Bài soạn siêu ngắn: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất - Ngữ văn lớp 7

Bài soạn siêu ngắn: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất - sgk ngữ văn lớp 7 tập 2. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

 

Câu 1: Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích trong bài để hiểu văn bản và nhừng từ ngữ khó.

Câu 2: Có thế chia 8 câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó?

Bài làm:

Chia làm hai nhóm
  • Có thể chia những câu tục ngữ thành hai nhóm
    • Nhóm 1: câu tục ngữ số 1,2, 3, 4 - nói về thiên nhiên
    • Nhóm 2: câu tục ngữ số 5, 6, 7, 8 - kinh nghiệm lao động sản xuất

Câu 3: Phân tích từng câu tục ngữ theo những nội dung sau: a. Nghĩa của câu tục ngữ. b. Cơ sở thực tiễn nêu trong câu tục ngữ....

Bài làm:

Câu 1:

  • Nghĩa: nói đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.
  • Cơ sở thực tiễn: Dựa vào quan sát thực tế
  • Khả năng áp dụng: áp dụng với các địa phương nằm ở bán cầu Bắc
  • Giá trị kinh nghiệm: giúp người lao động có thể chủ động sắp xếp công việc theo mùa

Câu 2: 

  • Nghĩa: bầu trời quang đãng, nhiều sao thì hôm sau sẽ có nắng. Bầu trời tối, nhiều mây, vắng (ít) sao sẽ có mưa.
  • Cơ sở thực tiễn: Dựa vào quan sát và tư duy thực tế
  • Khả năng áp dụng: chưa thực sự chính xác
  • Giá trị kinh nghiệm: Dự đoán, phòng ngừa thời tiết và sắp xếp công việc

Câu 3: 

  •  Nghĩa: Khi chân trời co màu vàng là sắp có dông bão.
  •  Cơ sở thực tiễn: Dựa vào quan sát và thực nghiệm tự nhiên
  •  Khả năng áp dụng: dự đoán dông bão.
  •  Giá trị kinh nghiệm: phòng ngừa thiên tai, giảm thiệt hại.

Câu 4: 

  •  Nghĩa của câu: Vào tháng bảy âm lịch mà thấy kiến bò lên cao là báo sắp có lũ lụt xảy ra.
  •  Cơ sở thực tiễn: Loài kiến thường dự cảm được sắp có lụt xảy ra.
  •  Khả năng áp dụng: dự báo thời tiết.
  •  Giá trị kinh nghiệm: Giúp chủ động phòng chống lũ lụt

Câu 5: 

  • Nghĩa câu tục ngữ: Đất đai quý như vàng
  • Cơ sở thực tiền: dựa vào vai trò trong thực tiễn của đất
  • Khả năng áp dụng: hoàn toàn đúng => phải bảo vệ, giữ gìn đất đai
  • Giá trị của kinh nghiệm: nhắc nhở nâng cao ý thức bảo vệ đất đai và cải tạo đất.

Câu 6: 

  • Nghĩa: Cho biết thứ tự của các công việc đem lại lợi ích kinh tế cho con người.
  • Cơ sở thực tiễn: không hoàn toàn chính xác vì hiệu quả KT phụ thuộc nhiều yếu tố
  • Giá trị kinh nghiệm: Nêu cao ý thức bảo vệ, khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Câu 7: 

  • Nghĩa: Các yếu tố ảnh hưởng đến nông nghiệp theo thứ tự
  • Cơ sở thực tiễn:  Dựa kinh nghiệm thực tế của ông cha.
  • Khả năng áp dụng: có thể áp dụng nhưng hiện tại công nghệ, KH tiến bộ nên có thể thay đổi.
  • Giá trị của kinh nghiệm: tầm quan trọng của từng yếu tố tác động đến nông nghiệp

Câu 8: 

  • Nghĩa của câu tục ngữ: tầm quan trọng của thời vụ và việc cày bừa đế có đất tốt.
  • Cơ sở thực tiền: dựa vào kinh nghiệm lao động sản xuất
  • Có thể áp dụng vào việc tính toán, sắp xếp công việc để cày bừa, trồng trọt đúng thời vụ.
  • Giá trị của: Đưa ra kinh nghiệm quí báu trong sản xuất nông nghiệp.

Câu 4: Nhìn chung tục ngữ có những đặc điểm về hình thức: ngắn gọn, thường có vần nhất là vần lưng...

Bài làm:

  • Về đặc điểm ngắn gọn: Số lượng mỗi câu không nhiều, được đúc kết ngắn gọn.
  • Vần: câu nào cũng có vần
  • Sự đối xứng nhau cả về nội dung và hình thức: làm nổi bật sự khác biệt của các hiện tượng thời tiết và khiến câu tục ngữ trở nên dễ nói nghe.
  • Hình ảnh sinh động, gần gũi với đời sống lao động nhấn mạnh vai trò của tự nhiên trong nông nghiệp.

 

<LUYỆN TẬP> Câu 1: Sưu tầm một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt.

Bài làm:

  • "Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao, Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh"
  • Cơn dằng đông, vừa trông vừa chạy,
  • Cơn đằng nam, vừa làm vừa ăn
  • Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.
  • Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.
  • Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 7 siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net