Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức bản mới nhất Bài 3: cánh rừng trong nắng (tiết 1). Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ĐỌC – CÁNH RỪNG TRONG NẮNG.
TÌM CÂU NÊU HOẠT ĐỘNG
Sau bài học này, HS sẽ:
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh cánh rừng trong cuộc sống thường ngày: - GV dẫn dắt và yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Các cánh rừng trên đều có nhiều ánh nắng chiếu vào trông thật đẹp phải không nào? Vậy các em đã bao giờ được nhìn và tới những cánh rừng như vậy chưa? Hãy chia sẻ cho cô và cả lớp cùng biết nhé! - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời; các HS khác lắng, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Ôn tập bài đọc Cánh rừng trong nắng B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc bài Cánh rừng trong nắng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Cánh rừng trong nắng với giọng đọc thể hiện được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. b. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu 1 lần bài đọc Cánh rừng trong nắng + Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai: làng tôi, lưng Trường Sơn, núi non trùng điệp, tàu lá cọ, tiếng suối róc rách. + Đọc câu dài: Biết bao cảnh sắc/ như hiện ra trước mắt chúng tôi:/ bầy vượn tinh nghịch/ đánh đu trên cành cao,/ đàn hươu nai xinh đẹp và hiền lành/ rủ nhau ra suối,/ những vạt cỏ đẫm sương/ long lanh trong nắng. + Đọc diễn cảm câu thể hiện cảm xúc của nhân vật: Đứa nào cũng vui. - GV hướng dẫn HS: đọc các từ ngữ dễ phát âm sai, đọc diễn cảm lời thoại, cùng HS nhắc lại và giải nghĩa một số từ ngữ khó trong bài. - GV yêu cầu HS cả lớp đọc thầm 1 lượt. - GV mời 3 HS đọc 3 đoạn nối tiếp trước lớp. + Đoạn 1: Từ đầu đến tiếng chim hót líu lo. + Đoạn 2: Tiếp theo đến nhìn ngơ ngác. + Đoạn 3: Còn lại. - GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có). Hoạt động 2: Luyện tập – đọc hiểu bài Cánh rừng trong nắng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài Cánh rừng trong nắng b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm - GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời: Câu 1: Ngôi làng của bạn nhỏ nằm ở đâu? A. Đỉnh Trường Sơn. B. Làng Trường Sơn. C. Chân Trường Sơn D. Giữa cao nguyên trùng trùng, điệp điệp Câu 2: Các bạn nhỏ đi thăm rừng trong một ngày như thế nào? A. Mưa rào B. Gió lạnh C. Nắng ráo D. Nóng bức Câu 3: Khi trong rừng, các bạn nhỏ đã nghe thấy những âm thanh gì? A. Tiếng suối róc rách B. Tiếng chim hót líu lo C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai. Câu 4: Dòng nào sau đây là sai khi miêu tả về cây cối trong rừng? A. Vươn lên cao tít đón nắng. B. Thấp lùn, sần sùi C. Thẳng tắp D. Tán lá tròn xoe Câu 5: “Trùng điệp” nghĩa là gì? A. Nối nhau liên tiếp như không bao giờ hết B. Tách rời nhau, không liên kết C. Nối nhau liên tiếp nhưng rồi sẽ hết D. Tách rời nhau, nhưng sẽ lại nối nhau. - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và trả lời câu hỏi. Sau đó thảo luận theo cặp đôi để trao đổi đáp án. - GV mời đại diện một số HS đọc đáp án trước lớp; các HS khác lắng nghe, nhận xét, đọc đáp án khác (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Nhiệm vụ 2: Gạch chân câu giới thiệu và câu nêu hoạt động trong đoạn văn - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Nhóm nào nhanh nhất?”: + GV trình chiếu cho HS quan sát đoạn văn hoặc đọc thầm trong SGK tr.18: Mặt trời chiếu những luống sáng qua kẽ lá. Cây cối vươn ngọn lên cao tít đón nắng. Nhiều cây thân thẳng tắp, tán lá tròn xoe. Những con sóc nâu đuôi cong nhảy thoăn thoắt qua các cành cây. Thấy có người đi tới, chúng dừng cả lại, nhìn ngơ ngác. + GV chia lóp làm 2 nhóm “Cây cối” và “Động vật", yêu cầu HS: Các em hãy gạch 1 gạch dưới những câu giới thiệu về cây cối và gạch 2 gạch dưới những câu nêu hoạt động về con vật trong khu rừng trong đoạn văn trên. Nhóm nào trả lời nhanh và đúng nhất sẽ được tuyên dương. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, gạch chân vào sgk hoặc viết vào vở những câu giới thiệu và câu nêu hoạt động trong đoạn văn. - GV mời đại diện HS các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: · Câu giới thiệu về cây cối: + Mặt trời chiếu những luồng sáng qua kẽ lá. + Cây cối vươn ngọn lên cao tít đón nắng. + Nhiều cây thân thẳng tắp, tán lá tròn xoe. · Câu nêu hoạt động về con vật trong khu rừng: + Những con sóc nâu đuôi cong nhảy thoăn thoắt qua các cành cây. + Thấy có người đi tới, chúng dừng cả lại, nhìn ngơ ngác. Nhiệm vụ 3: Tô màu vào tên những con vật - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm (4-6 HS/ nhóm) và phát cho mỗi nhóm 5 tờ giấy nhỏ có ghi tên các con vật như sau:
ng trong nắng. |
- HS ổn định chỗ ngồi. - HS quan sát hình ảnh.
- HS lắng nghe và suy nghĩ câu trả lời.
- HS xung phong, chia sẻ
- HS lắng nghe, vào bài học.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. - HS đọc thầm. - HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát và đọc câu hỏi.
- HS trả lời và trao đổi đáp án với bạn bên cạnh.
- HS đọc đáp án; các HS khác lắng nghe và so sánh với đáp án của mình. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS hào hứng tham gia trò chơi.
- HS làm bài.
- HS trình bày kết quả.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV phân chia nhiệm vụ.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài
- HS trình bày kết quả.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng Việt 3 KNTT, giáo án buổi chiều Tiếng Việt 3 Kết nối Bài 3: cánh rừng trong nắng (tiết 1), giáo án dạy thêm Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức Bài 3: cánh rừng trong nắng (tiết 1)