[toc:ul]
Câu 1: Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì? Vì sao lại xác định như vậy?
Câu 2: Bài thơ được lặp ý bằng cách dựng lên một tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đầy, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết.
Em có tán thành ý kiến trên không? Nếu không, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi.
a. Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thế nào khi bạn đến chơi nhà?
b. Qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế?
c. Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ " ta với ta" nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ ?
d. Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài “Bạn đến chơi nhà”.
Câu 3: a. Ngôn ngữ ở bài Bạn đến chơi nhà có gì khác với ngôn ngữ ở đoạn thơ Sau phút chia li đã học?
b. So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
Câu 1: Bài thơ Bạn đến chơi nhà được làm bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, vì:
Câu 2:
a. Theo như câu đầu tiên thì tác giả phải tiếp đãi bạn thật chu đáo vì bạn lâu lắm mới có điều kiện gặp lại.
b. Sáu câu thơ tiếp theo cho thấy tác giả không có gì để tiếp đãi bạn => sự thiếu thống về vật chất và là đòn bẩy cho câu 8.
c. Câu thứ 8 cho thấy bạn không cần những gì cao sang cả, khẳng định chỉ cần tình bạn chân thật.
d. Giọng điệu bài thơ như lời giãi bày, thanh minh của tác giả với người bạn về hoàn cảnh của mình => Muốn tiếp bạn chu đáo, coi trọng tình bạn.
Câu 3: Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ Bạn đến chơi nhà mang tính chất dân dã đời thường.
Câu 1: Bài thơ Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Vì có 8 câu (bát cú), có 7 chữ trong mỗi dòng thơ, hiệp vần ở chữ cuối của các dòng 1-2-4-6-8 (nhà - xa -gà - hoa – ta), câu 3 đối với câu 4.
Câu 2:
a. Câu đầu tiên cho thấy tác giả tiếp đã bạn một cách tử tế, chu đáo.
b. Sáu câu thơ tiếp theo cho thấy tác giả thật sự thiếu thốn, không có gì tiếp đãi bạn => đòn bẩy cho câu 8.
c. Câu thứ 8 nhấn mạnh tình cảm tri ân của bạn, không cần vật chất.
d. Cho thấy tác giả coi trọng cái tình, coi trọng sự cung kính trong tình bạn => Muốn đãi bạn chu đáo nhưng điều kiện không cho phép.
Câu 3: Bài thơ Bạn đến chơi nhà sử dụng từ ngữ mộc mạc, dân giả.
Cụm từ “ta với ta”:
Câu 1: Theo bài Bạn đến chơi nhà ta thấy: Bài thơ có 8 câu (bát cú), có 7 chữ trong mỗi dòng thơ, hiệp vần ở chữ cuối của các dòng 1-2-4-6-8 (nhà - xa -gà - hoa – ta), câu 3 đối với câu 4.
=> Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
Câu 2:
a. Câu đầu tiên cho thấy tác giả muốn tiếp đã bạn một cách tử tế, chu đáo.
b. Sáu câu thơ tiếp theo tác giả đã nêu lên một hoàn cảnh tiếp đãi bạn khá đặc biệt đó là: trẻ đi vắng; chợ xa; có cá, có gà nhưng không đánh bắt được; có mướp, có bầu, có cà nhưng tất cả đều chưa đến lúc thu hoạch => Sự thiếu thốn
c. Câu thứ 8 nhấn mạnh tình cảm tri ân của bạn, không cần vật chất.
d. Cho thấy tác giả coi trọng cái tình, coi trọng sự cung kính trong tình bạn.
Câu 3: Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ Bạn đến chơi nhà mang tính chất dân dã đời thường. Cụm từ ta với ta trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan là nỗi buồn riêng. Cụm từ “ta với ta” trong bài bạn đến chơi nhà là niềm vui chung.