Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
(1 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực văn học:
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu - GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS. - Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách tiến hành - GV dẫn dắt vào bài học: Trong tiết học trước, các em đã học về biện pháp nhân hoá và 3 kiểu nhân hoá. Hôm nay, chúng ta sẽ vận dụng các kiến thức đã học để tìm hiểu biện pháp nhân hoá trong các bài thơ, đoạn văn và thực hành viết các câu có biện pháp nhân hoá. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu biện pháp nhân hóa trong bài thơ Ông Mặt trời óng ánh. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ: - Nắm được kiến thức về biện pháp nhân hóa. - Trả lời được những câu hỏi trong bài và vận dụng vào những BT có liên quan. b. Tổ chức thực hiện - GV mời 1 – 2 HS đọc yêu cầu của BT1: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: ÔNG MẶT TRỜI ÓNG ÁNH Ông Mặt Trời óng ánh Toả nắng hai mẹ con Bóng con và bóng mẹ Dắt nhau đi trên đường. Ông nhíu mắt nhìn em Em nhíu mắt nhìn ông “Ông ở trên trời nhé! Cháu ở dưới này thôi!". Ông Mặt Trời óng ánh Hai ông cháu cùng cười Mẹ cười, đi bên cạnh. Ông Mặt Trời óng ánh... NGÔ THỊ BÍCH HIỀN a) Sự vật nào được nhân hoá trong bài thơ? b) Sự vật đó được nhân hoá bằng cách nào? - GV tổ chức giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu bài thơ Ông mặt trời óng ánh, thảo luận nhóm đôi để thảo luận câu hỏi của BT1. - GV mời 1 – 2 HS chia sẻ kết quả trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá, sửa lỗi (nếu có) và nêu đáp án đúng: a) Sự vật được nhân hoá trong bài thơ là Mặt Trời. b) Mặt Trời được nhân hoá bằng 3 cách: · Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người: ông Mặt Trời. · Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người: ông Mặt Trời nhíu mắt, cười. · Nói với sự vật thân mật như nói với người :“Ông ở trên trời nhé! Cháu ở dưới này thôi!”. Hoạt động 2: Xác định kiểu nhân hóa trong một số đoạn văn, đoạn thơ. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - HS nắm được kiến thức về biện pháp tu từ nhân hóa. - Vận dụng vào hoàn thiện BT và trả lời những câu hỏi có liên quan. b. Tổ chức thực hiện - GV mời 1 – 2 HS đọc to thông tin về 3 kiểu nhân hóa, các HS khác đọc thầm theo: + Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người. + Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người. + Nói với sự vật như nói với người. - GV mời 3 bạn HS đọc to 3 đoạn văn, đoạn thơ trong BT2: a) Buổi sớm, khi cậu gà ri te tái chạy ở trong chuồng ra, dẫn đầu ba chị gà, một bác ngan với một lũ con líp nhíp và mấy thím vịt thì ở nóc chuồng, chọi ta cũng nhảy xuống, hai cái chân gieo bịch trên nền đất. Theo TÔ HOÀI b) Bắt đền trăng đấy Trốn vào sau mây Để buồn cỏ cây Khóc mưa thút thít.
Trái bòng chẳng thiết Nằm ườn trên mâm Quả na lặng câm Mắt nhìn xa vắng. NGUYỄN ĐÌNH XUÂN c) Khi cô sách giáo khoa nói đến những cuốn sách như thế, cả hộp chữ chúng tôi xôn xao hẳn lên, tất cả reo nhảy mừng rõ. Chúng nó tranh nhau hỏi hết câu này đến câu khác làm cho cô không còn biết trả lời thế nào. Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG - GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc nhóm đôi: tìm ra các từ ngữ nhân hóa trong 3 đoạn văn, đoạn thơ, xác định kiểu nhân hóa được sử dụng. - GV mời vài HS trả lời các câu hỏi trước lớp, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, sửa lỗi (nếu có) và nếu đáp án đúng:
|
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS tìm hiểu bài, thảo luận nhóm.
- HS chia sẻ kết quả. - HS lắng nge, tiếp thu.
- HS đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc bài.
- HS làm việc nhóm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
|
----------------- Còn tiếp -----------------
Với Toán, Văn:
Với các môn còn lại:
LƯU Ý:
=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra