Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức bản mới nhất Tuần 35 Bài 1: Ôn tập học kì II. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Luyện tập đọc hiểu văn bản
Luyện bài tập chính tả
Luyện viết đoạn văn
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
-
Đọc đúng các từ, câu; đọc rõ ràng câu chuyện, bài thơ, bài văn đã học (từ tuần 19 đến tuần 26), tốc độ đọc khoảng 70 – 80 tiếng trong 1 phút; bước đầu biết đọc diễn cảm lời nói của nhân vật trong bài đọc; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu hoặc chỗ ngắt nhịp thơ.
-
Biết đọc theo ngữ điệu phù hợp với vai được phân trong những đoạn đối thoại có hai hoặc ba nhân vật. Thuộc được một số đoạn thơ đã học.
-
Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản.
-
Viết đúng bài chính tả khoảng 65 – 70 chữ theo hình thức nghe – viết hoặc nhớ – viết, tốc độ khoảng 65 – 70 chữ trong 15 phút; viết đúng các từ ngữ có tiếng chứa âm/ vần dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
2. Năng lực
-
Năng lực chung:
·
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.
·
Năng lực tự chủ và tự học:Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
-
Năng lực văn học:
·
Học thuộc lòng các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong học kì II.
·
Đọc trôi chảy các bài văn trong học kì II.
3. Phẩm chất:
-
Rèn luyện tính cẩn thận, kiênn nhẫn, chăm chỉ trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
-
Giáo án.
-
Phiếu bài tập số 1.
-
Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
-
Vở viết, đồ dùng học tập...
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
-
Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
-
Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
||||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - GV ổn định lớp học - GV cho cả lớp cùng hát một bài để tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học. - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập. B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong học kì II. - Đọc trôi chảy các bài văn trong học kì II. - Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 70 – 80 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS ôn tập cá nhân / theo nhóm các bài đã giao. - GV yêu cầu HS phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 70 – 80 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - GV kiểm tra một số HS theo hình thức: + Mời ngẫu nhiên từng cá nhân đọc bài trước lớp. + HS đọc đoạn, bài (không nhất thiết phải đọc hết), HS trả lời câu hỏi đọc hiểu. - GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới Hoạt động 2: Luyện tập a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1: trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản. b. Cách tiến hành: - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.
- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.
C. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ - GV yêu cầu HS tóm tắt nội dung luyện tập. - GV nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài. |
- HS trật tự. - Cả lớp cùng hát một bài.
- HS tập trung lắng nghe.
- HS ôn tập theo cá nhân / theo nhóm.
- HS đọc bài trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dụng bài tập (2 phút). - HS hoàn thành các câu hỏi (30 phúc). - HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận: I. Đọc hiểu: Câu 1. b. Câu 2. Ao làng tôi rất nhiều nước. Nước ở đây trong veo. Mùa thu, nhìn xuốngđáy ao sẽ hấy nhởn nhơ mấy đám mây trắng xốp Câu 3. a – 3. b – 4. c – 2. d – 1. Câu 4. c. Câu 5. HS chép theo sở thích cá nhân. II. Luyện từ và câu: Bài 1. Ao làng tôi chẳng to đâu, chỉ rộng bằng một mảnh ruộng. Ao làng trông như cái dấu chân ngựa khổng lồ. Bài 2.
Bài 3.
Bài 4.
III. Viết: Bài 1: - Viết chữ đúng mẫu, đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi / bài trên dưới 60 chữ. - Tốc độ viết từ 5 đến 7 chữ / phút. Bài 2: HS tập viết sáng tạo theo gợi ý của GV: - Nội dung: + Đó là cảnh đẹp nào (dòng sông, con suối, hồ nước, ngọn núi, vườn cây…) ở đâu? + Cảnh đó có những nét gì đẹp làm em chú ý? + Vì sao em yêu thích cảnh đẹp đó? - Hình thức: + Viết được một đoạn văn từ khoảng 10 câu, câu văn viết đủ ý. + Đoạn văn thể hiện rõ ràng ý tưởng, mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp. Đoạn văn tham khảo: Tuần trước, em có dịp tham quan sông Sài Gòn. Sáng sớm, thời tiết thật mát mẻ. Không khí cũng trong lành hơn. Nước sông mát lành, trong veo ôm ấp bờ cát trắng mịn. Thỉnh thoảng trên sông, những đám bèo lục bình trôi lênh đênh. Thuyền trôi trên sông chầm chậm để khách tham quan có thể ngắm nhìn thành phố. Phía xa kia là bến cảng Nhà Rồng. Nơi đây, Bác Hồ kính yêu đã ra đi tìm đường cứu nước. Em ngắm nhìn thành phố mà lòng thêm yêu mến, tự hào.
- HS nhắc lại. - HS lắng nghe và tiếp thu. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng Việt 3 KNTT, giáo án buổi chiều Tiếng Việt 3 Kết nối Tuần 35 Bài 1: Ôn tập học kì, giáo án dạy thêm Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức Tuần 35 Bài 1: Ôn tập học kì