Tải giáo án buổi 2 cực hay Tiếng việt 3 KNTT Bài 7: mùa hè lấp lánh

Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức bản mới nhất Bài 7: mùa hè lấp lánh. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

TUẦN 4:

BÀI 7: MÙA HÈ LẤP LÁNH (TIẾT 1)

ĐỌC – MÙA HÈ LẤP LÁNH

TÌM CÂU NÊU HOẠT ĐỘNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc lại bài đọc Mùa hè lấp lánh; Hiểu được điều tác gải muốn gửi gắm qua bài thơ thể hiện vẻ đẹp của mùa hè và tâm trạng thích thú của các bạn nhỏ khi mùa hè đến; hiểu được quy luật đơn giản của địa lí.
  • Tìm được câu nêu hoạt động trong đoạn văn.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe, tự giác học tập và hoàn thành nhiệm vụ. Tích cực tham gia các hoạt động học tập trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tiếng việt.
  • Năng lực văn học:
  • Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
  • Tìm được câu nêu hoạt động trong đoạn văn.
  1. Phẩm chất
  • Biết yêu thiên nhiên và chia sẻ với người thân.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1)
  • Tranh minh họa bài đọc Mùa hè lấp lánh
  • Phiếu bài tập số 14.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Tiếng Việt 3 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1).

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

  • Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
  • Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Đây là mùa nào?”.

- GV phổ biến luật chơi:

+ GV lần lượt chiếu một vài hình ảnh lên màn hình như sau:

+ GV yêu cầu HS thảo luận nêu tên từ khóa trong mỗi hình.

+ Sau khi mở hết những từ khóa cần tìm, GV nêu câu hỏi: Những hình ảnh trên gợi nhắc cho em về mùa nào trong năm?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời; các HS khác lắng, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS và chốt đáp án:

+ bãi biển

+ cây phượng

+ ăn kem

+ nóng bức

à Mùa hè

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ôn tập bài đọc Mùa hè lấp lánh

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc bài Mùa hè lấp lánh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Mùa hè lấp lánh  với giọng đọc thể hiện được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

b. Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu 1 lần bài đọc Mùa hè lấp lánh.

+ Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai (VD: kì lạ, đủng đỉnh,...).

+ Ngắt nghỉ theo đúng từng dòng thơ, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV hướng dẫn HS: đọc các từ ngữ dễ phát âm sai, đọc diễn cảm lời thoại, cùng HS nhắc lại và giải nghĩa một số từ ngữ khó trong bài.

- GV yêu cầu HS cả lớp đọc thầm 1 lượt.

- GV chia đoạn: 4 khổ thơ tương ứng 4 đoạn:

   + Khổ 1: buổi sáng mùa hè

   + Khổ 2: tác dụng của nắng hè

   + Khổ 3: vẻ đẹp của ông mặt trời trong buổi chiều mùa hè.

   + Khổ thơ 4: niềm vui của tuổi thơ trong ngày hè.

- GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

Hoạt động 2: Luyện tập – đọc hiểu bài Mùa hè lấp lánh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài Mùa hè lấp lánh.

b. Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

- GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời:

Câu 1: Bài thơ nói về mùa nào trong năm?

A. Mùa xuân.

B. Mùa hè.

C. Mùa thu

D. Mùa đông

Câu 2: Trong bài thơ ngày mùa hè đặc biệt hơn vì?

A. Trời âm u

B. Nắng rất gắt

C. Trời trong xanh

D. Ngày dài hơn đêm

Câu 3: Nắng mùa hè mang đến những lợi ích gì?

A. Cho cây chóng lớn, cho hoa lá thêm màu, cho các bạn nhỏ chơi thật lâu

B. Cho cây héo lúa, cho hoa lá cháy xém, cho các bạn nhỏ ra mồ hôi

C. Cho cây nhiều ánh nắng, cho hoa lá ngát hương, cho các bạn nhỏ đi bơi

D. Cả A và C đều đúng

Câu 4: Câu thơ “Mùa hè thật sung sướng” hiểu đúng là như thế nào?

A. Mùa hè có tính sung sướng.

B. Bạn nhỏ cảm thấy thật sung sướng vào mùa hè

C. Mùa hè thật thì sung sướng, khác hẳn mùa hè giả

D. Tất cả các phương án trên.  

Câu 5: Mùa hè cho các bạn nhỏ những gì?

A. Nắng, kem

B. Cơn gió êm

C. Ngày dài lấp lánh

D. Tất cả các đáp án trên 

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và trả lời câu hỏi. Sau đó thảo luận theo cặp đôi để trao đổi đáp án.

- GV mời đại diện một số HS đọc đáp án trước lớp; các HS khác lắng nghe, nhận xét, đọc đáp án khác (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

B

D

A

B

D

Nhiệm vụ 2: Tìm và viết lại những câu thơ chỉ lợi ích của nắng đối với cây cối, hoa lá và con người. 

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Ai nhanh tay nhất?”:

+ GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy tìm và viết lại những câu thơ chỉ lợi ích của nắng đối với  cây cối, hoa lá và con người trong bài thơ.

+ GV hướng dẫn HS đọc lại bài thơ, tìm và viết lại chính xác những câu thơ như yêu cầu bài tập, sau đó, mời một vài HS giơ tay nhanh nhất trình bày bài làm, yêu cầu, các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

·      Những câu thơ chỉ lợi ích của nắng đối với cây cối, hoa lá

Nắng cho cây chóng lớn

Cho hoa lá thêm màu.

·      Những câu thơ chỉ lợi ích của nắng đối với con người

+ Cho mình chơi thật lâu.

+ Có nắng lại có kem

+ Có những cơn gió êm

+ Và ngày dài lấp lánh.

Nhiệm vụ 3: Gạch chân vào các câu nêu hoạt động

- GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy gạch chân vào câu nêu hoạt động trong đoạn thơ sau:

Buổi chiều trôi thật chậm

Mặt trời mải rong chơi

Đủng đỉnh mãi chân trời

Mà vẫn chưa lặn xuống.

- GV gợi ý cho HS đọc lại đoạn thơ nhiều lần nữa để lựa chọn chính xác.

- GV mời đại diện một số HS trả lời, các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.  

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Buổi chiều trôi thật chậm

Mặt trời mải rong chơi

Đủng đỉnh mãi chân trời

Mà vẫn chưa lặn xuống.

Nhiệm vụ 4: Tìm từ chỉ sự vật và hoạt động

- GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy tìm trong bài đọc và ghi lại:

3 từ chỉ sự vật

3 từ chỉ hoạt động

 

 

- GV hướng dẫn cho HS làm việc theo cặp đôi để điền đúng từ phải bảng, rồi kẻ vào trong vở.

- GV mời một số cặp đôi trình bày bài làm; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

3 từ chỉ sự vật

3 từ chỉ hoạt động

Mặt trời

Cây

Kem

Thức dậy

Chơi

Lặn

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

 

 
Tải giáo án buổi 2 cực hay Tiếng việt 3 KNTT Bài 7: mùa hè lấp lánh

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng Việt 3 KNTT, giáo án buổi chiều Tiếng Việt 3 Kết nối Bài 7: mùa hè lấp lánh, giáo án dạy thêm Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức Bài 7: mùa hè lấp lánh

Soạn giáo án buổi 2 Tiếng việt 3 KNTT (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay