Soạn văn 7 kết nối tri thức ngắn nhất bài 2: Đọc đồng dao mùa xuân

Soạn bài: Đọc đồng dao mùa xuân sách ngữ văn 7 tập 1 kết nối tri thưc ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Đọc đồng dao mùa xuân” cực ngắn - baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Khi nghe đến cụm từ thơ bốn chữ, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em là gì? Em biết những bài thơ bốn chữ nào? Hãy chia sẻ cảm xúc của em về một bài thơ bốn chữ. 

Câu 2: Chia sẻ cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội cụ hồ?

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Em hãy cho biết số tiếng trong mỗi dòng thơ, vần thơ, nhịp thơ? 

Câu 2: Em hãy cho biết hình ảnh những người lính trong "những năm máu lửa"? 

Câu 3: Em hãy cho biết hình ảnh những người lính ở lại chiến trường xưa trong tưởng tưởng của tác giả?

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Cách chia khổ của bài thơ có gì đặc biệt? Hãy nêu tác dụng của cách chia đó.

Câu 2: Nêu nhận xét của em về số tiếng trong mỗi dòng và cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ.

Câu 3: Đọc bài thơ, ta như được nghe một câu chuyện về cuộc đời người lính. Em hình dung câu chuyện đó như thế nào?

Câu 4: Hãy tìm những chi tiết khắc họa hình ảnh người lính. Qua câu chuyện được kể và các chi tiết miêu tả, hình ảnh người lính hiện lên với những đặc điểm gì?

Câu 5: Nêu cảm nhận của em về tình cảm mà đồng đội và nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ.

Câu 6: Theo em, tên bài thơ Đồng dao mùa xuân có ý nghĩa như thế nào?

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ

II. Soạn bài siêu ngắn: Đọc Đồng giao mùa xuân

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Khi nghe đến cụm từ thơ bốn chữ, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em là: bài thơ gồm có nhiều dòng thơ, mỗi dòng thơ có bốn chữ/tiếng.

Em biết những bài thơ bốn chữ: Bài thơ "Lượm" của nhà thơ Tố Hữu. 

Chia sẻ cảm xúc của em về bài thơ "Lượm": Bài thơ có nhịp điệu vui tươi, dễ nhớ, dễ thuộc.

Câu 2: Chia sẻ cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội cụ hồ: nghị lực,dũng cảm, kiên cường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Em hãy cho biết số tiếng trong mỗi dòng thơ, vần thơ, nhịp thơ:

- Mỗi dòng thơ có 4 tiếng

- Bài thơ sử dụng vần chân ở hầu hết các dòng thơ, ví dụ: lính-bính, lửa-nữa..

- Nhịp thơ: 1/3 hoặc 2/4.

Câu 2: Hình ảnh những người lính trong "những năm máu lửa": Là một người trẻ tuổi, chưa từng yêu, chưa từng uống cà phê và rất thích thả diều. Theo tiếng gọi của Tổ quốc, anh đã lên đường ra trận. Trong một trận chiến ác liệt, anh đã anh dũng hy sinh, vĩnh viễn nằm lại dưới những cánh rừng đại ngàn. 

Câu 3: Hình ảnh những người lính ở lại chiến trường xưa trong tưởng tưởng của tác giả: Anh ngồi lặng lẽ. Dưới cội mai vàng./ Anh ngồi rực rỡ. Màu hoa đại ngàn/ Mắt như suối biếc/ Vai đầy núi non/ Ba lô con cóc/ Tấm áo màu xanh/ Làn da sốt rét/ Cái cười hiền lành. 

-> Là một người lính trẻ, dũng cảm, kiên cường, yêu nước, giản dị, khiêm nhường, hiền hậu. 

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: - Cách chia khổ của bài thơ có điểm đặc biệt: Cách chia khổ của bài thơ được chia theo nội dung mà không câu nệ số dòng trong mỗi khổ thơ.

- Tác dụng của cách chia đó giúp cho các khổ thơ có nội dung rõ ràng, mạch lạc.

Câu 2: Nhận xét của em về số tiếng trong mỗi dòng và cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ: 

- Số tiếng trong mỗi dòng thơ: 4.

- Cách gieo vần: vần chân.

- Ngắt nhịp: Hầu hết ngặp nhịp 2/2, một số câu ngắt nhịp 1/3

Câu 3: Đọc bài thơ, ta như được nghe một câu chuyện về cuộc đời người lính. Em hình dung câu chuyện đó là: Có một người lính còn trẻ, chưa một lần yêu, chưa từng uống cà phê, vẫn còn "trẻ con", ham thích thả diều. Anh đã theo tiếng gọi của Tổ quốc tham gia đánh trận, đi vào rừng xanh trong những năm tháng máu lửa để rồi ngày hòa bình, anh lại không trở về nữa. Anh mãi mãi đã trở thành người con của núi rừngTrường Sơn đại ngàn. Anh mãi mãi là hình ảnh người lính khoác ba lô con cóc, mặc tấm áo màu xanh với làn da sốt rét. Anh mãi mãi ngồi dưới cội mai vàng dải bao nhớ thương. 

Câu 4: Những chi tiết khắc họa hình ảnh người lính:

- Nhập ngũ khi tuổi đời còn rất trẻ và hòa bình không còn trở về.

- Hi sinh anh dũng.

- Hiền lành, giản dị, khắc khổ ("ba lô con cóc", "tấm áo màu xanh", "làn da sốt rét", "cười hiền lành").

- Mộng mơ ("mắt như suối biếc/ vai đầy núi non",...)

Qua câu chuyện được kể và các chi tiết miêu tả, hình ảnh người lính hiện lên với những đặc điểm: dũng cảm, trong sáng, hồn nhiên, vô tư, hiền lành, giản dị, mộng mơ.

Câu 5: Cảm nhận của em về tình cảm mà đồng đội và nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ: 

- Tình cảm mà đồng đội dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ:

+ Luôn ghi nhớ hình ảnh, trở thành niềm thôi thúc để sống và chiến đấu ("Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo")

+ Tưởng nhớ ("Theo chân người lính/ Về từ núi xanh" - những đồng đội còn sống vẫn về Trường Sơn thăm những người lính đã hi sinh).

- Tình cảm mà nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ: thương nhớ, tưởng nhớ ("Dải bao thương nhớ/ Mùa xuân nhân gian", "Theo chân người lính/ Về từ núi xanh" - người dân theo chân những người lính năm xưa để bày tỏ lòng biết ơn).

Câu 6: Theo em, tên bài thơ Đồng dao mùa xuân có ý nghĩa: 

- Đồng dao vốn là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em, dễ nhớ, dễ thuộc. Đặt tên bài thơ có từ đồng dao là hoàn toàn hợp lí với thể thơ bốn chữ.

- Tên bài thơ là Đồng dao mùa xuân mà không phải là một mùa nào khác, vì mùa xuân gắn với tuổi trẻ, gắn với niềm hi vọng. Đó là sự vĩnh cửu trường tồn như mùa xuân của vũ trụ. Những người lính đã ngã xuống, họ vẫn ở lại trong trái tim những người đang sống, vẫn mãi mãi là hình ảnh trẻ trung, trong sáng, yêu đời. Đặt tên bài thơ là Đồng dao mùa xuân như vậy vừa thể hiện lòng biết ơn những người lính trẻ đã hiến dâng mùa xuân cuộc đời mình vì non sông đất nước, vừa hướng người đọc về tương lai tươi đẹp.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ.

Người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm hiện lên với những nét giản dị, chân thực nhất. Đó là những người lính mãi mãi ở tuổi "mùa xuân" bởi họ đã tham gia chiến trận trong những năm tháng của tuổi trẻ và nằm ở lại đó mãi mãi. Những người lính tuổi còn quá trẻ: "Chưa một lần yêu/ Cà phê chưa uống/ Còn mê thả diều". Họ đã dùng tuổi trẻ, đã đem thanh xuân của mình để cống hiến cho Tổ quốc,bảo vệ nền độc lập dân tộc, để trở thành ngọn lửa mà đồng đội luôn đem theo bên mình: "Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo". Sự hi sinh của những người lính đã hóa thành bất tử, biến họ mãi mãi sống ở độ tuổi "mùa xuân". Đồng đội, nhân dân, đất nước sẽ luôn ghi nhớ, biết ơn công lao của những người lính "mùa xuân" như trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm.

III. Soạn bài ngắn nhất: Đọc Đồng giao mùa xuân

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: 

- Là bài thơ gồm có nhiều dòng thơ, mỗi dòng thơ có bốn chữ/tiếng.

- Bài thơ "Lượm" của nhà thơ Tố Hữu. 

- Bài thơ "Lượm": Bài thơ có nhịp điệu vui tươi, dễ nhớ, dễ thuộc.

Câu 2: Hình ảnh anh bộ đội cụ hồ: nghị lực,dũng cảm, kiên cường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: 

- Mỗi dòng thơ có 4 tiếng

- Bài thơ sử dụng vần chân ở hầu hết các dòng thơ, ví dụ: lính-bính, lửa-nữa..

- Nhịp thơ: 1/3 hoặc 2/4.

Câu 2: Là một người trẻ tuổi, chưa từng yêu, chưa từng uống cà phê và rất thích thả diều. Theo tiếng gọi của Tổ quốc, anh đã lên đường ra trận. Trong một trận chiến ác liệt, anh đã anh dũng hy sinh, vĩnh viễn nằm lại dưới những cánh rừng đại ngàn. 

Câu 3: Hình ảnh những người lính ở lại chiến trường xưa trong tưởng tưởng của tác giả: Anh ngồi lặng lẽ. Dưới cội mai vàng./ Anh ngồi rực rỡ. Màu hoa đại ngàn/ Mắt như suối biếc/ Vai đầy núi non/ Ba lô con cóc/ Tấm áo màu xanh/ Làn da sốt rét/ Cái cười hiền lành. 

-> Là một người lính trẻ, dũng cảm, kiên cường, yêu nước, giản dị, khiêm nhường, hiền hậu. 

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: - Cách chia khổ của bài thơ được chia theo nội dung mà không câu nệ số dòng trong mỗi khổ thơ.

- Tác dụng: giúp cho các khổ thơ có nội dung rõ ràng, mạch lạc.

Câu 2: 

- Số tiếng trong mỗi dòng thơ: 4.

- Cách gieo vần: vần chân.

- Ngắt nhịp: Hầu hết ngặp nhịp 2/2, một số câu ngắt nhịp 1/3

Câu 3: Có một người lính còn trẻ, chưa một lần yêu, chưa từng uống cà phê, vẫn còn "trẻ con", ham thích thả diều. Anh đã theo tiếng gọi của Tổ quốc tham gia đánh trận và rồi dũng cảm hy sinh. Anh nằm lại núi rừngTrường Sơn đại ngàn. Anh mãi mãi là hình ảnh người lính khoác ba lô con cóc, mặc tấm áo màu xanh với làn da sốt rét. Anh mãi mãi ngồi dưới cội mai vàng dải bao nhớ thương. 

Câu 4: 

- Nhập ngũ khi tuổi đời còn rất trẻ và hòa bình không còn trở về.

- Hi sinh anh dũng.

- Hiền lành, giản dị, khắc khổ ("ba lô con cóc", "tấm áo màu xanh", "làn da sốt rét", "cười hiền lành").

- Mộng mơ ("mắt như suối biếc/ vai đầy núi non",...)

Hình ảnh người lính hiện lên với những đặc điểm: dũng cảm, trong sáng, hồn nhiên, vô tư, hiền lành, giản dị, mộng mơ.

Câu 5: 

- Tình cảm mà đồng đội dành cho những người lính đã hi sinh được :

+ Luôn ghi nhớ hình ảnh, trở thành niềm thôi thúc để sống và chiến đấu ("Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo")

+ Tưởng nhớ ("Theo chân người lính/ Về từ núi xanh" - những đồng đội còn sống vẫn về Trường Sơn thăm những người lính đã hi sinh).

- Tình cảm mà nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh: thương nhớ, tưởng nhớ ("Dải bao thương nhớ/ Mùa xuân nhân gian", "Theo chân người lính/ Về từ núi xanh" - người dân theo chân những người lính năm xưa để bày tỏ lòng biết ơn).

Câu 6: 

- Đồng dao vốn là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em có thể thơ bốn chữ, dễ nhớ, dễ thuộc.

- Tên bài thơ là Đồng dao mùa xuân mà không phải là một mùa nào khác, vì mùa xuân gắn với tuổi trẻ, gắn với niềm hi vọng. Đó là sự vĩnh cửu trường tồn như mùa xuân của vũ trụ. Những người lính đã ngã xuống, họ vẫn ở lại trong trái tim những người đang sống, vẫn mãi mãi là hình ảnh trẻ trung, trong sáng, yêu đời. Đặt tên bài thơ là Đồng dao mùa xuân như vậy vừa thể hiện lòng biết ơn những người lính trẻ đã hiến dâng mùa xuân cuộc đời mình vì non sông đất nước, vừa hướng người đọc về tương lai tươi đẹp.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm là những người lính mãi mãi ở tuổi "mùa xuân" bởi họ đã tham gia chiến trận trong những năm tháng của tuổi trẻ và nằm ở lại đó mãi mãi. Những người lính tuổi còn quá trẻ: "Chưa một lần yêu/ Cà phê chưa uống/ Còn mê thả diều". Họ đã dùng tuổi trẻ, đã đem thanh xuân của mình để cống hiến cho Tổ quốc, để trở thành ngọn lửa mà đồng đội luôn đem theo bên mình: "Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo". Sự hi sinh của những người lính đã hóa thành bất tử, biến họ mãi mãi sống ở độ tuổi "mùa xuân". Đồng đội, nhân dân, đất nước sẽ luôn ghi nhớ, biết ơn công lao của những người lính "mùa xuân" ấy. 

IV. Soạn bài cực ngắn: Đọc Đồng giao mùa xuân

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: 

- Là bài thơ gồm có nhiều dòng thơ, mỗi dòng thơ có bốn chữ/tiếng.

- Bài thơ "Lượm" của nhà thơ Tố Hữu -> Bài thơ có nhịp điệu vui tươi, dễ nhớ, dễ thuộc.

Câu 2: Hình ảnh anh bộ đội cụ hồ: nghị lực,dũng cảm, kiên cường.

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: 

- Mỗi dòng thơ có 4 tiếng

- Bài thơ sử dụng vần chân.

- Nhịp thơ: 1/3 hoặc 2/4.

Câu 2: Là một người trẻ tuổi, chưa từng yêu, chưa từng uống cà phê và rất thích thả diều. Theo tiếng gọi của Tổ quốc, anh đã lên đường ra trận. Dưới sự ác liệt của bom đạn, anh đã anh dũng hy sinh, vĩnh viễn nằm lại dưới những cánh rừng đại ngàn. 

Câu 3: Hình ảnh những người lính ở lại chiến trường xưa trong tưởng tưởng của tác giả: Là một người lính trẻ, dũng cảm, kiên cường, yêu nước, giản dị, khiêm nhường, hiền hậu. 

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Cách chia khổ của bài thơ được chia theo nội dung mà không câu nệ số dòng trong mỗi khổ thơ -> Giúp cho các khổ thơ có nội dung rõ ràng, mạch lạc.

Câu 2: 

- Số tiếng trong mỗi dòng thơ: 4.

- Cách gieo vần chân.

- Ngắt nhịp: Hầu hết ngặp nhịp 2/2, một số câu ngắt nhịp 1/3

Câu 3: Có một người lính còn trẻ tuổi đã theo tiếng gọi của Tổ quốc tham gia đánh trận và rồi dũng cảm hy sinh. Anh nằm lại núi rừngTrường Sơn đại ngàn. Hình ảnh của anh hiện lên với nét giản dị, mộc mạc, chất phác. Anh mãi mãi ngồi dưới cội mai vàng dải bao nhớ thương. 

Câu 4: 

- Nhập ngũ khi tuổi đời còn rất trẻ và đã hi sinh.

- Hiền lành, giản dị, khắc khổ ("ba lô con cóc", "tấm áo màu xanh", "làn da sốt rét", "cười hiền lành").

- Mộng mơ ("mắt như suối biếc/ vai đầy núi non",...)

-> Đặc điểm: dũng cảm, trong sáng, hồn nhiên, vô tư, hiền lành, giản dị, mộng mơ.

Câu 5: 

- Tình cảm mà đồng đội dành cho những người lính đã hi sinh được: Luôn ghi nhớ hình ảnh, trở thành niềm thôi thúc để sống và chiến đấu. 

- Tình cảm mà nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh: thương nhớ, tưởng nhớ và biết ơn. 

Câu 6: Tên bài thơ là Đồng dao mùa xuân vì mùa xuân gắn với tuổi trẻ, gắn với niềm hi vọng. Đó là sự vĩnh cửu trường tồn như mùa xuân của vũ trụ. Những người lính đã dũng cảm hi sinh vì Tôr quốc nhưng họ vẫn ở lại trong trái tim những người đang sống. Đặt tên bài thơ là Đồng dao mùa xuân như vậy vừa thể hiện lòng biết ơn những người lính trẻ đã hiến dâng mùa xuân cuộc đời mình vì non sông đất nước, vừa hướng người đọc về tương lai tươi đẹp.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm là những người lính mãi mãi ở tuổi "mùa xuân" bởi họ đã tham gia chiến trận trong những năm tháng của tuổi trẻ và nằm ở lại đó mãi mãi. Những người lính tuổi còn quá trẻ nhưng vẫn xung phong ra trận. Họ đã dùng tuổi trẻ, đã đem thanh xuân của mình để bảo vệ nền độc lập nước nhà. Sự hi sinh của những người lính đã hóa thành bất tử, biến họ mãi mãi sống ở độ tuổi "mùa xuân". Đồng đội, nhân dân, đất nước sẽ luôn ghi nhớ, biết ơn công lao của những người lính "mùa xuân" ấy. 

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài đọc đồng dao mùa xuân ngắn nhất, soạn bài đọc đồng dao mùa xuân ngữ văn 7 kết nối ngắn nhất, soạn văn 7 kết nối tri thức bài đọc đồng dao mùa xuân cực ngắn

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 kết nối tri thức ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net