Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức bản mới nhất Bài 32: cây bút thần. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ĐỌC – CÂY BÚT THẦN
DỌC MỞ RỘNG
Sau bài học này, HS sẽ:
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố vui”. - GV phổ biến luật chơi: + GV lần lượt đọc câu đố như sau: a. Cái mình đo đỏ Cái mỏ nâu nâu Xuống tắm ao sâu Lên cày ruộng cạn. b. Cây suôn đuồn đuột Trong ruột đen thui Con nít lui cui Dẫm đầu đè xuống c. Mười hai tên đựng một hòm Thương cho đời chúng hao mòn mãi đi d. Cái thân vừa trắng vừa tròn Cái ruột thật thẳng lại còn xanh, đen Đầu như hạt cái tí hon Thế mà giấy trắng phải tìm kết duyên e. Cày trên ruộng trắng phau Khát xuống uống nước giếng đen ngòm. g. Mình bầu, môi miệng nứt hai Chỉ có một mắt, chui hoài trong hoang + GV nêu yêu cầu HS: Em hãy giải đố lần lượt các ví dụ, cho biết đó là cái gì? + GV mời các HS nhanh tay trả lời câu hỏi, mỗi HS trả lời đúng câu đố sẽ được tuyên dương và nhận quà. - GV nhận xét, chốt đáp án đúng: a. Bút mực d. Bút bi b. Bút chì e. Bút máy c. Bút chì màu g. Ngòi bút - GV dẫn dắt HS vào bài: Đọc – Cây bút thần B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc bài Cây bút thần a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Cây bút thần với giọng đọc thể hiện được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. b. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu 1 lần bài đọc Cây bút thần với giọng đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. - GV hướng dẫn HS: đọc cả bài (giọng kể chuyện, thay đổi ngữ điệu ở chỗ lời nói trực tiếp của các nhân vật), nhắc HS nhìn vào bài để đọc thầm theo. + Đọc đúng từ ngữ có các tiếng dễ phát âm sai (VD: Mã Lương, kiếm củi trên núi, cây bút sáng lấp lánh,...). + Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Một đêm,/ Mã Lương mơ thấy một cụ già tóc bạc phơ/ đưa cho em cây bút sáng lấp lánh./ Em reo lên:/ “Cây bút đẹp quái/ Cháu cảm ơn ông”. + Đọc diễn cảm những lời nói của Mã Lương. - GV yêu cầu HS cả lớp đọc thầm 1 lượt. - GV mời 5 HS đọc nối tiếp theo 5 đoạn (hoặc 2 HS đọc nối tiếp 5 đoạn). - GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có). Hoạt động 2: Luyện tập – đọc hiểu bài Cây bút thần a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài thơ Cây bút thần. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm - GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời: Câu 1: Mã Lương có sở thích là gì? A. Vẽ B. Hát C. Múa D. Bơi lội Câu 2: Ông cụ già đã đưa cho Mã Lương cái gì trong giấc mơ? A. Một cây bút chì chắc chắn B. Một bộ sáp màu chất lượng C. Một cây bút sáng lấp lánh D. Một cây bút ma quái Câu 3: Phú ông đối đãi với Mã Lương như thế nào? A. Rất nồng hậu, coi Mã Lương như con trong nhà B. Phú ông ngược đãi Mã Lương, bắt nhốt em vào chuồng ngựa, bỏ đói, bỏ rét C. Rất kính nể tài năng của Mã Lương tiên sinh D. Cả A và C Câu 4: Khi phú ông làm sai đầy tớ vào cướp cây bút thì Mã Lương đã làm gì? A. Chống cự quyết liệt B. Bằng lòng để bọn đầy tớ lấy cây bút đi C. Vượt ra ngoài bằng chiếc thang vẽ trên tường D. Vẽ ra súng rồi bắn chết những tên đầy tớ xông vào Câu 5: Vì sao Mã Lương không chịu làm theo ý muốn của phú ông? A. Vì phú ông đã nhốt Mã Lương vào chuồng ngựa B. Vì phú ông bắt Mã Lương chịu đói, chịu rét C. Vì Mã Lương có mối thù không đội trời chung với phú ông D. Vì phú ông đã giàu có lại còn tham lam. - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và trả lời câu hỏi. Sau đó thảo luận theo cặp đôi để trao đổi đáp án. - GV mời đại diện một số HS đọc đáp án trước lớp; các HS khác lắng nghe, nhận xét, đọc đáp án khác (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Nhiệm vụ 2: Gạch chân vào câu cảm và câu khiến - GV chiếu cho HS hai đoạn văn sau, chia lớp làm hai nhóm và nêu yêu cầu: Một nhóm gạch chân dưới câu cảm, một nhóm gạch chân dưới câu khiến trong những đoạn văn sau: a) Nhóm câu cảm: Một đêm, Mã Lương mơ thấy một cụ già tóc bạc phơ đưa cho em cây bút sáng lấp lánh. Em reo lên: “Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông!”. Tỉnh dậy, Mã Lương thấy cây bút vẫn trong tay mình. b) Nhóm câu khiến: Biết chuyện, một phú ông trong làng sai đầy tớ: “Mau bắt Mã Lương về cho ta!”. Hắn bắt Mã Lương vẽ theo ý muốn của hắn. - GV hướng dẫn cho HS thảo luận nhóm gạch chân vào đúng câu cảm và câu khiến. - GV mời đại diện HS 2 nhóm đọc đáp án trước lớp; các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. - GV nhận xét và chốt đáp án: a) Nhóm câu cảm: Một đêm, Mã Lương mơ thấy một cụ già tóc bạc phơ đưa cho em cây bút sáng lấp lánh. Em reo lên: “Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông!”. Tỉnh dậy, Mã Lương thấy cây bút vẫn trong tay mình. b) Nhóm câu khiến: Biết chuyện, một phú ông trong làng sai đầy tớ: “Mau bắt Mã Lương về cho ta!”. Hắn bắt Mã Lương vẽ theo ý muốn của hắn. Nhiệm vụ 3: Tô màu vào những sự vật mà Mã Lương đã vẽ bằng cây bút thần - GV phát cho HS một bức tranh chưa tô màu vẽ những sự vật như sau: - GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy tô màu vào những sự vật mà Mã Lương đã vẽ bằng cây bút thần. - GV hướng dẫn cho HS đọc đoạn thứ 3 trong bài đọc để tô màu chính xác vào nhũng sự vật mà Mã Lương đã vẽ bằng cây bút thần. - GV mời 2 – 3 HS trưng bày bài tô màu của mình dán lên bảng lớp, các HS khác quan sát, lắng nghe và nhận xét. - GV nhận xét, chốt đáp án: Những sự vật mà Mã Lương đã vẽ: chim, cá, ngựa, bánh Nhiệm vụ 4: Tìm câu văn thể hiện sự ngược đãi của phú ông với Mã Lương - GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy tìm và viết lại câu văn thể hiện sự ngược đãi của phú ông với Mã Lương. - GV hướng dẫn HS đọc đoạn văn thứ 4 trong bài đọc để tìm ra câu văn thể hiện sự ngược đãi của phú ông với Mã Lương. - GV mời một số HS đọc to câu văn vừa tìm được, các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. - GV nhận xét, chốt đáp án: Câu văn thể hiện sự ngược đãi của phú ông với Mã Lương: Hắn nhốt em vào chuồng ngựa bỏ đói, bỏ rét. Hoạt động 4: Đọc mở rộng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành phiếu đọc sách theo yêu cầu. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy đọc to câu chuyện dưới đây 3 lần: BÁC TỔ TRƯỞNG DÂN PHỐ Em rất yêu quý bác tổ trưởng dân phố. Bác không chỉ nhiệt tình vận động, kêu gọi người dân hưởng ứng các phong trào như bảo vệ môi trường, ủng hộ đồng bào miền Trung, mà bác còn giúp đỡ một số hộ gia đình khó khăn trong khu phố. Bác cũng là người luôn khuyến khích, động viên tinh thần hiếu học của con em qua những những món quà khuyến học. Em tôn trọng và biết ơn bác rất nhiều. Sưu tầm - GV mời 1 – 2 HS đọc to bài thơ cho cả lớp nghe; các HS còn lại lắng nghe. - GV tiếp tục chiếu cho HS Phiếu đọc sách và yêu cầu: Em hãy hoàn thành phiếu đọc sách (Đính kèm phía dưới hoạt động) - GV hướng dẫn cho HS làm việc cá nhân, sau đó trao đổi kết quả với bạn bên cạnh để hoàn thành phiếu đọc sách. - GV mời một số HS đại diện trình bày phiếu đọc sách đã hoàn thành trước lớp; các HS còn lại quan sát, lắng nghe và bổ sung. - GV nhận xét và chốt kết quả hoạt động. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nâng cao, mở rộng một số kiến thức đã học và hoàn thành Phiếu bài tập số 68 b. Cách tiến hành: - GV phát Phiếu bài tập số 32 cho HS, yêu cầu HS làm bài tập vào phiếu (hoàn thành thêm tại nhà nếu không còn thời gian). Đính kèm Phiếu bài tập số 68 cuối bài. - GV yêu cầu HS làm xong nộp Phiếu bài tập số 68 và chấm điểm. - GV nhận xét, đánh giá và chữa bài một số HS. Bài 1: HS đọc trước bài Bạn tốt hay xấu thì liên quan gì đến mình. Bài 2: Đáp án D Bài 3: Đáp án C Bài 4: Đáp án A Bài 5: Một lần, Bình bị đau bụng và nhờ bạn cùng bàn phát hiện rồi đưa lên phòng y tế kịp thời, cậu mới không phải vào viện, điều đó đã giúp cậu thay đổi thái độ với các bạn Bài 6: HS tự rút ra bài học. - GV dặn HS về nhà hoàn thành Phiếu bài tập số 68 (nếu chưa xong). CỦNG CỐ, DẶN DÒ GV hướng dẫn HS về: - Đọc lại bài đọc Cây bút thần. - Tìm thêm nhiều câu cảm và câu khiến. |
- HS ổn định chỗ ngồi. - HS hào hứng lắng nghe luật chơi và tham gia trò chơi giải đố vui nhiệt tình.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS đọc bài theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc thầm bài - 5 HS lần lượt đọc theo phân công; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS quan sát và đọc câu hỏi.
- HS trả lời và trao đổi đáp án với bạn bên cạnh.
- HS đọc đáp án; các HS khác lắng nghe và so sánh với đáp án của mình. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận và làm bài.
- HS trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát tranh.
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài.
- HS trưng bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe yêu cầu bài tập.
- HS làm bài.
- HS trình bày bài làm.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS đọc to trước lớp.
- HS lắng nghe yêu cầu.
- HS hoàn thành phiếu đọc sách
- HS trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS nhận Phiếu bài tập số 68 và làm bài.
- HS nộp bài.
- HS lắng nghe GV chữa bài và hoàn thành Phiếu tại nhà (nếu chưa xong).
- HS thực hiện ở nhà.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng Việt 3 KNTT, giáo án buổi chiều Tiếng Việt 3 Kết nối Bài 32: cây bút thần, giáo án dạy thêm Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức Bài 32: cây bút thần