Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức bản mới nhất Ôn tập cuối học kì 1. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS:
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS: Em hãy ghi lại những văn bản đã được học từ giữa kì tới giờ. - GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp đôi, xem lại phần mục lục trong SGK và ghi lại những văn bản đã được học từ đầu kì I. - GV mời một vài HS trả lời; các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có). - GV nhậ xét và chốt đáp án: Những văn bản đã được học trong nửa kì sau: + Ngưỡng cửa + Món quà đặc biệt + Khi cả nhà bé ti + Trò chuyện cùng mẹ + Tia nắng bé nhỏ + Để cháu nắm tay ông + Tôi yêu em tôi + Những bậc đá chạm mây + Đi tìm mặt trời + Những chiếc áo ấm + Con đường của bé + Ngôi nhà trong cỏ + Những ngọn hải đăng + Người làm đồ chơi + Cây bút thần - GV dẫn dắt HS vào bài: Ôn tập cuối học kì I (tiết 1) B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Nhìn tranh và ghi các từ chỉ sự vật, địa danh a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm được các từ chỉ sự vật và địa danh xuất hiện trong các bức tranh. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Ghi lại những từ chỉ sự vật - GV chiếu cho HS quan sát bức tranh: - GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy tìm và ghi lại những từ chỉ sự vật trong bức tranh trên. - GV hướng dẫn cho HS làm việc theo cặp đôi, hai bạn cùng liệt kê ra những từ chỉ sự vật xuất hiện trong bức tranh và ghi chú tên bên cạnh. - GV mời một số cặp HS trả lời, các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Những từ chỉ sự vật trong bức tranh trên: lịch, máy tính, thước kẻ, ghim, cục tẩy, cặp sách, bút chì, bút bi, quả địa cầu, quyền sách, đồng hồ, giày, nơ, quần áo, kính lúp. Nhiệm vụ 2: Viết tên các địa danh - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đây là đâu?” - GV phổ biến luật chơi cho HS: + GV chiếu lần lượt 5 địa danh sau lên màn hình: + GV nêu yêu cầu: Các em hãy xem tranh và viết tên các địa danh trong từng bức tranh. + GV mời 5 HS giơ tay trả lời nhanh và đúng nhất trả lời, sau đó tuyên dương và tặng quà cho các em. - GV nhận xét, chốt đáp án đúng: + Chùa Một Cột + Văn Miếu Quốc Tử Giám + Lăng Bác + Hồ Gươm + Cầu Long Biên - GV đặt thêm câu hỏi: Các địa danh đó có điểm chung là gì? - GV mời 1 HS giơ tay nhanh nhất trả lời, các HS khác lắng nghe, bổ sung. - GV nhận xét và kết luận: Các địa danh đó đều thuộc Hà Nội. Hoạt động 2: Tìm từ ngữ chỉ cảm xúc, hoạt động, tình cảm yêu thương giữa anh chị em; Đặt câu nêu hoạt động tương ứng với nghề nghiệp a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Tìm được những từ chỉ cảm xúc và hoạt động. - Tìm được những từ ngữ chỉ tình cảm yêu thương giữa anh chị em trong đoạn văn. - Đặt được những câu nêu hoạt động tương ứng với những nghề nghiệp cho trước. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Tìm từ ngữ chỉ cảm xúc, hoạt động - GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy tìm 3 từ ngữ nói về: a) Cảm xúc của em khi bước vào năm học mới b) Hoạt động của em trong năm học mới. - GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp đôi, 1 bạn tìm từ chỉ cảm xúc, 1 bạn tìm từ chỉ hoạt động, sau đó đổi ngược lại cho nhau và trao đổi đáp án khi đã xong. - GV mời đại diện một số cặp HS đứng lên đọc những từ vừa tìm được, HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến. - GV nhận xét, đánh giá và chốt vài đáp án: a) Cảm xúc của em khi bước vào năm học mới: háo hức, mong chờ, rụt rè,... b) Hoạt động của em trong năm học mới: Mặc quần áo mới, đeo cặp sách mới, tập trung ở lớp học mới. Nhiệm vụ 2: Tìm từ ngữ nói về tình cảm yêu thương giữa anh chị em trong đoạn văn - GV chiếu cho HS đọc đoạn văn sau: Từ những ngày còn thơ bé, chúng ta đã được cha mẹ ông bà dậy dỗ là phải yêu thương, kính trọng anh chị, nhường nhịn, thương yêu em nhỏ. Đến khi lớn lên chút nữa chúng ta lại được các thầy cô dậy dỗ về tình cảm anh em trong gia đình qua những câu chuyện như "Sự tích trầu cau" hay truyện "sự tích cây khế". Tuy mỗi câu chuyện mang một nội dung khác nhau nhưng qua đó ta đều thấy được nhân dân ta, cha ông ta đã nhắn nhủ một tình cảm, một đạo đức rất cao đẹp đó là phải biết yêu thương anh chị em của mình. - GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy tìm 5 từ ngữ nói về tình cảm yêu thương giữa anh chị em trong đoạn văn trên. - GV hướng dẫn HS đọc đoạn văn và viết vào vở 5 từ ngữ nói về tình cảm yêu thương giữa anh em trong đoạn văn mà em tìm được. - GV mời đại diện một số HS viết các từ ngữ mình tìm được trong đoạn văn lên bảng; các HS khác quan sát, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt một vài đáp án: Những từ ngữ nói về tình cảm yêu thương giữa anh chị em trong đoạn văn: yêu thương, kính trọng, nhường nhịn, thương yêu, dạy dỗ Nhiệm vụ 3: Đặt câu nêu hoạt động tương ứng với nghề nghiệp - GV chiếu lên màn hình 3 hình ảnh của 3 nghề nghiệp và yêu cầu HS nêu tên nghề nghiệp trong hình:
- GV mời 3 HS nêu tên 3 nghề nghiệp trong từng hình trước lớp, HS khác lắng nghe, nhận xét và chính sửa - GV kết luận: + Hình 1: Ngư dân + Hình 3: Bộ đội + Hình 2: Bác sĩ - GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy đặt câu nêu hoạt động tương ứng với những nghề nghiệp ở trên. - GV hướng dẫn HS kẻ bảng để thuận tiện theo dõi, sau đó tự đặt câu nêu hoạt động của 3 nghề nghiệp trên.
- GV mời một số HS xung phong tự tin đọc câu của mình trước lớp, HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá và chốt vài đáp án:
Hoạt động 3: Tìm từ trái nghĩa và đặt câu nêu đặc điểm, hoạt động với từ trái nghĩa đó; Tìm từ cùng nghĩa và từ không cùng nghĩa với các từ còn lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Tìm được những từ cùng nghĩa và đặt được câu nêu đặc điểm, hoạt động với từ trái nghĩa. - Tìm được những từ cùng nghĩa. - Tìm và nhận diện được từ không cùng nghĩa với các từ còn lại b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm nhỏ để thảo luận, hoàn thành các nhiệm vụ. Nhiệm vụ 1: Tìm từ trái nghĩa và đặt câu nêu đặc điểm, hoạt động với từ trái nghĩa đó - GV chiếu một số từ sau lên bảng: + Thật thà + Nhỏ bé + Vui vẻ + Cẩn thận + Nhanh nhảu + Siêng năng - GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy tìm từ trái nghĩa với các từ ở trên. - GV hướng dẫn cho HS các nhóm cùng tìm những từ trái nghĩa với những từ chỉ đặc điểm ở trên. - GV mời đại diện các nhóm đọc đáp án của nhóm mình trước cả lớp, HS các nhóm lắng nghe, nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét và chốt đáp án: + Thật thà – Dối trá + Vui vẻ – Buồn bã + Nhanh nhảu – Chậm chạp + Nhỏ bé – To lớn + Cẩn thận – Cẩu thả + Siêng năng – Lười biếng - GV nêu thêm yêu cầu bài tập: Em hãy đặt 1 câu nêu đặc điểm, 1 câu nêu hoạt động với từ trái nghĩa vừa tìm được. - GV yêu cầu HS tự đặt câu vào vở, sau đó chia sẻ trong nhóm. - GV mời ngẫu nhiên một số HS đọc câu của mình trước lớp, HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, chốt vài đáp án: + Câu nêu đặc điểm: Bạn Dũng có dáng người to lớn. + Câu nêu hoạt động: Dũng làm bài rất cẩu thả Nhiệm vụ 2: Tìm từ cùng nghĩa - GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy tìm từ cùng nghĩa với những từ sau: a) Xanh b) Đỏ - GV hướng dẫn cho HS các nhóm tìm và liệt kê ra những từ cùng nghĩa với hai từ trên, khuyên khích từng HS nghĩ và viết ra được nhiều từ càng tốt. - GV mời đại diện HS một số nhóm trả lời trước lớp; các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến. - GV nhận xét và chốt vài đáp án: a) Xanh: xanh biếc, xanh rì, xanh lơ, xanh nhạt, xanh ngắt,... b) Đỏ: đo đỏ, đỏ chót, đỏ lừ, đỏ ổi, đỏ thắm,... Nhiệm vụ 3: Khoanh tròn từ không cùng nghĩa với các từ còn lại - GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy khoanh tròn từ không cùng nghĩa với các từ còn lại: a) Bình an, thông minh, sáng dạ, thông thái, lanh lợi b) Bình an, yên ổn, an toàn, yên bình, nhỏ nhắn c) Nhỏ nhắn, bé nhỏ, tí xíu, nho nhỏ, cao lớn d) Giang sơn, tổ tiên, tổ quốc, đất nước, sơn hà - GV hướng dẫn cho HS làm việc nhóm để khoanh tròn vào những từ không cùng nghĩa với các từ còn lại. - GV mời đại diện HS một số nhóm trình bày bài làm trước lớp, các HS nhóm khác lắng nghe và bổ sung ý kiến. - GV nhận xét và chốt đáp án: a) Bình an, thông minh, sáng dạ, thông thái, lanh lợi b) Bình an, yên ổn, an toàn, yên bình, nhỏ nhắn c) Nhỏ nhắn, bé nhỏ, tí xíu, nho nhỏ, cao lớn d) Giang sơn, tổ tiên, tổ quốc, đất nước, sơn hà - GV đặt thêm câu hỏi: Em hãy cho biết trong các ý trên, ý nào có tác dụng chỉ đặc điểm? - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét, chốt đáp án: Ý trên có các từ chỉ đặc điểm là a, c. Hoạt động 4: Ôn tập dấu câu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách đặt các dấu chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm than vào chỗ trống thích hợp. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu bài tập: Em hãy đặt các dấu chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm than vào chỗ trống thích hợp có dấu ngoặc đơn: a) Ôi thôi, chú mày ơi Chú mày có lớn mà chẳng có khôn. b) Con có nhận ra con không c) Cá ơi, giúp tôi với Thương tôi với
d) Giời chớm hè Cây cối um tùm Cả làng thơm e) Chị Cốc liền quát lớn: - Mày nói gì - Lạy chị, em có nói gì đâu Rồi Dế Choắt lùi vào - Chối hả Chối này Chối này - Mỗi câu “Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống - GV hướng dẫn cho HS làm việc theo cặp đôi, điền các dấu câu thích hợp vào ô trống để hoàn thiện các câu. - GV mời một số cặp đôi HS trình bày bài làm; các HS khác lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: a) Ôi thôi, chú mày ơi Chú mày có lớn mà chẳng có khôn. b) Con có nhận ra con không c) Cá ơi, giúp tôi với Thương tôi với d) Giời chớm hè Cây cối um tùm Cả làng thơm e) Chị Cốc liền quát lớn: - Mày nói gì - Lạy chị, em có nói gì đâu Rồi Dế Choắt lùi vào - Chối hả Chối này Chối này - Mỗi câu “Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nâng cao, mở rộng một số kiến thức đã học và hoàn thành Phiếu bài tập số 70 b. Cách tiến hành: - GV phát Phiếu bài tập số 70 cho HS, yêu cầu HS làm bài tập vào phiếu (hoàn thành thêm tại nhà nếu không còn thời gian). Đính kèm Phiếu bài tập số 70 cuối bài. - GV yêu cầu 1 HS làm xong nộp Phiếu bài tập số 70 và chấm điểm. - GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Bài 1: HS đọc trước bài đọc Chiếc áo mới ngày xuân và trả lời câu hỏi: a. Câu văn vừa tả chiếc áo mới, vừa nói lên niềm vui của bạn nhỏ: Tôi cầm áo trên tay hít hà mùi vải mới, vừa muốn mặc vừa không nỡ. Dù chiều đã đun nước hương bưởi để tắm gội tất niên, nhưng từ khi mặc áo mới, tôi chỉ cảm thấy một mùi thơm rất lạ. Có lẽ đó là mùi của niềm vui. b. Đáp án A c, d, e. HS tự liên hệ trả lời. Bài 2: + 5 từ ngữ chỉ sự vật: dép, mũ len, áo, ghế, ô,... + 5 từ ngữ chỉ hoạt động: mua, mặc, đùa, để, bảo,... + 5 từ ngữ chỉ đặc điểm: đỏ, xinh xinh, ngoan,... Bài 3: Tớ lẽo đẽo theo bà đi chợ. Cứ đi một đoạn lại gặp người quen, là người quen của bà tớ chứ không phải người quen của tớ. – Bà đi chợ đấy à ? Cháu nào đây ? - Chào bà. Đây là cháu Thành, cháu mới ở phố về nghỉ hè. Thành, chào bà đi cháu! – Dạ. Cháu chào bà. – Giỏi quá ! Lớn tướng rồi! - GV khen ngợi, động viên HS làm bài nhanh và đúng. - GV dặn HS về nhà hoàn thành Phiếu bài tập số 70 (nếu chưa xong). CỦNG CỐ, DẶN DÒ GV hướng dẫn HS về: - Ôn tập dấu câu và đặt câu. - Tìm thêm nhiều từ chỉ đặc điểm và hoạt động. |
- HS ổn định chỗ ngồi. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS làm bài.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe GV chốt đáp án.
- HS lắng nghe vào bài.
- HS quan sát bức tranh.
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập. - HS làm bài theo cặp.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi và tham gia trò chơi nhiệt tình, hào hứng.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS suy nghĩ nhanh đáp án.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
- HS đọc những từ vừa tìm được.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc đoạn văn.
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- HS lên bảng viết đáp án.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh và lắng nghe yêu cẩu của GV.
- HS nêu tên trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự kẻ bảng và đặt câu.
- HS đọc trước lớp.
- HS lắng nhe và ghi nhớ.
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS ngồi vào vị trí của nhóm được phân công.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập. - HS thảo luận nhóm.
- HS trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
- HS đọc câu của mình trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận bài theo nhóm.
- HS trả lời trước lớp.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài theo nhóm.
- HS trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vờ.
- HS trình bày bài làm.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS nhận Phiếu bài tập số 70 và làm bài.
- HS nộp bài.
- HS lắng nghe GV chữa bài và hoàn thành Phiếu tại nhà (nếu chưa xong).
- HS lắng nghe.
- HS hoàn thành bài tập về nhà.
- HS thực hiện ở nhà.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng Việt 3 KNTT, giáo án buổi chiều Tiếng Việt 3 Kết nối Ôn tập cuối học kì 1, giáo án dạy thêm Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức Ôn tập cuối học kì 1