Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức bản mới nhất Bài 27: những chiếc áo ấm. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
NGHE – VIẾT: SẮC ĐẸP MÙA XUÂN
TÌM TỪ NGỮ BẮT ĐÀU BẰNG “L/N”. PHÂN BIỆT DẤU NGÃ, DẤU HỎI
Sau bài học này, HS sẽ:
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV tổ chức cho HS giải câu đố: + Câu 1: Trên thân nhiều đốt Trong ruột nhiều con Chạy như rắn trườn Thở ra toàn khói (Đố là cái gì?) + Câu 2: Cái gi thường chắp thành đôi Bé so mỗi bữa khi ngồi vào mâm? - GV mời 2 HS giơ tay nhanh nhất để trả lời cho từng câu đố, mỗi em trả lời đúng sẽ được một phần quà nhỏ, các HS khác lắng nghe, bổ sung đáp án (nếu sai). - GV chốt đáp án và chiếu cho HS quan sát hình ảnh từng đáp án: + Câu 1: tàu hỏa + Câu 2: đôi đũa - GV dẫn dắt HS vào bài học: Luyện tập Nghe- viết. Tìm từ ngữ bắt đầu bằng l/n, phân biệt dấu hỏi và dấu ngã B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Nghe – viết bài thơ Sắc đẹp mùa xuân (Dạ Thế Nhân) a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nghe – viết được bài thơ trong bài Sắc đẹp mùa xuân (Dạ Thế Nhân) b. Cách tiến hành * Chuẩn bị - GV nêu nhiệm vụ cho HS: Nghe – viết bài Sắc đẹp mùa xuân (Dạ Thế Nhân) - GV đọc mẫu đoạn thơ: SẮC ĐẸP MÙA XUÂN Xuân về tết trở lại rồi đây Những đóa mai vàng đẹp ngất ngây Cúc rạng tươi màu phô vẻ thắm Đào xinh sắc rực tỏa hương đầy (Dạ Thế Nhân) - GV yêu cầu HS cả lớp đọc bài thơ. - GV hướng dẫn viết nháp từ ngữ các em dễ viết sai chính tả: ngất ngây. * Viết bài - GV đọc cho HS viết bài thơ Sắc đẹp mùa xuân (Dạ Thế Nhân) * Sửa bài - GV yêu cầu HS tự sửa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả). - GV trình chiếu 5-7 bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài viết của HS: + Nội dung. + Chữ viết. + Cách trình bày. Hoạt động 2: Chọn từ có tiếng bắt đầu bằng “l/n” a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lựa chọn đúng từ có tiếng bắt đầu bằng l/n trong ngoặc trong đoạn văn. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy khoanh tròn vào tiếng viết đúng chính tả trong ngoặc dưới đây: Trăng (lan/nan) tỏa từng ánh vàng dìu dịu. Những cụm mậy trắng lững (nờ/lờ) trôi. Đầu phố, những cây dâu da đang thầm (lặng/nặng) ban phát từng (làn/nàn) hương ngọt ngào vào đêm yên tĩnh. Càng về khuya, hoa càng nồng (làn/nàn), náo (lức/nức). - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, thảo luận để khoanh tròn vào tiếng viết đúng chính tả để phân biệt cách dùng l/n. - GV mời một số cặp đôi trả lời trước lớp, các HS khác lắng nghe và bổ sung. - GV nhận xét, chốt đáp án: Trăng (lan/nan) tỏa từng ánh vàng dìu dịu. Những cụm mậy trắng lững (nờ/lờ) trôi. Đầu phố, những cây dâu da đang thầm (lặng/nặng) ban phát từng (làn/nàn) hương ngọt ngào vào đêm yên tĩnh. Càng về khuya, hoa càng nồng (làn/nàn), náo (lức/nức). Hoạt động 3: Phân biệt từ có chứa dấu ngã và dấu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách phân biệt từ có chứa dấu ngã và dấu hỏi để tạo thành từ ngữ có nghĩa. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy đánh dấu û vào ô vuông chứa từ có dấu ngã và dấu ü vào ô vuông chứa từ có dấu hỏi, và điền dấu thanh phù hợp. + Vui ve + Vo so + Gui đồ + Suy nghi + Cơn bao + Vo thuật + Số le + Hoi đáp - GV hướng dẫn cho HS làm việc cá nhân, sau đó trao đổi với các bạn trong nhóm. - GV mời một vài HS đại diện trình bày kết quả trước lớp, các HS còn lại lắng nghe và nhận xét. - GV nhận xét và chốt đáp án: + Các từ có dấu ngã là: suy nghĩ, cơn bão, võ thuật. + Các từ có dấu hỏi là: gửi đồ, vỏ sò, số lẻ, hỏi đáp C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG |
- HS ổn định chỗ ngồi. - HS lắng nghe GV đặt câu đố.
- HS trả lời câu đố.
- HS quan sát, lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
- HS lắng nghe GV nêu nhiệm vụ.
- HS lắng nghe GV đọc đoạn văn.
- HS đọc bài. - HS viết nháp từ dễ viết sai chính tả.
- HS viết bài.
- HS sửa bài (nếu chưa viết đúng).
- HS quan sát và học tập bài của bạn.
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài theo cặp đôi
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài
- HS trình bày trước lớp.
|
=> Lúc đặt: nhận giáo án ngay và luôn
Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng Việt 3 KNTT, giáo án buổi chiều Tiếng Việt 3 Kết nối Bài 27: những chiếc áo ấm, giáo án dạy thêm Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức Bài 27: những chiếc áo ấm