Giải chi tiết Toán 11 chân trời mới bài 4: Khoảng cách trong không gian

Giải bài 4: Khoảng cách trong không gian sách toán 11 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Có bao nhiêu loại khoảng cách trong công trình đang xây dụng này? Làm thế nào để tính được những khoảng cách đó

Mở đầu trang 74 Toán 11 tập 2 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

Trong công trình này có: Khoảng cách giữa 2 điểm $(d_{1})$, khoảng cách giữa 2 đường thẳng $(d_{2})$, khoảng cách từ 1 điểm đếm 1 đường thẳng $(d_{3}, d_{4})$ khoảng cách từ 1 điểm đến 1 mặt phẳng $(d_{5})$

Để đo những đường nằm ngang, ta có thể dùng thước dây còn những đường nằm thẳng đứng thì dùng dây dọi

1. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng, đến một mặt phẳng

Khám phá 1: a) Cho điểm M và đường thẳng a không đi qua M. Trong mặt phẳng (M, a), dùng êke để tìm điểm H trên a sao cho $MH \perp a$ (Hình 1a). Đo độ dài đoạn MH

b) Cho điểm M không nằm trên mặt phẳng sàn nhà (P). Dùng day dọi để tìm hình chiếu vuông góc H của M trên (P) (Hình 1b).

Khám phá 1 trang 74 Toán 11 tập 2 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

a) MH = 1,5

b) MH = 2

Thực hành 1: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a. Cho biết SA = a và SA vuông góc với (ABCD)

a) Tính khoảng cách từ điểm B đến (SAD)

b) Tính khoảng cách từ điểm A đến cạnh SC

Hướng dẫn trả lời:

Thực hành 1 trang 75 Toán 11 tập 2 Chân trời

a) $SA \perp (ABCD)$ nên $SA \perp AB$

$AB \perp SA, AB \perp AD$ nên $AB \perp (SAD)$

Vậy khoảng cách từ B đến (SAD) là AB = a

b) Kẻ $AK \perp SC$

Ta có: $AC = a\sqrt{2}$

$SA \perp (ABCD)$ nên $SA \perp AC$

Tam giác SAC vuông tại A có: $\frac{1}{AK^{2}} = \frac{1}{AC^{2}}+\frac{1}{SA^{2}}$

Suy ra: $AK= \frac{a\sqrt{6}}{3}$

Vận dụng 1: Một quạt trần có bề dày của thân quạt là 2 cm. Người ta muốn treo quạt sao cho khoảng cách từ đỉnh quạt đến sàn nhà là 2,5 m. Hỏi phải làm cán quạt dài bao nhiêu? Cho biết trần nhà cao 3,6 m.

Vận dụng 1 trang 75 Toán 11 tập 2 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

Cán quạt dài: 3,6 - 2,5 - 0,2 = 0,9 (m)

2. Khoảng cách giữa các đường thẳng và mặt phẳng song song, giữa hai mặt phẳng song song

Khám phá 2: a) Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng (P). Lấy hai điểm A, B tuỳ ý trên a và gọi H, K lần lượt là hình chiếu vuông góc của A, B trên (P) (Hình 4a). So sánh độ dài hai đoạn thẳng AH và BK.

b) Cho hai mặt phẳng song song (P) và (Q). Lấy hai điểm A, B tuỳ ý trên (P) và gọi H, K lần lượt là hình chiếu vuông góc của A, B trên (Q) (Hình 4b). So sánh độ dài hai đoạn AH và BK

Khám phá 2 trang 76 Toán 11 tập 2 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

a) AH = BK

b) AH = BK

Thực hành 2: Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' có cạnh bằng a. Tính khoảng cách:

a) Giữa hai mặt phẳng (ACD') và (A'C'B)

b) Giữa đường thẳng AB và (A'B'C'D')

Hướng dẫn trả lời:

Thực hành 2 trang 77 Toán 11 tập 2 Chân trời

a) Ta có: $AC \perp (BDD'B') nên $AC \perp B'D$;  $CD' \perp (ADC'B')$ nên $CD' \perp B'D$

Suy ra: $B'D \perp (ACD')$

Gọi G, G' lần lượt là trọng tâm tam giác ACD', BA'C'

Ta có: $AC = CD' = AD' = a\sqrt{2}$ nên tam giác ACD' là tam giác đều.

Tứ giác D.ACD' là hình chóp đều. Suy ra: $DG \perp (ACD)$.

Mà $B'D \perp (ACD')$ nên $G \in B'D$

Tương tự ta có $BG' \perp (A'CB); G' \in B'D$

$GG' \perp (ACD'), GG' \perp (A'C'B)$ nên d((ACD'),(A'C'B)) = GG'

Tam giác ACD' đều có cạnh bằng $a\sqrt{2}$, G là trọng tâm nên $AG = \frac{a\sqrt{6}}{3}$

$DG = \sqrt{AD^{2}-DG^{2}}=\frac{a\sqrt{3}}{3}$ 

Tương tự có $B'G' = \frac{a\sqrt{3}}{3}$

Mà $B'D = \sqrt{BD^{2}+BB'^{2}}=a\sqrt{3}$

Vậy $GG' = B'D - B'G' - DG =  \frac{a\sqrt{3}}{3}$

b)  AB // A'B' nên AB//(A'B'C'D')

d(AB, (A'B'C'D')) = d(A, (A'B'C'D')) = AA' = a

3. Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau

Khám phá 3: Cho hai đường thẳng chéo nhau a và b. Gọi (Q) là mặt phẳng chứa b và song song với a. Gọi (P) là mặt phẳng chứa a, vuông góc với (Q) và cắt b tại điểm J. Trong (P), gọi c là đường thẳng đi qua J, vuông góc với a và cắt a tại điểm I.

Đường thẳng IJ có vuông góc với b không? Giải thích

Khám phá 3 trang 77 Toán 11 tập 2 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

Gọi (R) là mặt phẳng chứa a song song với (Q).

(P) cắt hai mặt phẳng song song tại a và a' nên a//a'

Trong mặt phẳng (P), $IJ\perp a, a//a'$ nên $IJ \perp a'$

Ta có: $(P) \perp (Q)$, (P) cắt (Q) tại a', $IJ \perp a'$ nên $IJ \perp (P)$

Suy ra $IJ \perp b$

Thực hành 3: Cho tứ diện OABC có ba cạnh OA, OB, OC đều bằng a và vuông góc từng đôi một. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng:

a) OA và BC

b) OB và AC

Hướng dẫn trả lời:

Thực hành 3 trang 78 Toán 11 tập 2 Chân trời

a) Kẻ $OI \perp BC$

Mà $OA \perp OB; OA \perp OC$ nên $OA \perp (OBC)$. Suy ra: $OA \perp OI$

$d(OA,BC) = OI = \frac{a\sqrt{3}}{2}$

b) Kẻ $OK \perp AC$

Mà $OB \perp OA, OB \perp OC$ nên $OB \perp (OAC)$. Suy ra $OB \perp OK$

$d(OB,AC) = OK = \frac{a\sqrt{3}}{2}$

Vận dụng 2: Một căn phòng có trần cao 3,2 m. Tính khoảng cách giữa một đường thẳng a trên trần nhà và đường thẳng b trên sàn nhà.

Vận dụng 2 trang 78 Toán 11 tập 2 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

d(a,b) = 3,2 m

4. Công thức tính thể tích của khối chóp, khối lăng trụ, khối hộp

Khám phá 4: Cho một khối hộp chữ nhật với các kích thước a, b, c đều là số nguyên dương. Vẽ các mặt phẳng song song với các mặt của hình hộp và chia nó thành các khối lập phương có cạnh bằng 1 (Hình 11). Tìm số hình lập phương đơn vị có trong hình hộp.

Khám phá 4 trang 78 Toán 11 tập 2 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

Số lập phương đơn vị là: 8.4.3 = 96

Khám phá 5: Cho khối lăng trụ tam giác ABC.A'B'C' (Hình 14). Tìm cách chia khối lăng trụ thành ba khối chóp có cùng chiều cao và diện tích đáy.

Khám phá 5 trang 79 Toán 11 tập 2 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

Khám phá 5 trang 79 Toán 11 tập 2 Chân trời

Ba tứ diện A'.ABC, C.A'B'B, C.A'B'C' có cùng chiều cao và diện tích đáy.

Thực hành 4: Tính thế tích của một bồn chứa dang hình chóp cụt đều có kích thước được cho như trong Hình 20.

Thực hành 4 trang 81 Toán 11 tập 2 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

Thể tích hình chóp cụt là:

$V =\frac{1}{3}.3.(5^{2}+\sqrt{5^{2}.2^{2}}+2^{2}) =13 (m^{3})$

Vận dụng 3: Tính thể tích cái nêm hình lăng trụ đứng có kích thước như trong Hình 21.

Vận dụng 3 trang 81 Toán 11 tập 2 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

Thể tích cái nêm là $V = \frac{1}{2}.7.24.22 = 1848 (cm^{3})$

BÀI TẬP

Bài 1: Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là hình thoi cạnh a có O là giao điểm của hai đường chéo, $\widehat{ABC} = 60^{o}, SO\perp (ABCD), SO = a\sqrt{3}$. Tính khoảng cách từ O đến mặt phẳng (SCD)

Hướng dẫn trả lời:

Bài tập 1 trang 81 Toán 11 tập 1 Chân trời

Kẻ $OI \perp CD; OH \perp SI$

$SO \perp (ABCD)$ nên $SO \perp CD$

Ta có: $CD \perp SO, CD \perp OI$ nên $CD \perp (SOI)$. Suy ra $CD \perp OH$

Mà $OH \perp SI$ nên $OH \perp (SCD)$

Bài 2: Cho hai tam giác cân ABC và ABD có đáy chung AB và không cùng nằm trong một mặt phẳng. 

a) Chứng minh rằng $AB\perp CD$

b) Xác định đoạn vuông góc chung của AB và CD

Hướng dẫn trả lời:

Bài tập 2 trang 81 Toán 11 tập 2 Chân trời

a) Gọi I là trung điểm AB.

Tam giác ABC cân tại C có I là trung điểm nên $CI \perp AB$

Tam giác ABD cân tại D có I là trung điểm nên $DI \perp AB$

Suy ra $AB \perp (CID)$

Nên $AB \perp CD$

b) Kẻ $IH \perp CD$

Mà $AB \perp (CID)$ nên $AB \perp IH$

Vậy đoạn vuông góc chung giữa AB và CD là IH

Bài 3: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, $SA=SB=SC=SD=a\sqrt{2}$. Gọi I, J lần lượt là trung điểm của AB và CD

a) Chứng minh $AB \perp (SIJ)$

b) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AB và SC

Hướng dẫn trả lời:

Bài tập 3 trang 81 Toán 11 tập 2 Chân trời

a) S.ABCD là hình chóp đều, O là tâm của đáy nên $SO \perp (ABCD)$

Nên $SO \perp AB$

Mà I, J lần lượt là trung điểm của AB và CD nên $IJ \perp AB$

Suy ra: $AB \perp (SIJ)$

b) Kẻ $IH \perp SJ$

Vì $AB \perp (SIJ)$ nên  $AB \perp IH$

Ta có: $SO \perp (ABCD)$ nên $SO \perp CD$. Mà $CD \perp IJ$ nên $CD \perp SIJ)$

Suy ra: $CD \perp IH$. Mà $IH \perp SJ$ nên $IH \perp (SCD)$ và $IH \perp CD$

Ta có: $SJ =\sqrt{SC^{2}-CJ^{2}}=\frac{a\sqrt{7}}{2}$

$SO = \sqrt{SC^{2}-OC^{2}} = \frac{a\sqrt{6}}{2}$

$S_{SIJ} = \frac{1}{2}.IH.SJ=\frac{1}{2}.SO.IJ$. Suy ra: $IH=\frac{a\sqrt{42}}{7}$

$d(AB,SC) = IH = \frac{a\sqrt{42}}{7}$

Bài 4: Cho hình lăng trụ tam giác đều ABC.A'B'C' có AB = a, góc giữa hai mrụặt phẳng (A'BC) và (ABC) bằng $60^{o}$.

a) Tính khoảng cách giữa hai đáy của hình lăng trụ

b) Tính thể tích của khối lăng trụ

Hướng dẫn trả lời:

Bài tập 4 trang 81 Toán 11 tập 2 Chân trời

a) Gọi M là trung điểm của BC. Tam giác ABC đều nên $AM \perp BC$

Mà $BC \perp AA'$ nên $BC\perp (AA'M)$. Suy ra $BC \perp A'M$

Mặt khác $(ABC)\cap (A'BC) = BC$

Nên $((ABC);(A'BC)) = \widehat{A'MA} = 60^{o}$

Tam giác ABC đều cạnh a nên $AM =\frac{a\sqrt{3}}{2}$

$AA'=AM.tan60^{o} = \frac{3a}{2}$

b) $S_{ABC} = \frac{a^{2}\sqrt{3}}{4}$

$V_{ABC.A'B'C'} = \frac{3a}{2}.\frac{a^{2}\sqrt{3}}{4} = \frac{3a^{3}\sqrt{3}}{8}$

Bài 5: Một cây cầu dành cho người đi bộ (Hình 22) có mặt sàn cầu cách mặt đường 3,5 m, khoảng cách từ đường thẳng a nằm trên tay vịn của cầu đến mặt sàn cầu là 0,8 m. Gọi b là đường thẳng kẻ theo tim đường. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng a và b

Bài tập 5 trang 81 Toán 11 tập 2 Chân trời

d(a,b) = 3,5 + 0,8 = 4,3

Bài 6: Cho hình hộp đứng ABCD.A'B'C'D' có cạnh bên AA' = 2a và đáy ABCD là hình thoi có AB = a và $AC=a\sqrt{3}$

a) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng BD và AA'

b) Tính thể tích của khối hộp

Hướng dẫn trả lời:

Bài tập 6 trang 82 Toán 11 tập 2 Chân trời

a) Hình thoi ABCD có AB = BC = a

Mà $AC = a\sqrt{3}$. Nên $\widehat{ABC} = 120^{o}$. Suy ra $\widehat{ABD} = 60^{o}$

Do đó, AD = a

Gọi O là giao điểm của AC và BD.

Do ABCD là hình thoi nên $AO \perp BD; AO =\frac{a}{2}$

Vì $AA' \perp (ABCD)$ nên $AA' \perp AO$

$d(BD,AA') = AO = \frac{a}{2}$

b) $S_{ABCD} = \frac{1}{2}.AC.BD = \frac{1}{2}.a\sqrt{3}.a = \frac{a^{2}\sqrt{3}}{2}$

$V_{ABCD.A'B'C'D'} = AA'.S_{ABCD} = a^{3}\sqrt{3}$

Bài 7: Cho khối chóp tứ giác đều S.ABCD có tất cả các cạnh đều bằng a và có O là giao điểm hai đường chéo của đáy.

a) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AC và SB

b) Tính thể tích của khối chóp

Hướng dẫn trả lời:

Bài tập 7 trang 82 Toán 11 tập 2 Chân trời

a) Ta có: $BD = a\sqrt{2}, OB =\frac{a\sqrt{2}}{2}$

$SO =\sqrt{a^{2}-(\frac{a\sqrt{2}}{2})^{2}}=\frac{a\sqrt{2}}{2}$

Kẻ $OH\perp SB$. 

Vì S.ABCD là hình chóp đều có O là tâm của đáy nên $SO \perp (ABCD)$. Suy ra $SO\perp BD$

Tam giác SOB vuông tại O có OH là đường cao nên $\frac{1}{OH^{2}}=\frac{1}{OB^{2}}+\frac{1}{SO^{2}}$. Suy ra $OH = \frac{a}{2}$

Ta có $AC \perp BD; AC \perp SO$ nên $AC \perp (SBD)$

Suy ra $AC\perp OH$

Mà $OH \perp SB$

Ta có: $d(AC,SB) = OH = \frac{a}{2}$

b)$V_{SABCD}=\frac{1}{3}.\frac{a}{2}.a^{2}=\frac{a^{3}}{6}$

Bài 8: Tính thể tích của khối chóp cụt lục giác đều ABCDEF.A'B'C'D'E'F' với O và O' là tâm hai đáy, cạnh đáy lớn và đáy nhỏ lần lượt là a và $\frac{a}{2}$, OO' = a

Hướng dẫn trả lời:

Diện tích đáy lớn là: $S = \frac{3\sqrt{3}a^{2}}{2}$

Diện tích đáy nhỏ là: $S' = \frac{3\sqrt{3}(\frac{a}{2})^{2}}{2}= \frac{3\sqrt{3}a^{2}}{8}$

Thể tích chóp cụt là:

$V = \frac{1}{3}.a.(\frac{3\sqrt{3}a^{2}}{2}+\sqrt{(\frac{3\sqrt{3}a^{2}}{2}).(\frac{3\sqrt{3}a^{2}}{8})}+\frac{3\sqrt{3}a^{2}}{8}) = \frac{7\sqrt{3}a^{3}}{8}$

Tìm kiếm google: Giải toán 11 chân trời bài 4, giải Toán 11 sách CTST bài 4, Giải bài 4 Khoảng cách trong không gian

Xem thêm các môn học

Giải toán 11 CTST mới

PHẦN ĐẠI SỐ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ GIẢI TÍCH

CHƯƠNG I. HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC VÀ PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC

CHƯƠNG II. DÃY SỐ. CẤP SỐ CỘNG, CẤP SỐ NHÂN

PHẦN HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

CHƯƠNG IV. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG. QUAN HỆ SONG SONG TRONG KHÔNG GIAN

PHẦN THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

CHƯƠNG V. CÁC SỐ ĐẶC TRƯNG ĐO XU THẾ TRUNG TÂM CHO MẪU SỐ LIỆU GHÉP NHÓM

PHẦN HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

CHƯƠNG VIII: QUAN HỆ VUÔNG GÓC TRONG KHÔNG GIAN

PHẦN THỐNG KÊ XÁC XUẤT

CHƯƠNG IX. XÁC SUẤT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com