[toc:ul]
[Luyện tập] Câu 1: Đọc bài thơ dưới đây và cho biết tác giả đã dùng những từ ngữ nào để chơi chữ...
Trả lời:
- Các từ ngữ chơi chữ: Liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, Trâu Lỗ, hổ mang -> Sử dụng từ đồng nghĩa, gần nghĩa.
[Luyện tập] Câu 2: Mỗi câu sau đây có những tiếng nào chỉ các sự vật gần gũi với nhau? Cách nói này có phải là chơi chữ không? Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn...
Bà đồ Nứa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc, thở dài hi hóp.
Trả lời:
Câu 1: Những từ chỉ sự vật gần gũi như mỡ, dò (giò), nem chả gần nghĩa với thịt => đây là lối nói chơi chữ.
Câu 2: Những từ tre, trúc, hóp chỉ những sự vật gần gũi với nứa. => đây là lối nói chơi chữ.
[Luyện tập] Câu 3: Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo ( Hoa học trò, Thiếu niên Tiền phong, Văn Nghệ).
Trả lời:
Anh Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua bến Nghé, ngồi nhai thịt bò
=> Lối chơi chữ từ đồng âm: hươu, nai, nghé, bò
Chị Xuân đi chợ mùa hè
Mua cá thu về, chợ hãy còn đông.
=> Lỗi chơi chữ sử dụng từ đồng âm khác nghĩa: xuân, hạ, thu, đông
[Luyện tập] Câu 4: Năm 1946 bà Hằng Phương biếu Bác Hồ một gói cam, Bác Hồ đã làm một bài thơ tỏ lòng cảm ơn như sau. Trong bài thơ này, Bác đã dùng lối chơi chữ như thế nào?...
Trả lời:
Bác đã chơi chữ bằng các từ đồng âm
- Từ thuần Việt: cam (trái cam), khổ (khổ đau)
- Từ Hán Việt: cam (ngọt) khổ (đắng) tận (hết) lai (đến). Xuất phát từ thành ngữ: khổ tận cam lai (hết khổ đến sướng)