Giải chi tiết Toán 11 chân trời mới bài 4: Hàm số lượng giác và đồ thị

Giải bài 4: Hàm số lượng giác và đồ thị sách toán 11 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi:

Vì sao mặt cắt của sóng nước trên mặt hồ được gọi là có dạng hình sin?

Hướng dẫn trả lời:

Vì hình ảnh mặt cắt sóng nước giống với đồ thị của hàm lượng giác y = sinx

1. Hàm số lượng giác

Khám phá 1: Cho số thực t và M là điểm biểu diễn của góc lượng giác có số đo t rad trên đường tròn lượng giác. Sử dụng định nghĩa của các giá trị lượng giác, hãy giải thích vì sao xác định duy nhất:

a) Giá trị sint và cost

b) Giá trị tant (nếu $t \neq \frac{\pi }{2} + k\pi , k\in \mathbb{Z}$ và cott (nếu $t \neq k\pi , k\in \mathbb{Z}$)

Hướng dẫn trả lời

a) Theo định nghĩa giá trị lượng giác, sint là tung độ của điểm M trên đường tròn lượng giác và cost là hoành độ của điểm M trên đường tròn lượng giác.

Với mỗi điểm M xác định, ta chỉ có 1 tung độ và hoành độ duy nhất

Nên ta chỉ xác định duy nhất giá trị sint và cost

b) Nếu $t \neq \frac{\pi }{2} + k\pi$: $x_{M} \neq 0$. Ta có tant = $\frac{y_{M}}{x_{M}}$

Nếu $t \neq  k\pi$: $y_{M} \neq 0$. Ta có cott = $\frac{x_{M}}{y_{M}}$

Do chỉ có một $x_{M}$ và $y_{M}$ duy nhất nên ta chỉ xác định duy nhất tant và cott

2. Hàm số chẵn, hàm số lẻ, hàm số tuần hoàn

Khám phá 2: Xét hai hàm số $y = x^{2}$, $y=2x$ và đồ thị của chúng trong Hình 2. Đối với mỗi trường họp, nêu mối liên hệ của giá trị hàm số tại 1 và -1, 2 và -2. Nhận xét về tính đối xứng của mỗi đồ thị hàm số.

Khám phá 2 trang 26 Toán 11 tập 1 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

  • Hàm số $y = x^{2}$

Ta thấy y(1) = y(-1) và y(2) = y(2)

Đồ thị hàm số đối xứng qua trục Oy

  • Hàm số $y=2x$

Ta thấy y(1) = -y(-1) và y(2) = -y(-2)

Đồ thị hàm số đối xứng qua điểm O

Thực hành 1: Chứng minh rằng hàm số y = sinx và hàm số y = cotx là các hàm số lẻ

Hướng dẫn trả lời:

Hàm số y = sinx có tập xác định là $\mathbb{R}$. Với mọi $x\in \mathbb{R}$ ta có $-x\in \mathbb{R}$ và sin(-x) = -sinx.

Do đó hàm số y = sinx là hàm số lẻ

Hàm số y = cotx có tập xác định là $\mathbb{R}$\{$k\pi ; k\in \mathbb{Z}$},

Khám phá 3: Hãy chỉ ra một số thực T sao cho sin(x + T) = sinx với mọi $x\in \mathbb{R}$

Hướng dẫn trả lời:

$T = 2\pi $

Thực hành 2: Xét tính tuần hoàn của hàm số y = cosx và hàm số y = cotx

Hướng dẫn trả lời:

Ta có:

cosx = cos(x + 2$\pi $) với mọi $x\in \mathbb{R}$

cotx = cos(x + $\pi $) với mọi $x\neq k\pi  $, $k\in \mathbb{Z}$

Do đó, hàm số y = cosx và y = cotx là các hàm số tuần hoàn

Với mọi x $\neq k\pi ( k\in \mathbb{Z})$ ta có -x $\neq -k\pi (k\in  \mathbb{Z})$

cũng có nghĩa la -x $\neq k\pi ( k\in \mathbb{Z})$  hay $-x \in \mathbb{R}$\{${k\pi ; k\in \mathbb{Z}}$}

Mặt khác cot(-x) = -cot(x). Do đó hàm số y = cotx là hàm số lẻ

3. Đồ thị của các hàm số lượng giác

Khám phá 4: Hoàn thành bảng giá trị sau đây:

x

$-\pi $ 

-$\frac{5\pi }{6}$ 

-$\frac{2\pi }{3}$

-$\frac{\pi }{2}$ 

 -$\frac{\pi }{3}$

 -$\frac{\pi }{6}$

$\frac{\pi }{6}$ 

$\frac{\pi }{3}$ 

$\frac{\pi }{2}$ 

$\frac{2\pi }{3}$ 

 $\frac{5\pi }{6}$ 

$\pi $  

y = sinx

?

?

?

?

?

?

?

?

?

?

?

?

?

Hướng dẫn trả lời:

x

$-\pi $ 

-$\frac{5\pi }{6}$ 

-$\frac{2\pi }{3}$

-$\frac{\pi }{2}$ 

 -$\frac{\pi }{3}$

 -$\frac{\pi }{6}$

$\frac{\pi }{6}$ 

$\frac{\pi }{3}$ 

$\frac{\pi }{2}$ 

$\frac{2\pi }{3}$ 

 $\frac{5\pi }{6}$ 

$\pi $  

y = sinx

0

-$\frac{1 }{2}$

-$\frac{\sqrt{3}}{2}$

-1

-$\frac{\sqrt{3}}{2}$

-$\frac{1 }{2}$

0

$\frac{1 }{2}$

$\frac{\sqrt{3}}{2}$

1

$\frac{\sqrt{3}}{2}$

$\frac{1 }{2}$

0

Khám phá 5: Hoàn thành bảng giá trị sau đây:

x

$-\pi $ 

-$\frac{5\pi }{6}$ 

-$\frac{2\pi }{3}$

-$\frac{\pi }{2}$ 

 -$\frac{\pi }{3}$

 -$\frac{\pi }{6}$

$\frac{\pi }{6}$ 

$\frac{\pi }{3}$ 

$\frac{\pi }{2}$ 

$\frac{2\pi }{3}$ 

 $\frac{5\pi }{6}$ 

$\pi $  

y = cosx

?

?

?

?

?

?

?

?

?

?

?

?

?

Hướng dẫn trả lời:

x

$-\pi $ 

-$\frac{5\pi }{6}$ 

-$\frac{2\pi }{3}$

-$\frac{\pi }{2}$ 

 -$\frac{\pi }{3}$

 -$\frac{\pi }{6}$

$\frac{\pi }{6}$ 

$\frac{\pi }{3}$ 

$\frac{\pi }{2}$ 

$\frac{2\pi }{3}$ 

 $\frac{5\pi }{6}$ 

$\pi $  

y = cos

-1

-$\frac{\sqrt{3}}{2}$

-$\frac{1 }{2}$

0

$\frac{1 }{2}$

$\frac{\sqrt{3}}{2}$

1

$\frac{\sqrt{3}}{2}$

$\frac{1 }{2}$

0

-$\frac{1 }{2}$

-$\frac{\sqrt{3}}{2}$

-1

Thực hành 3: Li độ s (cm) của một con lắc đồng hộ theo thời gian t (giây) được cho bởi hàm số $s = 2cos\pi t$. Dựa vào đồ thị của hàm số côsin, hãy xác định ở các thời điểm t nào trong 3 giây đầu thì con lắc có li độ lớn nhất

Vận dụng 1 trang 30 Toán 11 tập 1 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

Trong 3 giây đầu, $0 \leq t\leq 3$ nên $0 \leq \pi t\leq 3\pi $

Thực hành 3 trang 30 Toán 11 tập 1 Chân trời

Dựa vào đồ thị hàm số côsin, ta thấy $cos\pi t = 1$ khi $\pi t = 0$ và $\pi t = 2\pi $

Vậy con lắc có li độ lớn nhất tại các thời điểm t = 0 và t = 2 

 

Khám phá 6: Hoàn thành bảng giá trị sau đây:

x

-$\frac{\pi }{3}$ 

-$\frac{\pi }{4}$ 

-$\frac{\pi }{6}$ 

$\frac{\pi }{6}$  

$\frac{\pi }{4}$  

 $\frac{\pi }{3}$ 

y = tanx

?

?

?

?

?

?

?

Hướng dẫn trả lời:

x

-$\frac{\pi }{3}$ 

-$\frac{\pi }{4}$ 

-$\frac{\pi }{6}$ 

$\frac{\pi }{6}$  

$\frac{\pi }{4}$  

 $\frac{\pi }{3}$ 

y = tanx

-$\sqrt{3}$

-1

-$\frac{\sqrt{3}}{3}$

0

$\frac{\sqrt{3}}{3}$

1

$\sqrt{3}$

Khám phá 7: Hoàn thành bảng giá trị sau đây:

x

$\frac{\pi }{6}$ 

$\frac{\pi }{4}$ 

$\frac{\pi }{3}$ 

$\frac{\pi }{2}$ 

$\frac{2\pi }{3}$  

$\frac{3\pi }{4}$  

 $\frac{5\pi }{6}$ 

y = cotx

?

?

?

?

?

?

?

Hướng dẫn trả lời:

x

$\frac{\pi }{6}$ 

$\frac{\pi }{4}$ 

$\frac{\pi }{3}$ 

$\frac{\pi }{2}$ 

$\frac{2\pi }{3}$  

$\frac{3\pi }{4}$  

 $\frac{5\pi }{6}$ 

y = cotx

$\sqrt{3}$

1

$\frac{\sqrt{3}}{3}$

0

-$\frac{\sqrt{3}}{3}$

-1

-$\sqrt{3}$

Thực hành 4: Có bao nhiêu giá trị x trên đoạn $[-2\pi;2\pi]$ thoả mãn điều kiện tanx = 2?

Hướng dẫn trả lời:

Ta có đồ thị của hàm số trên đoạn $[–2\pi; 2\pi]$ là:

Thực hành 4 trang 32 Toán 11 tập 1 Chân trời

Do đó có 4 giá trị x thỏa mãn điều kiện bài toán.

BÀI TẬP

Bài 1: Các hàm số dưới đây có là hàm số chẵn hay hàm số lẻ không?

a) $y = 5sin^{2}\alpha + 1$

b) $y = cosx + sinx$

c) $y = tan2x$

Hướng dẫn trả lời:

a) Xét: $y = 5sin^{2}(-\alpha) + 1 = 5(-sin\alpha )^{2}+1 = 5sin^{2}\alpha + 1$

Vậy hàm số trên là hàm số chẵn

b) Hàm số $y = cosx + sinx$ không phải hàm số chẵn hay hàm số lẻ

c) Xét $y = tan2(-x) = -tan2x$

Vậy hàm số trên là hàm số lẻ 

Bài 2: Tìm tập xác định của các hàm số sau:

a) $y =\frac{1}{cosx}$

b) $y = tan(x+\frac{\pi }{4})$

c) $y = \frac{1}{2-sin^{2}x}$

Hướng dẫn trả lời:

a) Hàm số y xác định khi $cosx \neq  0 $

Suy ra $x \neq \frac{\pi }{2} + k\pi $

Vậy tập xác định của hàm số là $\mathbb{R}$\{$\frac{\pi }{2} + k\pi $}

b) Hàm số y xác định khi $cos(x+\frac{\pi }{4}) \neq 0$

Suy ra $x +\frac{\pi }{4} \neq \frac{\pi }{2}+ k\pi $ và $x \neq \frac{\pi }{4}+ k\pi $

Vậy tập xác định của hàm số là $\mathbb{R}$\{$\frac{\pi }{4} + k\pi $}

c) Hàm số y xác định khi $2-sin^{2}x \neq 0$

Mà với mọi $x\in \mathbb{R}$ ta có: $0\leq sin^{2}\alpha \leq 1$ nên $1\leq 2-sin^{2}\alpha \leq 2$

Vậy hàm số y xác định với mọi $x\in \mathbb{R}$

Bài 3: Tìm tập giá trị của hàm số y = 2cos + 1

Hướng dẫn trả lời:

Với mọi $x\in \mathbb{R}$, ta có: $-1 \leq cosx \leq 1$

Suy ra: $-1 \leq 2cosx + 1\leq 3$

Vậy tập giá trị của hàm số y là $\left [ -3; 1 \right ]$

Bài 4: Dựa vào đồ thị của hàm số y = sinx, xác định các giá trị $x\in \left [ -\pi ;\pi  \right ]$ thoả mãn $sinx = \frac{1}{2}$

Hướng dẫn trả lời:

Dựa vào đồ thị hình sin, ta thấy $sinx = \frac{1}{2}$ khi $x = \frac{\pi }{6}$ và $x = \frac{-\pi }{6}$

Bài 5: Khi đu quay hoạt động, vận tốc theo phương ngang của một cabin M phụ thuộc vào góc lượng giác $\alpha $ = (Ox, OM) theo hàm số $v_{x} = 0,3sin\alpha $ (m/s) (Hình 11).

a) Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của $v_{x}$

b) Dựa vào đồ thị của hàm số sin, hãy cho biết trong vòng quay đầu tiên ($0 \leq \alpha \leq 2\alpha $), góc $\alpha $ ở trong các khoảng nào thì $v_{x}$ tăng.

Bài tập 5 trang 33 Toán 11 tập 1 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

a) Do $-1 \leq sin\alpha \leq 1$ nên $-0,3 \leq sin\alpha \leq 0,3$

Vậy giá trị lớn nhất của $v_{x}$ là 0,3 (m) và giá trị nhỏ nhất của $v_{x}$ là -0,3 (m).

b) Dựa vào đồ thị hàm số sin, ta thấy vòng quay đầu tiên ($0 \leq \alpha \leq 2\alpha $), $v_{x}$ tăng khi $\pi\leq \alpha \leq 2\pi $

Bài 6: Khoảng cách từ tâm một guồng nước đến mặt nước và bán kính của guồng đều bằng 3m. Xét gàu G của guồng. Ban đầu gàu G nằm ở vị trí A (Hình 12)

a) Viết hàm số h biểu diễn chiều cao (tính bằng mét) của gàu G so với mặt nước theo góc $\alpha = (OA, OG)$

b) Guồng nước quay hết mỗi vòng trong 30 giây. Dựa vào đồ thị của hàm số sin, hãy cho biết ở các thời điểm t nào trong 1 phút đầu, khoảng cách của gàu đến mặt nước bằng 1,5m.

Bài tập 6 trang 33 Toán 11 tập 1 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

a) $h = 3 + 3.sin\alpha $

b) Trong 1 phút đầu, guồng nước quay được 2 vòng. Ta có $0\leq \alpha \leq 4\pi $

Khi h = 1,5. Suy ra $sin\alpha  = \frac{-1}{2}$.

Khi đó, $\alpha =\frac{7\pi }{6}$; $\alpha =\frac{11\pi }{6}$; $\alpha =\frac{19\pi }{6}$ hoặc $\alpha =\frac{23\pi }{6}$

Bài 7: Trong Hình 13, một chiếc máy bay A bay ở độ cao 500m theo một đường thẳng đi ngang qua phía trên trạm quan sát T ở mặt đất. Hình chiếu vuông góc của A lên mặt đất là H, $\alpha $ là góc lượng giác (Tx, TA) ($0<\alpha <\pi $).

Bài tập 7 trang 33 Toán 11 tập 1 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

a) $x_{H} = 500.cot\alpha $

b) Với $\frac{\pi }{6}<\alpha <\frac{2\pi }{3}$ thì $\frac{-\sqrt{3}}{3}<cot\alpha <\sqrt{3}$

Vậy $x_{H} $ $\in $ {$-288,7; 866$}

Tìm kiếm google: Giải toán 11 chân trời bài 4, giải Toán 11 sách CTST bài 4, Giải bài 4 Hàm số lượng giác và đồ thị

Xem thêm các môn học

Giải toán 11 CTST mới

PHẦN ĐẠI SỐ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ GIẢI TÍCH

CHƯƠNG I. HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC VÀ PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC

CHƯƠNG II. DÃY SỐ. CẤP SỐ CỘNG, CẤP SỐ NHÂN

PHẦN HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

CHƯƠNG IV. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG. QUAN HỆ SONG SONG TRONG KHÔNG GIAN

PHẦN THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

CHƯƠNG V. CÁC SỐ ĐẶC TRƯNG ĐO XU THẾ TRUNG TÂM CHO MẪU SỐ LIỆU GHÉP NHÓM

PHẦN HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

CHƯƠNG VIII: QUAN HỆ VUÔNG GÓC TRONG KHÔNG GIAN

PHẦN THỐNG KÊ XÁC XUẤT

CHƯƠNG IX. XÁC SUẤT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com