Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức bản mới nhất Bài 19: khi cả nhà bé tí. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ĐỌC – KHI CẢ NHÀ BÉ TÍ
Sau bài học này, HS sẽ:
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV đặt câu hỏi gợi mở: Khi các em còn bé, các em có câu chuyện nào đáng nhớ không? Hãy chia sẻ với bạn bên cạnh. - GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ trả lời; các HS khác lắng, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Ôn tập bài đọc Khi cả nhà bé ti B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc bài Khi cả nhà bé ti a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Khi cả nhà bé ti với giọng đọc thể hiện được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. b. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu 1 lần bài đọc Khi cả nhà bé ti + Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai (VD: dọn dẹp, uống trà buổi sáng,... + Ngắt nhịp giữa các câu thơ, nghỉ hơi ở giữa các khổ thơ. - GV hướng dẫn HS: đọc cả bài, đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. - GV yêu cầu HS cả lớp đọc thầm 1 lượt. - GV 5 HS đọc nối tiếp 5 khổ thơ trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có). Hoạt động 2: Luyện tập – đọc hiểu bài Khi cả nhà bé ti a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài Khi cả nhà bé ti b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm - GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời: Câu 1: Bố của bạn nhỏ trong bài thơ thường làm gì? A. Dọn dẹp nhà cửa, uống trà, chơi cờ B. Chội gà, chơi ô tô cùng bạn nhỏ, xem bóng đá C. Lái ô tô, say mê sửa đồ, xem bóng đá D. Không được đề cập đến Câu 2: Bạn nhỏ trong bài thơ hỏi những gì về bà? A. Bà có còn bé ti không, bà có nghịch lắm không, bà có đi hơi còng không, bà có chăm quét nhà dọn dẹp không B. Bà có còn bé tí không, bà có đi hơi còng không C. Bà có lớn được hơn nữa không, bà có hay nghịch dại không D. Bà có nghịch lắm không, bà có chăm quét nhà dọn dẹp không. Câu 3: Đâu là cách hiểu đúng của “Khi cả nhà bé ti”? A. Khi các thành viên trong gia đình đi vào thế giới cổ tích và bị hóa thành bé ti B. Khi các thành viên trong gia đình ở lứa tuổi trẻ con C. Khi gia đình nhỏ lại thành bé xíu D. Tất cả các đáp án trên đều đúng Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về bài thơ? A. Bài thơ thể hiện bạn nhỏ là người hay quan sát, thích tìm hiểu. B. Bài thơ sử dụng ngôn ngữ theo phong cách của trẻ thơ C. Bài thơ mang đến cho người đọc một cái nhìn toàn cảnh về trẻ con D. Những câu hỏi của bạn nhỏ rất thú vị Câu 5: Những câu hỏi của bạn nhỏ về các thành viên trong gia đình có thể lên điều gì về bạn nhỏ? A. Bạn nhỏ hay quan sát, đề ý B. Bạn nhỏ yêu ông bà, bố mẹ C. Bạn nhỏ có tính hiếu động D. Bạn nhỏ có khả năng ghi nhớ rất tốt. - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và trả lời câu hỏi. Sau đó thảo luận theo cặp đôi để trao đổi đáp án. - GV mời đại diện một số HS đọc đáp án trước lớp; các HS khác lắng nghe, nhận xét, đọc đáp án khác (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Nhiệm vụ 2: Tô màu vào từ chỉ người, đồ vật - GV phát cho các nhóm HS những mảnh giấy nhỏ có ghi các từ như sau:
- GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy tô màu xanh vào từ ngữ chỉ người, màu vàng vào những từ chỉ đồ vật trong các mảnh giấy trên. - GV hướng dẫn HS các nhóm thảo luận và tô đúng máu vào các từ chỉ người và chỉ đồ vật. - GV mời đại diện HS các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Nhiệm vụ 3: Nối cột A với cột B - GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy nối cột A với cột B sao cho đúng:
- GV gợi ý cho HS đọc lại bài thơ, chú ý đền những dòng đầu tiên của từng khổ để nối hai cột cho chính xác. - GV mời 5 HS lần lượt đọc 5 câu nối đã hoàn thành, HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Khi bà còn bé ti – Dáng đi có hơi còng + Khi ông còn bé ti – Có nghiêm như bây giờ + Khi bố còn bé ti – Có thích lái ô tô + Khi mẹ còn bé ti – Có mải ngồi cắm hóa + Khi con còn bé ti – Chẳng đọc sách, chơi cờ Nhiệm vụ 4: Khoanh tròn vào từ chỉ hoạt động - GV chiếu khổ thơ sau lên màn hình hoặc yêu cầu HS đọc trong SGK tr.90: Khi ông còn bé ti Có nghiêm như bây giờ Có chau mày chơi cờ Có uống trà buổi sáng? - GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy khoanh tròn vào những từ chỉ hoạt động của ông trong khổ thơ trên. - GV hướng dẫn cho HS tìm những từ chỉ hoạt động của ông, sau đó yêu cầu HS trao đổi với bạn bên cạnh. - GV mời 1 – 2 HS đứng lên đọc bài làm trước lớp, HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, chốt đáp án: Khi ông còn bé ti Có nghiêm như bây giờ Có chau mày chơi cờ Có uống trà buổi sáng? Nhiệm vụ 5: Nối bức tranh chỉ hoạt động của bố mẹ - GV chiếu bức tranh lên màn hình như sau:
- GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy nối những bức tranh chỉ hoạt động của bố và mẹ sao cho đúng. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để nối cho chính xác. - GV mời một số cặp đôi lên bàng nối trước lớp các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nâng cao, mở rộng một số kiến thức đã học và hoàn thành Phiếu bài tập số 41 b. Cách tiến hành: - GV phát Phiếu bài tập số 41 cho HS, yêu cầu HS làm bài tập vào phiếu. Đính kèm Phiếu bài tập số 41 cuối bài. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các bài tập trong Phiếu bài tập số 41; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Bài 1: HS đọc trước lớp bài đọc Chiếc áo len Bài 2: Đáp án B. Bài 3: Đáp án C Bài 4: Đáp án A Bài 5: HS tự đặt tên cho câu chuyện. - GV khen ngợi, động viên HS làm bài nhanh và đúng. CỦNG CỐ, DẶN DÒ GV hướng dẫn HS về: - Đọc lại bài đọc Khi cả nhà bé ti, Chiếc áo len, Nêu điểm chung về nội dung của hai bài đọc. - Tìm những câu chỉ hoạt động trong bài Khi cả nhà bé ti. |
- HS ổn định chỗ ngồi. - HS lắng nghe và suy nghĩ câu trả lời.
- HS xung phong, chia sẻ
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, vào bài học.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc thầm. - HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát và đọc câu hỏi.
- HS trả lời và trao đổi đáp án với bạn bên cạnh. - HS đọc đáp án; các HS khác lắng nghe và so sánh với đáp án của mình. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS nhận mảnh giấy và đọc.
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài theo nhóm.
- HS trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài.
- HS trình bày kết quả.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát và đọc thầm.
- HS lắng nghe GV phân chia nhiệm vụ.
- HS làm bài
- HS trình bày kết quả.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS quan sát lên màn hình.
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận theo cặp
- HS trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS nhận Phiếu bài tập số 41 và làm bài. - HS đọc đáp án trước lớp; các HS khác lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe, tiếp thu và chữa bài.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện ở nhà. |
=> Lúc đặt: nhận giáo án ngay và luôn
Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng Việt 3 KNTT, giáo án buổi chiều Tiếng Việt 3 Kết nối Bài 19: khi cả nhà bé tí, giáo án dạy thêm Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức Bài 19: khi cả nhà bé tí