Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 cánh diều bài 3 TH tiếng Việt: Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp

Soạn mới Giáo án ngữ văn 8 cánh diều bài TH tiếng Việt: Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT:  THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

CÁC ĐOẠN VĂN DIỄN DỊCH, QUY NẠP, SONG SONG, PHỐI HỢP

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (biểu đồ, hình ảnh, số liệu, …) và chỉ ra được tác dụng của chúng

- Nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn

- Viết được đoạn văn theo cấu trúc nhất định

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …

  1. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập trong Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp

- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn

  1. Phẩm chất:

- Thái độ học tập nghiêm túc, chăm chỉ

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh học ở nhà

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi

 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS.
  4. Sản phẩm: Bài trình bày của HS về những từ loại đã được học
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:

Xác định câu chủ đề trong đoạn văn sau:

Lời chào đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp giữa người với người. Đặc biệt là đối với người Việt Nam vốn coi trọng phép tắc và phép xã giao. Lời chào thường được dùng cho cả người quen lẫn người không quen. Hầu hết đa số người trẻ tuổi chào hỏi những người lớn tuổi trước. Vai trò của lời chào trong cuộc sống không mang tính xã giao như nhiều người vẫn nghĩ. Một lời chào trước hết thể hiện sự tôn trọng đối với người nhận. Đồng thời cũng thể hiện tình cảm, sự quan tâm của người nói đối với người nhận. Một lời chào, như một lời cảm ơn hay xin lỗi, không làm cho một người nghèo đi hay giàu thêm. Nhưng nó có thể góp phần làm nên nhân cách tốt đẹp, trình độ văn minh của con người. Chính vì vậy mà ông cha ta có một câu nói rất ý nghĩa "Lời chào cao hơn mâm cỗ" hay "lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" để khuyên mọi người phải luôn có ý thức giữ gìn lễ nghi, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

  1. A. Vai trò của lời chào trong cuộc sống không mang tính xã giao như nhiều người vẫn nghĩ
  2. B. Chính vì vậy mà ông cha ta có một câu nói rất ý nghĩa "Lời chào cao hơn mâm cỗ" hay "lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" để khuyên mọi người phải luôn có ý thức giữ gìn lễ nghi, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
  3. Lời chào đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp giữa người với người. Đặc biệt là đối với người Việt Nam vốn coi trọng phép tắc và phép xã giao.
  4. D. Một lời chào, như một lời cảm ơn hay xin lỗi, không làm cho một người nghèo đi hay giàu thêm

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ hoàn thành bài tập theo hình thức cá nhân

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2 – 3 HS trả lời

Đáp án đúng là C, câu chủ đề của đoạn văn trên là Lời chào đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp giữa người với người. Đặc biệt là đối với người Việt Nam vốn coi trọng phép tắc và phép xã giao.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét câu trả lời của HS, yêu cầu các HS khác lắng nghe có đưa ra nhận xét, góp ý cho phần trình bày của bạn

- GV dẫn dắt: Như vậy, tùy thuộc vào nội dung trong đoạn văn mà người viết muốn truyền tải, cậu chủ đề trong đoạn văn đó sẽ có những vị trí đứng khác nhau. Từ đó, hình thành nên các kiểu viết đoạn văn đầy sáng tạo, và đạt tính hiểu quả nghệ thuật cao. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách trình bày các đoạn văn nhé!

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học

  1. Mục tiêu: Nắm được kiến thức về các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời các kiến thức về các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và phần chuẩn bị bài ở nhà, trả lời các câu hỏi sau:

- Thế nào là đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp?

- Trình bày đặc điểm của các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp

- Trình bày những hiểu biết của em về phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

Ôn lại kiến thức:

1. Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp

a. Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn trình bày vấn đề theo trình tự các ý từ khái quát đến cụ thể. Ở đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề đứng đầu đoạn văn, nêu ý khái quát của cả đoạn, các câu còn lại phát triển theo ý của câu chủ đề

Ví dụ: Cây cối luôn được ví là “lá phổi xanh”. Lá cây giúp che chắc các thành phần bụi bẩn, độc hại có trong không khí. Nếu không có cây xanh che bụi và các chất ô nhiễm, con người sẽ khó thở và mắc nhiều bệnh mãn tính do không khí ô nhiễm gây ra (Theo Thu Thuỷ)

b. Đoạn văn quy nạp là đoạn văn trình bày vấn đề theo trình tự từ các ý cụ thể đến ý khái quát. Ở đoạn văn quy nạp, câu chủ đề là câu đứng cuối đoạn, khái quát ý từ những câu đứng trước

Ví dụ: Chính quyền nhân dân ta vững chắc. Quân đội nhân dân ta hùng mạnh. Mặt trận dân tộc rộng rãi. Công nhân, nông dân, trí thức được rèn chữ, thử thách và tiến bộ không ngừng. Nói tóm lại, lực lượng của chúng ta to lớn và ngày càng to lớn (Hồ Chí Minh)

c. Đoạn văn song song là đoạn văn không có câu chủ đề, các câu trong đoạn có quan hệ bình đẳng với nhau và cùng có tác dụng làm rõ ý khái quát nêu ở phần trước hoặc sau đó

Ví dụ: Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu (Hồ Chí Minh)

Đoạn văn này gồm những câu có quan hệ bình đẳng với nhau cùng làm rõ ý khái quát nêu ở phần trước: Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa

d. Đoạn văn phối hợp là đoạn văn vừa có câu chủ đề ở đầu đoạn, vừa có câu chủ đề ở cuối đoạn, tức là kết hợp cách trình bày ở đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp.

Ví dụ, đoạn văn sau có các câu chủ đề đứng ở đầu và cuối đoạn cùng nêu ý khái quát, những câu còn lại làm rõ ý khái quát nêu ở câu chủ đề: Các con vật trong nhà có xu hướng mang lại một cảm giác bình yên cho trẻ. Một số trẻ nhỏ thường có cảm giác thoải mái khi ở cạnh những con vật nuôi hơn là khi ở bên người khác. Cũng giống như người lớn, trẻ thường thích ở bên những con thú cưng khi chúng cảm thấy buồn, giận dữ hay khó chịu. Thật kì diệu, những con vật nuôi sẽ mang đến sự yên bình trong mọi tình huống và luôn dành cho con người một tình yêu vô điều kiện (Theo Thuỳ Dương)

2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

 

 

-----------------Còn tiếp---------------

Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 cánh diều bài 3 TH tiếng Việt: Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 8 mới cánh diều bài TH tiếng Việt: Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp, giáo án ngữ văn 8 cánh diều

Soạn mới giáo án ngữ văn 8 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay