Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
TIẾT : NÓI VÀ NGHE
THẢO LUẬN Ý KIẾN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG
- Biết thảo luận ý kiến về một hiện tượng trong đời sống phù hợp với lứa tuổi
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực trình bày
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, đưa ra ý kiến của về vấn đề
- Năng lực tiếp thu tri thức, kỹ năng của kiểu bài và hoàn thành các yêu cầu của bài tập
Biết lắng nghe, thể hiện sự tôn trọng những cách cảm nhận, đánh giá về một hiện tượng trong đời sống phù hợp với lứa tuổi
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chuẩn bị cho bài nói trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập để trình bày trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.
Hoạt động 1: Định hướng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc SGK và tả lời các câu hỏi sau: + Thế nào là thảo luận về một hiện tượng trong đời sống? + Ta cần lưu ý những nội dung gì trong quá trình thảo luận về một hiện tượng trong đời sống? - GV dành khoảng 5 phút cho HS tự soát lại nội dung bài nói đã chuẩn bị ở nhà (dựa trên hướng dẫn của SHS và những nhiệm vụ được GV giao thực hiện trước đó).
- GV hướng dẫn: + Đề bài: Thảo luận về hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích trong đời sống + Xem lại dàn ý ở phần Viết và các nội dung văn bản đã học như Đổi tên cho xã (Lưu Quang Vũ), Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Mô-li-e),... Có thể thêm, bớt các nội dung cần thiết của dàn ý để đáp ứng yêu cầu của việc thảo luận + Xác định đối tượng nghe, bối cảnh trình bày để chuẩn bị nội dung phù hợp + Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video, … Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức và ghi lên bảng. | 1. Thế nào là thảo luận về một hiện tượng trong đời sống? - Về nội dung, thảo luận ý kiến về một hiện tượng trong đời sống cũng giống như viết bài nghị luận về một hiện tượng của đời sống, chỉ khác ở cách thực hiện. Viết là làm bài văn bằng ngôn ngữ viết. Còn thảo luận là trao đổi bằng lời nói, thực hiện trong nhóm hoặc cả lớp. 2. Lưu ý Để thảo luận ý kiến về một hiện tượng trong đời sống, các em cần chú ý: - Nêu được hiện tượng cần thảo luận phù hợp với lứa tuổi. - Nêu rõ ý kiến (quan điểm) của người nói: đồng tỉnh hay phản đối với vấn đề đã nêu. - Phân tích và chứng minh ý kiến của mình bằng các lí lẽ và bằng chứng tin cậy, cụ thể, giàu sức thuyết phục. - Trong khi trình bày có thể sử dụng công nghệ thông tin để tăng hiệu quả 3. Chuẩn bị
|
Hoạt động 2: Thực hành
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Việc thảo luận cần theo hình thức: Một học sinh trình bày ý kiến của mình, sau đó, các bạn khác nêu câu hỏi hoặc phát biểu ý kiến cá nhân (có thể bổ sung, tán thành hoặc phản đối ý kiến của người trình bày, ..) - GV lưu ý HS một số vấn đề: Hoạt động nói và nghe cần đảm bảo được các yêu cầu sau: * Người nói - Nội dung trình bày: + Vấn đề trình bày được nêu rõ ràng, cụ thể. + Ý kiến phong phú, có trọng tâm, trình bày lô gích; lí lẽ và bằng chứng làm nổi bật được vấn đề. - Hình thức trình bày: + Bài trình bày có bố cục rõ ràng. + Sử dụng công cụ, thiết bị hỗ trợ phù hợp. + Có sự sáng tạo trong trình bày. - Tác phong, thái độ trình bày: + Phong thái tự tin, tôn trọng người nghe, sử dụng ngôn ngữ cơ thể sinh động, phù hợp. + Nói trôi chảy, mạch lạc, không bị ngắt quãng, hoặc không có những từ ngữ chêm xen (à, ờ, thì, mà, là,…). + Tốc độ nói vừa phải, có nhấn giọng ở những nội dung quan trọng. + Giải đáp thắc mắc cụ thể, ngắn gọn, thỏa đáng. + Bảo đảm yêu cầu về thời gian trình bày. * Người nghe - Lắng nghe, xác định và ghi lại các thông tin chính của bài trình bày; những nội dung cần hỏi lại. - Thể hiện thái độ chú ý lắng nghe; sử dụng các yếu tố cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói. - Hỏi lại những điểm chưa rõ (nếu cần); có thể trao đổi thêm quan điểm cá nhân về nội dung của bài trình bày. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS luyện tập bài nói. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - HS trình bày kết quả trước lớp, GV yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung và hoàn thiện bảng kiểm theo phiếu dưới đây Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức | 2. Nói và nghe |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác