Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 cánh diều bài 5 Nói và nghe: Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học

Soạn mới Giáo án ngữ văn 8 cánh diều bài 5 Nói và nghe: Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

TIẾT  : NÓI VÀ NGHE

NGHE VÀ TÓM TẮT NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH VỀ MỘT VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/yêu cầu cần đạt

- Biết nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực trình bày

  1. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, đưa ra ý kiến của về vấn đề

- Năng lực tiếp thu tri thức, kỹ năng của kiểu bài và hoàn thành các yêu cầu của bài tập

  1. Phẩm chất

Biết lắng nghe, thể hiện sự tôn trọng những cách tóm tắt về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ.
  4. Sản phẩm: HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chuẩn bị cho bài tóm tắt về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập để trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Định hướng

  1. Mục tiêu: HS nắm được cách xây dựng bài thảo luận đạt yêu cầu.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hướng dẫn của GV để chuẩn bị bài tóm tắt
  3. Sản phẩm học tập: Bài thảo luận đã được chuẩn bị trước ở nhà.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc SGK và tả lời các câu hỏi sau:

+ Thế nào là nghe và tóm tắt về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học?

+ Ta cần lưu ý những nội dung gì trong quá trình nghe và tóm tắt về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học?

- GV dành khoảng 5 phút cho HS tự soát lại nội dung bài nói đã chuẩn bị ở nhà (dựa trên hướng dẫn của SHS và những nhiệm vụ được GV giao thực hiện trước đó).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV hướng dẫn:

+ Đề bài: Nghe và ghi lại nội dung chính của cuộc thảo luận, trao đổi về vấn đề: Từ các tác phẩm đã học, hãy phát biểu những suy nghĩ của em về những biểu hiện của tình yêu Tổ quốc

+ Xem lại dàn ý ở phần Viết và có thể thêm, bớt các nội dung cần thiết của dàn ý để đáp ứng yêu cầu của việc nghe và tóm tắt

+ Xác định đối tượng nghe, bối cảnh trình bày để chuẩn bị nội dung phù hợp

+ Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video, …

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức và ghi lên bảng.

1. Thế nào là nghe và tóm tắt về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học?

- Biết nghe cũng quan trọng như biết nói. Trong nhiều trường hợp nghe mà không hiểu, không nắm được hoặc hiểu sai thông tin chính dẫn đến tình trạng “ông nói gà, bà nói vịt”. Nghe hiểu cũng cần rèn luyện như đọc hiểu văn bản. Bài này tập trung vào yêu cầu: nghe và tóm tắt được nội dung chính mà nhóm đã trao đổi, thảo luận về một vấn đề của đời sống.

- Nội dung chính của cuộc thảo luận, trao đổi thường được thể hiện qua đề tài, chủ đề của buổi thảo luận. Ví dụ:

+ Từ một số tác phẩm tiêu biểu, suy nghĩ về các biểu hiện của lòng yêu nước.

+ Qua truyện Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam), bàn về vẻ đẹp của lòng nhân ái

+ Từ các bài thơ Nắng mới (Lưu Trọng Lư), Nếu mai em về Chiêm Hóa (Mai Liễu), Đường về quê mẹ (Đoàn Văn Cừ), Quê người (Vũ Quần Phương)… em hãy nêu suy nghĩ của mình về vai trò của quê hương đối với mỗi con người.

- Suy nghĩ về những thói hư tật xấu cần phê phán qua một số hài kịch và truyện cười đã học.

2. Lưu ý

Muốn tóm tắt dược ý chính của cuộc trao đổi, thảo luận, các em cần lưu ý:

- Chú ý nghe kĩ nội dung thuyết trình về một vấn đề của đời sống mà người nói đã trình bày.

- Ghi lại các ý chính theo hệ thống: ý lớn (Đó là vấn đề gì? Nội dung lớn gồm các ý nào?), ý nhỏ (triển khai ý lớn), các bằng chứng, ví dụ minh hoạ,...

- Tuỳ theo yêu cầu của việc tóm tắt để lựa chọn và ghi lại các nội dung chính.

- Trình bày bản tóm tắt nội dung chính theo từng mức độ.

3. Chuẩn bị

 

Hoạt động 2: Thực hành

  1. Mục tiêu: Nắm được các kĩ năng nói và nghe
  2. Nội dung: HS trình bày trong nhóm và trước lớp
  3. Sản phẩm học tập: HS áp dụng các yêu cầu nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Thực hành nghe và ghi lại ý chính của bài thuyết trình

- GV lưu ý HS một số vấn đề: Hoạt động nói và nghe cần đảm bảo được các yêu cầu sau:

* Người nói

-  Nội dung trình bày:

+ Vấn đề trình bày được nêu rõ ràng, cụ thể.

+ Ý kiến phong phú, có trọng tâm, trình bày lô gích; lí lẽ và bằng chứng làm nổi bật được vấn đề.

- Hình thức trình bày:

+ Bài trình bày có bố cục rõ ràng.

+ Sử dụng công cụ, thiết bị hỗ trợ phù hợp.

+ Có sự sáng tạo trong trình bày.

- Tác phong, thái độ trình bày:

+ Phong thái tự tin, tôn trọng người nghe, sử dụng ngôn ngữ cơ thể sinh động, phù hợp.

+ Nói trôi chảy, mạch lạc, không bị ngắt quãng, hoặc không có những từ ngữ chêm xen (à, ờ, thì, mà, là,…).

+ Tốc độ nói vừa phải, có nhấn giọng ở những nội dung quan trọng.

+ Giải đáp thắc mắc cụ thể, ngắn gọn, thỏa đáng.

+ Bảo đảm yêu cầu về thời gian trình bày.

* Người nghe

- Lắng nghe, xác định và ghi lại các thông tin chính của bài trình bày; những nội dung cần hỏi lại.

- Thể hiện thái độ chú ý lắng nghe; sử dụng các yếu tố cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói.

- Hỏi lại những điểm chưa rõ (nếu cần); có thể trao đổi thêm quan điểm cá nhân về nội dung của bài trình bày.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS luyện tập bài nói.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- HS trình bày kết quả trước lớp, GV yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung và hoàn thiện bảng kiểm theo phiếu dưới đây

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 

2. Nói và nghe

Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 cánh diều bài 5 Nói và nghe: Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 8 mới cánh diều bài 5 Nói và nghe: Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học

Soạn mới giáo án ngữ văn 8 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay