Tải giáo án buổi 2 cực hay Tiếng việt 3 KNTT Bài 11: lời giải toán đặc biệt

Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức bản mới nhất Bài 11: lời giải toán đặc biệt. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 6:

BÀI 11: LỜI GIẢI TOÁN ĐẶC BIỆT (TIẾT 1)

ĐỌC – LỜI GIẢI TOÁN ĐĂC BIỆT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc lại bài đọc Lời giải toán đặc biệt; Nắm được nội dung của văn bản và có thêm hiểu biết về đại văn hào nước Pháp Vích-to Huy-gô.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe, tự giác học tập và hoàn thành nhiệm vụ. Tích cực tham gia các hoạt động học tập trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tiếng việt.
  • Năng lực văn học:
  • Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tinh thần ham học hỏi trong học tập.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1)
  • Tranh minh họa bài đọc Lời giải toán đặc biệt.
  • Phiếu bài tập số 23.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Tiếng Việt 3 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1).

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

  • Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
  • Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV chiếu hình ảnh cho HS quan sát:

 

- GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận trong nhóm:

+ Đây là những môn học nào?

+ Em thích học môn nào hơn? Vì sao?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS các nhóm chia sẻ câu trả lời; các HS khác lắng, nhận xét.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ôn tập bài đọc Lời giải toán đặc biệt

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc bài Lời giải toán đặc biệt

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Lời giải toán đặc biệt  với giọng đọc thể hiện được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

b. Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu 1 lần bài đọc Lời giải toán đặc biệt.

+ Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai (VD: Vích-to Huy-gô, mười lăm phút nữa, mải miết,...).

+ Đọc đúng ngữ điệu ngạc nhiên của lời thầy giáo: À, ra thế!

- GV hướng dẫn HS: đọc các từ ngữ dễ phát âm sai, đọc diễn cảm lời thoại, cùng HS nhắc lại và giải nghĩa một số từ ngữ khó trong bài.

- GV yêu cầu HS cả lớp đọc thầm 1 lượt.

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp:

+ Đoạn 1: từ đầu đến giỏi đều các môn.

+ Đoạn 2: tiếp theo đến lo lắng thay cho Huy-gô.

+ Đoạn 3: tiếp theo đến À, ra thế!.

+ Đoạn 4: phần còn lại.

- GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

Hoạt động 2: Luyện tập – đọc hiểu bài Lời giải toán đặc biệt

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài Lời giải toán đặc biệt

b. Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

- GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời:

Câu 1: Khi còn ở tiểu học, Vích-to Huy-gô là một học sinh như thế nào?

A. Lười học, dốt nát, học kém mọi môn

B. Học lực trung bình, vừa học vừa chơi.

C. Thông minh, có năng khiếu làm nhà Toán học.

D. Chăm học, thông minh, giỏi đều các môn.

Câu 2: Vì sao thầy giáo lại lo lắng cho Vích-to Huy-gô trong giờ kiểm tra toán

A. Vì Vich-to Huy-gô làm xong bài từ rất sớm

B. Vì Vich-to Huy-gô ngồi cắn bút từ đầu giờ

C. Vì Vich-to Huy-gô nhắc bài cho bạn

D. Vì Vich-to Huy-gô không biết làm bài

Câu 3: Câu nào nói đúng tình trạng ban đầu của lớp kiểm tra Toán cuối năm?

A. Chỉ có một mình Vích-to Huy-gô là hăng say làm bài tập, còn các bạn khác đều ngồi cắn bút vì đề quá khó.  

B. Tất cả học sinh dự thi đều làm bài hăng say ngay từ đầu.

C. Các bạn cùng thi đều mải miết làm bài, trong khi đó Huy-gô lại ngồi cắn bút.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Huy-gô viết xong đáp án số và mang lên nộp khi nào?

A. Khi còn 5 phút

B. Khi quá 5 phút

C. Vừa đúng lúc hết giờ

D. Khi thầy giáo hét vào mặt.   

Câu 5: Sau này, Vích-to Huy-go đã trở thành một nhân vật như thế nào?

A. Nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng thế giới.

B. Nhà toán học siêu phàm

C. Nhà thơ toán

D. Một thầy giáo dạy toán bằng thơ nổi tiếng khắp năm châu.   

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và trả lời câu hỏi. Sau đó thảo luận theo cặp đôi để trao đổi đáp án.

- GV mời đại diện một số HS đọc đáp án trước lớp; các HS khác lắng nghe, nhận xét, đọc đáp án khác (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

D

B

C

C

A

Nhiệm vụ 2: Gạch dưới từ ngữ chỉ tài năng và đặc điểm của Vích-to Huy-go

- GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy gạch 1 gạch dưới từ ngữ chỉ tài năng của Vích-to Huy-go, gạch 2 gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm của Vích-to Huy-gô khi còn là học sinh tiểu học.

- GV hướng dẫn HS đọc đoạn văn sau hoặc đoạn văn trong SGK tr.50 để gạch chân vào chính xác các từ ngữ chỉ tài năng và đặc điểm:

Vích-to Huy-gô bộc lộ tài năng thơ ca của mình từ rất sớm. Hồi còn là học sinh tiểu học, cậu học chăm, thông minh và giỏi đều các môn.

- GV mời một số HS trả lời, các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Vích-to Huy-gô bộc lộ tài năng thơ ca của mình từ rất sớm. Hồi còn là học sinh tiểu học, cậu học chăm, thông minh và giỏi đều các môn.

Nhiệm vụ 3: Tìm câu nói lên sự đặc biệt trong bài kiểm tra toán của Vích-to Huy-go

- GV đặt câu hỏi nhanh: Lời giải bài toán của Vích-to Huy-gô có gì đặc biệt?

- GV chọn bất kì 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.

- GV chốt đáp án: Lời giải toán của Vích-to Huy-gô đặc biệt ở chỗ đó là lời giải toán được viết bằng thơ.

- GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy tìm và viết lại câu nói lên sự đặc biệt trong bài kiểm tra toán của Vích-to Huy-gô?

- GV hướng dẫn cho HS làm việc theo cặp đôi, thảo luận và gạch chân vào câu nói lên sự đặc biệt trong bài kiểm tra toán của Vích-to Huy-gô.

- GV mời đại diện một số cặp đôi HS trả lời, các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. 

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Câu nói lên sự đặc biệt trong bài kiểm tra toán của Vích-to Huy-gô: Lời giải toán được viết bằng thơ.

Hoạt động 3: Kể tên tác phẩm nối tiếng của nhà văn Vích-to Huy-gô

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố thêm kiến thức và hiểu biết về các tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Vích-to Huy-go.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy tìm hiểu và kể tên 3 tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Vích-to Huy-gô mà em biết.

- GV tổ chức cho HS thảo luận trong nhóm trong thời gian quy định, các thành viên sẽ cùng nhau kể tên 3 tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Vích-to Huy-gô mà các em biết, sau đó ghi vào vở.

- GV mời đại diện một số HS các nhóm chia sẻ câu trả lời trước lớp, các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, chốt một vài đáp án: Nhũng tác phẩm nổi tiếng của Vích-to Huy-gô:

+ Những người khốn khổ

+ Nhà thờ Đức Bà Paris

+ Ngày cuối cùng của một từ tù.

- GV đặt thêm câu hỏi gợi mở: Em đã đọc tác phẩm nào của nhà văn Vích-to Huy-gô chưa? Hãy chia sẻ về nội dung của tác phẩm đó.

- GV mời một vài HS chia sẻ trước lớp, các HS khác chăm chú lắng nghe.

- GV nhận xét và kết luận.

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nâng cao, mở rộng một số kiến thức đã học và hoàn thành Phiếu bài tập số 23

b. Cách tiến hành:

- GV phát Phiếu bài tập số 23 cho HS, yêu cầu HS làm bài tập vào phiếu.

Đính kèm Phiếu bài tập số 23 cuối bài.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các bài tập trong Phiếu bài tập số 23; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Bài 1: HS đọc trước lớp bài đọc Tôi đã học tập như thế nào

Bài 2:

a. Đ                               b. S

c. Đ                               d. S

e. S                               e. Đ

Bài 3: Đáp án B

Bài 4: Các từ ngữ miêu tả không khí lớp học trong buổi trò chuyện với giám mục Cri-xan-phơ: ấm áp, dễ chịu khác thường.

Bài 5: Vị giám mục tạo được không khí vui vẻ, dễ chịu đối với lớp học vì thầy biết cách kéo gần khoảng cảnh với học sinh bằng cách kể về câu chuyện của chính thầy.  

- GV khen ngợi, động viên HS làm bài nhanh và đúng.

CỦNG CỐ, DẶN DÒ

GV hướng dẫn HS về:

- Đọc lại bài đọc Lời giải toán đặc biệtTôi đã học tập như thế nào. Nêu điểm chung về nội dung của hai bài đọc.

 

 

 

 

- HS ổn định chỗ ngồi.

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thảo luận câu trả lời trong nhóm.

 

- HS xung phong, chia sẻ

 

- HS lắng nghe, vào bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

 

- HS đọc thầm.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và đọc câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời và trao đổi đáp án với bạn bên cạnh.

 

- HS đọc đáp án; các HS khác lắng nghe và so sánh với đáp án của mình.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập. 

 

 

 

- HS đọc đoạn văn và làm bài.

 

 

 

 

- HS trả lời trước lớp.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.

 

- HS trả lời trước lớp.

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.

 

- HS làm bài theo cặp.

 

 

 

- HS trả lời trước lớp.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.  

 

- HS thảo luận bài trong nhóm.

 

 

 

 

- HS trình bày.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

 

- HS trả lời trước lớp.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

- HS nhận Phiếu bài tập số 23 và làm bài.

 

- HS đọc đáp án trước lớp; các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe, tiếp thu và chữa bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS thực hiện ở nhà.

Tải giáo án buổi 2 cực hay Tiếng việt 3 KNTT Bài 11: lời giải toán đặc biệt

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng Việt 3 KNTT, giáo án buổi chiều Tiếng Việt 3 Kết nối Bài 11: lời giải toán đặc biệt, giáo án dạy thêm Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức Bài 11: lời giải toán đặc biệt

Soạn giáo án buổi 2 Tiếng việt 3 KNTT (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay