Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ĐỌC 3: MẢNH SÂN CHUNG
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực văn học:
III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu - GV nhắc lại một số quy ước cho HS về học Tiếng Việt. - Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV đặt câu hỏi cho HS: Ở nhà em có bao giờ giúp bố mẹ làm việc nhà không? Hãy kể co cả lớp cùng nghe nhé? - GV mời HS trả lời. - GV nhận xét và gợi ý: em thường giúp bố mẹ: quét nhà, nấu cơm, nhặt rau, trông em, cho gà ăn,... - GV giao nhiệm vụ cho HS: HS đọc tên bài và quan sát bức tranh minh họa trong bài: - GV dẫn dắt vào bài mới: Trong bức ranh, em thấy có hai bạn nhỏ đang cầm chổi quét sân, quét nhà. Đó chính là hai nhân vật đáng yêu trong câu chuyện Mảnh sân chung. Câu chuyện diễn ra như thế nào? Hai bạn nhỏ đang yêu như thế nào? Các em hãy đọc bài để có câu trả lời nhé. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Tự luyện đọc theo hướng dẫn. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu bài Mảnh sân chung, giọng thong thả, rõ ràng, sinh động. Nhấn giọng ở những từ ngữ mới hoặc khó đối với HS. GV kết hợp với HS giải nghĩa từ ngữ khó: sạch bong, hối hả, tờ mờ, rả rích, bất giác, sạch như lau như li,... và những từ ngữ khác HS chưa hiểu (nếu có). - GV tổ chức cho HS luyện đọc như đã hướng dẫn ở các bài trước. Hoạt động 2: Đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài. Trả lời câu hỏi bằng trò chơi phỏng vấn. - Hiểu được nội dung của bài đọc. b. Tổ chức thực hiện. - GV mời 5 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ 5 CH trong SGK. Cả lớp đọc thầm theo: + Câu 1: Qua đoạn 1, em hiểu vì sao cái săn chung như được chia thành hai nửa? + Câu 2. Trong mỗi đoạn tiếp theo, Thuận và Liên đã làm điều gì đáng khen? + Câu 3. Câu mở đầu mỗi đoạn trong câu chuyện trên có tác dụng gì? + Câu 4. Ý nghĩa (chủ đề) của câu chuyện này là gi + Câu 5. Tưởng tượng em là Thuận hoặc Liên trong câu chuyện trên. Hãy ghi lại sự việc diễn ra vào sáng thứ Sáu bằng 4 – 5 dòng nhật kí. - GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài đọc, thảo luận nhóm theo các CH tìm hiểu bài. - GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả. - GV nhận xét, chốt đáp án: (1) Qua đoạn 1, em hiểu cái sân chung như được chia thành hai nửa bởi vì mỗi nhà có thói quen quét dọn khác nhau: Phần sân bên nhà Thuận được quét sạch sẽ từ sáng sớm, còn phần sân bên nhà Liên đến chiều tối mới được quét. (2) Trong mỗi đoạn tiếp theo, Thuận và Liên đã thay nhau quét mảnh sân chung, chứ không chỉ quét riêng phần sân của nhà mình. (3) Câu mở đầu mỗi đoạn có tác dụng nêu nội dung chính của đoạn đó, cụ thể là cho biết thời gian diễn ra sự việc. (4) Ý nghĩa (chủ đề) của câu chuyện này: Câu chuyện đề cao tinh thần tương thân tương ái với hàng xóm, láng giềng, luôn sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh. (5) HS tưởng tượng em là Thuận hoặc Liên trong câu chuyện trên. Hãy ghi lại sự việc diễn ra vào sáng thứ Sáu bằng 4 – 5 dòng nhật kí. GV lấy VD cho HS tham khảo:
|
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS luyện đọc.
- HS đọc CH.
- HS thảo luận nhóm.
- HS báo cáo kết quả. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời: Chúng ta nên có tinh thần đoàn kết với hàng xóm, láng giềng, luôn chia sẻ và giúp đỡ hàng xóm, láng giềng trong cuộc sống hằng ngày. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác