[toc:ul]
Câu 1: Hai bài “Cảnh khuya” và "Nguyên tiêu" được làm theo thể thơ nào? Đặc điểm của nó?
Trả lời:
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
- Đặc điểm: gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ, hiệp vần cuối câu 1-2-4.
Câu 2: Phân tích hai câu thơ đầu của bài thơ “Cảnh khuya” chú ý âm thanh và cách so sánh.
Trả lời:
- Tiếng suối trong như tiếng hát xa: biện pháp so sánh, liên tưởng mới lạ cho thấy không gian tĩnh lặng, thanh vắng => dù Việt Bắc có gian lao nhưng giọng hát các chiến sĩ vẫn luôn ngân vang.
- Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa: mang nét thơ cổ, từ "lồng" cho thấy vẻ đẹp đầm ấm, quấn quýt của thiên nhiên.
=> Hai câu thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên hài hòa, có âm thanh, có ánh sáng => tình yêu thiên nhiên của tác giả.
Câu 3: Hai câu cuối của bài “Cảnh khuya” thể hiện tâm trạng gì của tác giả? Trong hai câu thơ ấy có từ nào được lặp và điều đó có tác dụng như thế nào?
Trả lời:
Hai câu cuối thể hiện tâm trạng lo lắng, bồn chồn vì lo cho dân cho nước của thi nhân.
Điệp ngữ "chưa ngủ" => nhấn mạnh cảm xúc và tâm trạng của nhà thơ: càng say mê cảnh đẹp Việt BẮc thì càng suy nghĩ, lo lắng cho sự nghiệp Cách Mạng bấy nhiêu => tâm hồn thi sĩ cùng cốt cách chiến sĩ của một con người vĩ đại.
Câu 4: Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài “Rằm tháng giêng”. Câu thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?
Trả lời:
Hình ảnh không gian: rộng lớn với trời mây, sông nước.
Câu thơ thứ hai: mở rộng cả hai chiều (chiều cao và chiều rộng) => không cảnh rộng rãi và khoáng đạt, điệp từ "xuân" => mùa xuân, sức xuân tràn ngập khắp nơi.
Câu 5: Bài “Nguyên tiêu” gợi cho em nhớ tới những từ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong Ngữ văn 7, tập một?
Trả lời:
Bài Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh gợi em nhớ đến bài thơ Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế. Câu cuối của cả hai bài đều nói về lúc đêm khuya cùng hình ảnh con thuyền trên sông nước.
Câu 6: “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” được viết trong những năm đầu khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?
Trả lời:
Hai bài thơ cho thấy Bác có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, phong thái ung dung lạc quan dù kháng chiến khó khăn. Cùng với đó là tấm lòng yêu thiên nhiên và lòng yêu nước sâu sắc.
Câu 7: Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng ở mỗi bài có nét đẹp riêng như thế nào?
Trả lời:
Ánh trăng mỗi bài có một vẻ đẹp riêng:
- Ở bài cảnh khuya: vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, hòa hợp, hữu tình.
- Ở bài rằm tháng giếng: khoáng đạt, vằng vặc ánh trăng, tràn ngập sức xuân.
[Luyện tập] Tìm đọc và chép một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về cảnh trăng hoặc cảnh thiên nhiên.
Trả lời:
- Bài thơ: Ngắm trăng (Nhật kí trong tù)
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Gà gáy một lần đêm chứa tan
Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn
Người đi cất bước trên đường thăm
Rát mặt đêm thu trận gió hàn.