Soạn văn 7 ngắn nhất bài: Bài Côn Sơn ca

Soạn bài: Bài Côn Sơn ca - ngữ văn 7 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Bài Côn Sơn ca cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Em hãy dựa vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ lục bát ở chú thích để nhận dạng thể thơ của đoạn thơ được trích, dịch trong Bài ca Côn Sơn về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần.

Câu 2: Em hãy đếm trong đoạn thơ có mây từ ta và trả lời các câu hỏi:

a. Nhân vật ta là ai?

b. Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta hiện lên trong đoạn thơ như thế nào?

c. Tiếng suối chảy rì rầm được ví với tiếng đàn cầm. Đá rêu phơi được ví với chiếu êm. Cách ví von đó giúp em cảm nhận được gì về nhân vật ta?

Câu 3: Cùng với hình ảnh của nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết nào? Nhận xét về cảnh tượng Côn Sơn.

Câu 4: Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong bóng râm mát của trúc bóng râm? Từ đó, em thử hình dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là con người như thế nào?

Câu 5: Hãy chỉ ra hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ và phân tích tác dụng của điệp từ đối với việc tạo nên giọng điệu của đoạn thơ.

II. Soạn bài siêu ngắn: Bài Côn Sơn ca

Câu 1: Côn Sơn ca được làm bằng thể thơ lục bát:

  • Số câu: không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có hai câu, một câu 6 (đứng trước) và một câu 8 (đứng sau).
  • Số chữ: một cặp lục bát (6 - 8) có 14 chữ.
  • Hiệp vần: vần chân và vần lưng. Tất cả những chữ hiệp vần đều thanh bằng, chữ cuối của câu lục vần với chữ 6 của câu bát.

Câu 2: Trong bài thơ từ ta xuất hiện 5 lần

a.Ta chính là tác giả Nguyền Trãi

b. Hình ảnh và tâm hồn: lúc lắng nghe tiếng suối, lúc ngồi trên đá êm, lúc nằm dưới bóng thông xanh, lúc ngâm thơ giữa rừng trúc.

c. Cách ví von  “tiếng suối” ví như “tiếng đàn cầm”  thể hiện sự tinh tế, sự liên tưởng độc đáo của nhà thơ.

Câu 3: Cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả qua chi tiết:

  • Một bức tranh phong cảnh khoáng đạt, nên thơ, đẹp tựa như tranh
  • Có tiếng suối rì rầm, có đá rêu phơi, có thông vi vút, có trúc bóng râm. 
  • Con người và thiên nhiên đã tạo nên một không gian rộng lớn bao trùm lên con người của tác giả.

Câu 4: Hình ảnh nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong bóng râm mát của trúc bóng râm: gợi cho ta nghĩ đến hình ảnh một tiên ông nhàn tản, không chút vấn vương thế sự. Đó một thi sĩ đa tình đang thả trọn tâm hồn với thiên nhiên.

=> Cảm thấy cảm phục vẻ đẹp tài hoa và tâm hồn thi sĩ của ông với thiên nhiên.

Câu 5: Hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ: 

  • Côn Sơn : điệp 2 lần; 
  • Ta: điệp 5 lần; 
  • Trong: điệp 3 lần; 
  • Có: điệp 2 lần.

=> Tạo nên tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ

III. Soạn bài ngắn nhất: Bài Côn Sơn ca

Câu 1: Bài Côn Sơn ca thuộc thể thơ lục bát. Số câu không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có hai câu, một câu 6 và một câu 8, một cặp lục bát (6 - 8) có 14 chữ, Hiệp vần: vần chân và vần lung, những chữ hiệp vần đều thanh bằng, chữ cuối của câu lục vần với chữ 6 của câu bát.

Câu 2: Trong bài thơ từ ta xuất hiện 5 lần. Ta chính là tác giả Nguyền Trãi. Hình ảnh và tâm hồn thể hiện lúc lắng nghe tiếng suối, lúc trên đá êm, nằm dưới bóng thông xanh, lúc ngâm thơ. Cách ví von thể hiện sự tinh tế, tâm hồn giao hòa với thiên nhiên của Nguyễn Trãi

.Câu 3: Bằng vài nét phác họa, thi sĩ Nguyễn Trãi đã vẽ ra ngay trước mắt người đọc một bức tranh phong cảnh khoáng đạt, nên thơ và hữu tình, cảnh Côn Sơn đẹp tựa như tranh, đề lại trong lòng người đọc dấu ấn khó phai mờ.

Câu 4: Ta bắt gặp nhân vật trữ tình (ta) ngâm thơ nhàm dưới màu xanh mát của trúc bóng râm, gợi cho ta nghĩ đến hình ảnh một tiên ông nhàn tản, không màn sự đời

=> Thi sĩ đa tình đang thả trọn tâm hồn với thiên nhiên.

Câu 5: Tác giả đã dùng biện pháp điệp từ trong bài thơ để tạo nên tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ như sau: Côn Sơn : điệp 2 lần; ta: điệp 5 lần; trong: điệp 3 lần; có: điệp 2 lần.

IV. Soạn bài cực ngắn: Bài Côn Sơn ca

Câu 1: Sơ lược về thể thơ lục bát được thể hiện trong Bài Côn Sơn ca: 

  • Không hạn chế số câu
  • Một cặp lục bát 14 chữ
  • Hiệp vần chân và vần lung

Câu 2: Ta chính là tác giả Nguyền Trãi và có 5 lần chữ ta xuất hiện trong bài thơ. Thi sĩ như đang thả hồn, hòa mình với thiên nhiên, để thưởng ngoạn cảnh trí Côn Sơn. . Bài thơ có nhiều hình ảnh so sánh ví von thể hiện tâm hồn giao hòa với thiên nhiên của Nguyễn Trãi.

Câu 3: Hình ảnh Có tiếng suối rì rầm, có đá rêu phơi, có thông vi vút, có trúc bóng râm cho thấy hình ảnh Côn Sơn khoáng đạt, nên thơ và hữu tình.

Dưới ngòi bút tinh tế của tác giả, hình ảnh Côn Sơn đã để lại trong lòng người đọc dấu ấn khó phai mờ.

Câu 4: Nhân vật ta dành cho thiên nhiên một tình yêu thật tươi trong và tuyệt đẹp, một tiên ông nhàn tản, không chút vấn vương thế sự.

=> Vẻ đẹp nhất trong tâm hồn cao quý của ông.

Câu 5: Hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ: Côn Sơn : điệp 2 lần; ta: điệp 5 lần; trong: điệp 3 lần; có: điệp 2 lần.

=> Tạo nên tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ

Tìm kiếm google: soan bai van 7 ngan nhat, soan van 7 bai con son ca, soan van 7 cuc ngan, soan van 7 sieu ngan

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 1 ngắn nhất

Danh mục bài soạn văn 7 tập 1 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net