhân, chuyển câu và ghi vào vở, sau đó trao đổi đáp án với bạn bên cạnh. GV khuyến khích HS sáng tạo nhiều câu khác nhau.

- GV mời 3 HS lên viết câu trên bảng, HS còn lại quan sát, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt một vài đáp án:

a) Câu cảm: Đi biển mùa hè thật là vui!

b) Câu kể: Năm nay, em được đi biển mùa hè

c) Câu hỏi: Năm nay, gia đình mình hãy đi biển mùa hè chứ?

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

 

 

 

 

- HS ổn định chỗ ngồi.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. 

 

 

- HS làm bài.

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe GV chốt đáp án.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.

 

- HS làm bài.

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.  

 

 

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ nhanh đáp án.

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc đoạn văn và lắng nghe GV nêu yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm làm bài

 

 

- HS viết đáp án lên bảng.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu.

 

 

- HS làm bài và trao đổi trong nhóm.  

 

- HS trình bày trước lớp.

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài văn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nhe và ghi nhớ.

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.

 

 

 

- HS ghi nhớ và làm bài. 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày trước lớp.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi và hào hứng tham gia trò chơi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày bài làm của nhóm trước lớp.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.

 

- HS ghi nhớ

 

 

 

 

 

- HS trả lời nhanh.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.

 

 

 

 

- HS làm bài theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày trước lớp.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.

 

 

 

 

- HS làm bài vào vờ.

 

 

 

- HS viết câu lên bảng.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhận Phiếu bài tập số 34 và làm bài.

 

 

- HS nộp bài.

 

 

 

Tải giáo án buổi 2 cực hay Tiếng việt 3 KNTT Ôn tập giữa học kì 1

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên
  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, phân tích chi tiết

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Lúc đặt: nhận giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng Việt 3 KNTT, giáo án buổi chiều Tiếng Việt 3 Kết nối Ôn tập giữa học kì 1, giáo án dạy thêm Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức Ôn tập giữa học kì 1

Soạn giáo án buổi 2 Tiếng việt 3 KNTT (Bản word)


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay