Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../....
TIẾT: TỰ ĐÁNH GIÁ
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
- HS nhận biết được các các yếu tố hình thức (cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôi kể, ngôn ngữ, …) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa của văn bản; tư tưởng, tình cảm, thái độ của người kể chuyện, …) của tác phẩm Tức nước vỡ bờ
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Tức nước vỡ bờ
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Tức nước vỡ bờ
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề
- Yêu quê hương, đất nước, tự hào về truyền thống dân tộc, cảm phục và noi theo tấm gương của các anh hùng dân tộc; nhận thức đúng năng lực và phẩm chất của bản thân
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi:
- Em hãy kể tên các văn bản, bài viết và bài nói và nghe em đã được học trong bài 8: Truyện lịch sử và tiểu thuyết
- Em hãy liệt kê các đơn vị và nội dung kiến thức mà em đã được học ở bài 8
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành chuẩn bị câu trả lời theo hình thức cá nhân
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời một số HS đứng dậy để trả lời câu hỏi
- Các văn bản em đã được học trong bài 8: Truyện lịch sử và tiểu thuyết là: Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Gia Văn Phái), Đánh nhau với cối xay gió (Xéc-van-tét), Bên bờ Thiên Mạc (Hà Ân); nội dung viết em được học về cách viết một bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống; phần nói-nghe là nghe và tóm tắt nội dung người khác giới thiệu
- Các đơn vị và nội dung kiến thức mà em đã được học trong bài 8 là một số yếu tố hình thức (cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôi kể, ngôn ngữ, …) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa của văn bản; tư tưởng, tình cảm, thái độ của người kể chuyện, …) của truyện lịch sử và tiểu thuyết; cốt truyện đơn tuyến, cốt truyện đa tuyến; câu khẳng định, câu phủ định; cách viết một bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một vấn đề của đời sống; nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình giới thiệu về một nhân vật lịch sử hoặc một tiểu thuyết đã học (hoặc đã đọc, nghe) bằng hình thức nói hoặc viết
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS
- GV dẫn dắt vào bài mới: Để củng cố thêm kiến thức cho bài 8: Truyện lịch sử và tiểu thuyết thì ngày hôm nay, cô và trò chúng ta sẽ đến với tiết Tự đánh giá: Tức nước vỡ bờ
Hoạt động 1: Đọc văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Tiến hành trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa (trang 79, 80) Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS đọc văn bản Tức nước vỡ bờ và trả lời câu hỏi: Câu 1. Đoạn chữ in nhỏ ở phía trên văn bản Tức nước vỡ bờ có nhiệm vụ gì? A. Tóm tắt toàn bộ tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố B. Tóm tắt bối cảnh xảy ra trước đoạn trích Tức nước vỡ bờ C. Tóm tắt câu chuyện bọn người nhà lí trưởng đánh trói anh Dậu D. Tóm tắt cảnh chị Dậu phải xoay xở vì suất sưu của chồng
- GV nhận xét, chốt kiến thức. | Tiến hành trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa (trang 79, 80) Câu 1. B
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác