Tải giáo án buổi 2 cực hay Tiếng việt 3 KNTT Bài 21: tia nắng bé nhỏ

Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức bản mới nhất Bài 21: tia nắng bé nhỏ. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

TUẦN 12:

BÀI 21: TIA NẮNG BÉ NHỎ (TIẾT 1)

ĐỌC – TIA NẮNG BÉ NHỎ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc lại bài đọc Tia nắng bé nhỏ: Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian cụ thể. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm và lời nói của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Khi chúng ta biết yêu thương và quan tâm đến những người thân trong gia đình, thì người thân của chúng ta sẽ rất vui và hạnh phúc.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe, tự giác học tập và hoàn thành nhiệm vụ. Tích cực tham gia các hoạt động học tập trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tiếng việt.
  • Năng lực văn học:
  • Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
  • Tìm được từ ngữ chỉ đặc điểm
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tình cảm với người thân trong gia đình, có ý thức quan tâm tới người khác, nhận ra và biết bày tỏ cảm xúc của bản thân.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1)
  • Tranh minh họa bài đọc Tia nắng bé nhỏ.
  • Phiếu bài tập số 45.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Tiếng Việt 3 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1).

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

  • Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
  • Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV chiếu cho HS nghe bài hát “Tia nắng hạt mưa” và yêu cầu HS hát theo (nếu HS thuộc):

https://www.youtube.com/watch?v=auJD5j-RWuI

- GV đặt câu hỏi gợi mở: Những tia nắng mặt trời mang lại cho em cảm giác gì?

- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ câu trả lời; các HS khác lắng, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ôn tập bài đọc Tia nắng bé nhỏ

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc bài Tia nắng bé nhỏ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Tia nắng bé nhỏ với giọng đọc thể hiện được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

b. Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu 1 lần bài đọc Tia nắng bé nhỏ

+ Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai (VD: nắng, tán lá, phòng ngủ, lóng lánh, sưởi ấm, nhảy nhót, reo lên, long lanh,...).

+ Cách ngắt nhịp ở những câu dài, VD: Hằng ngày,/ nắng xuyên qua những tán lá trong khu vườn trước nhà/ tạo thành những vệt sáng lóng lánh/ rất đẹp.-, Một buổi sáng/ khi đang dạo chơi trên đồng cỏ,/ Na cảm thấy/ nắng sưởi ấm mái tóc mình/ và nhảy nhót trên vạt áo.

+ Tập đọc theo giọng bạn nhỏ và bà.

- GV hướng dẫn HS: đọc cả bài, đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV yêu cầu HS cả lớp đọc thầm 1 lượt.

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến đem nắng cho bà.

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến chẳng có tia nắng nào ở đó cả.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

Hoạt động 2: Luyện tập – đọc hiểu bài Tia nắng bé ti

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài Tia nắng bé ti

b. Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

- GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời:

Câu 1: Ngôi nhà của Na nằm ở đâu?

A. Trên một ngọn đồi

B. Trên một ngọn núi

C. Trên lưng chừng núi

D. Trên lưng chừng đồi

Câu 2: Bà nội của Na thích cái gì?

A. Mưa

B. Nắng

C. Tiền

D. Sức khỏe

Câu 3: Khi đang dạo chơi trên cánh đồng vào một buổi sáng nọ, Na đã nhận thấy điều gì?

A. Ánh nắng có thể đi vòng nếu ta dùng một cái ống đặc biệt

B. Bình minh đẹp biết bao  

C. Hình như mình chưa yêu bà cho lắm

D. Nắng sưởi ấm mái tóc mình và nhảy nhót trên vạt áo.

Câu 4: Những vệt sáng long lanh đẹp mắt ở khu vườn trước nhà do đâu mà tạo thành?

A. Do ánh trăng đi qua những tán lá

B. Do công nghệ sinh học tạo nên

C. Do đá quý rải khắp vườn tạo nên

D. Do nắng xuyên qua những tán lá

Câu 5: Vì sao Na không mang được nắng về cho bà?

A. Vì Na không thể giải trừ ma thuật trên đồng cỏ

B. Vì nắng đã trốn ra khỏi vạt áo của Na

C. Vì ánh nắng là thứ vô hình, không thể cầm nắm

D. Vì trên đường về nhà, Na bị kẻ trộm đánh cắp. 

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và trả lời câu hỏi. Sau đó thảo luận theo cặp đôi để trao đổi đáp án.

- GV mời đại diện một số HS đọc đáp án trước lớp; các HS khác lắng nghe, nhận xét, đọc đáp án khác (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

A

B

D

D

C

Nhiệm vụ 2: Tìm đặc điểm của ánh nắng

- GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy tìm trong bài đọc và viết lại đặc điểm của ánh nắng:

Trong vườn

Trên mái tóc

Trong ánh mắt của bạn Na

 

 

 

- GV hướng dẫn cho HS làm việc theo cặp đôi, đọc nhanh lại vào đọc và viết lại chính xác đặc điểm của ánh nắng ở 3 vị trí khác nhau.  

- GV mời một số HS lên bảng viết đáp án; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Trong vườn

Trên mái tóc

Trong ánh mắt của bạn Na

Như một vệt sáng lóng lánh rất đẹp

Rực rỡ

Long lanh

Nhiệm vụ 3: Điền từ thể hiện cảm xúc

- GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm sẽ làm 1 ví dụ với nhiệm vụ: Em hãy điền từ thể hiện cảm xúc thích hợp để trả lời cho câu hỏi dưới đây:

a) – Bà ơi! Bà nhìn này! Cháu mang ít nắng về cho bà đấy!

b) – Kìa, nắng long lanh trong ánh mắt cháu và rực lên trên mái tóc của cháu đây này.

- GV hướng dẫn cho HS 2 nhóm hoàn thành nhiệm vụ của nhóm mình, khuyến khích các nhóm điền nhiều từ thể hiện cảm xúc và có thể làm bài của nhóm khác.

- GV mời đại diện HS hai nhóm trình bày đáp án trước lớp, các HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.  

- GV nhận xét và chốt một vài đáp án:

a) – Bà ơi! Bà nhìn này! Cháu mang ít nắng về cho bà đấy! à Thể hiện cảm xúc mừng rỡ

b) – Kìa, nắng long lanh trong ánh mắt cháu và rực lên trên mái tóc của cháu đây này. à Thể hiện cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc.

Nhiệm vụ 4: Nhận xét về bé Na

- GV đặt câu hỏi cho HS suy nghĩ: Việc Na muốn đem ánh nắng đến cho bà thể hiện Na là cô bé như thế nào?

- GV gợi ý cho HS tìm nhiều từ chỉ đặc điểm để nhận xét về nhân vật bé Na.

- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ câu trả lời, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Việc Na muốn đem ánh nắng đến cho bà thể hiện Na là cô bé hiếu thảo, rất yêu thương và kính trọng bà. Na quan tâm bà, luôn muốn dành những điều tốt nhất cho bà.

Hoạt động 3: Đánh dấu vào tác dụng của ánh nắng đến đời sống sức khỏe con người

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được tác dụng của ánh nắng đến đời sống sức khỏe con người.

b. Cách tiến hành:

 

 

 

 

- HS ổn định chỗ ngồi.

- HS lắng nghe bài hát và hát theo.

 

 

 

- HS suy nghĩ câu hỏi.

 

- HS chia sẻ câu trả lời trước lớp.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe và vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

 

- HS đọc thầm.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời và trao đổi đáp án với bạn bên cạnh.

- HS đọc đáp án; các HS khác lắng nghe và so sánh với đáp án của mình.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.

 

 

 

- HS thảo luận cặp đôi và làm bài

 

 

- HS viết lên bảng trước lớp.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV phân công và nêu yêu cầu của bài tập.

 

 

 

 

 

 

- HS làm bài

 

 

 

- HS trình bày kết quả. 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS viết vào vở đáp án.

- HS chia sẻ câu trả lời.

 

 

Tải giáo án buổi 2 cực hay Tiếng việt 3 KNTT Bài 21: tia nắng bé nhỏ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng Việt 3 KNTT, giáo án buổi chiều Tiếng Việt 3 Kết nối Bài 21: tia nắng bé nhỏ, giáo án dạy thêm Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức Bài 21: tia nắng bé nhỏ

Soạn giáo án buổi 2 Tiếng việt 3 KNTT (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay