Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 26: LUYỆN TẬP CHUNG
(3 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1: LUYỆN TẬP | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV viết một bài toán lên bảng. Ví dụ: Đặt tính rồi tính. a. 2 365 901 + 3 112 462 b. 33 049 718 – 5 890 521 - GV mời 2 HS lên bảng tính kết quả, cả lớp đặt tính rồi tính toán vào vở ghi. - GV chữa bài và tuyên dương HS làm đúng.
- GV dẫn dắt vào bài học: “Chúng ta vừa được gợi nhắc kiến thức về phép cộng, trừ với số có nhiều chữ số. Cô trò mình sẽ cùng luyện tập kiến thức này trong “Bài 26: Luyện tập chung – Tiết 1: Luyện tập” B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Củng cố về cách tính nhẩm với các số tròn triệu, tròn nghìn; kĩ năng cộng, trừ với số có nhiều chữ số. - Kết hợp được các tính chất giao hoán, kết hợp để tính nhanh giá trị các biểu thức. - Củng cố kĩ năng giải quyết vấn đề thông qua dạng toán tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó. b. Cách thức tiến hành Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Tính nhẩm. a) 1 000 000 + 600 000 – 200 000 200 000 + 400 000 – 30 000 b) 20 000 000 + (4 000 + 400 000) 1 000 000 + (90 000 – 70 000) - GV cho HS làm bài cá nhân, thực hiện tính tính nhẩm với các số tròn triệu, tròn nghìn. - GV có thể gọi HS lên bảng làm bài, các HS còn lại trình bày vào vở ghi, so sánh và nhận xét bài làm trên bảng. - GV chữa bài.
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Đ, S ? a) 298 391 220 b) 8 685 920 + 200 000 - 685 920 498 391 220 ? 8 000 000 ? c) 3 123 000 d) 83 881 329 - 209 000 + 109 452 3 126 000 ? 83 990 781 ? - GV cho HS làm bài cá nhân vào vở ghi. - GV gọi 2 HS lên bảng làm bài, các HS còn lại so sánh và nhận xét bài làm trên bảng. HS lên bảng mỗi bạn làm hai câu sao cho mỗi bạn được làm một câu đúng, một câu sai. Đối với mỗi câu sai, GV yêu cầu HS thực hiện lại để được kết quả đúng. - GV nhận xét, chốt đáp án đúng. Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 Nhà toán học Lê Văn Thiêm là tiến sĩ toán học đầu tiên của Việt Nam. Em hãy giải ô số bằng cách tính giá trị của các biểu thức sau đây để biết được năm sinh của ông. - GV yêu cầu HS tự trình bày ra vở ghi và xung phong tìm ra năm sinh của nhà toán học Lê Văn Thiêm. - GV nhận xét, chữa các phép tính và chốt năm sinh cần tìm.
- GV giới thiệu về nhà toán học Lê Văn Thiêm. https://www.youtube.com/watch?v=rnz52WDQfHc (Từ phút 0:50 đến phút 5:40) Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4 Mai và em Mi tiết kiệm được 80 000 đồng. Số tiền mà Mai tiết kiệm nhiều hơn số tiền mà em Mi tiết kiệm là 10 000 đồng. Hỏi mỗi người tiết kiệm được bao nhiêu tiền? - GV cho HS đọc đề, phân tích dữ kiện và yêu cầu của bài toán, sau đó làm bài cá nhân. - GV yêu cầu HS nhắc phương pháp làm bài toán khi biết tổng và hiệu của hai số. - GV mời 1 HS lên bảng trình bày bài giải, cả lớp so sánh và nhận xét bài làm. - GV chữa bài.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó; lập được đề bài thông qua sơ đồ. b. Cách thức tiến hành - GV chiếu hình ảnh sơ đồ. - GV yêu cầu HS viết đề bài cho bài toán dựa vào sơ đồ và giải bài toán. - GV cho HS làm bài cá nhân vào vở ghi. - GV mời 1 HS lên bảng trình bày bài giải. - GV cho cả lớp nhận xét, chữa bài.
* CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Hoàn thành bài tập trong SBT. - Đọc và chuẩn bị trước Tiết 2 – Luyện tập |
- HS giơ tay lên bảng thực hiện đặt tính. - Kết quả: a. 2 365 901 + 3 112 462 5 478 363
b. 33 049 718 - 5 890 521 27 159 197 - HS hình thành động cơ học tập.
- HS hoàn thành bài vào vở ghi. - Kết quả: a) 1 000 000 + 600 000 – 200 000 = 1 400 000 200 000 + 400 000 – 30 000 = 570 000 b) 20 000 000 + (4 000 + 400 000) = 20 404 000 1 000 000 + (90 000 – 70 000) = 1 020 000
- HS hoàn thành bài vào vở ghi. - Kết quả: a) S b) Đ c) S d) Đ
- HS suy nghĩ, tính toán và điền kết quả vào ô số để tìm ra năm sinh cần tìm. - Kết quả: → Năm sinh của nhà toán học Lê Văn Thiêm là: 1918. - HS chú ý lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
- HS hoàn thành bài vào vở ghi. - Kết quả: Bài giải Số tiền Mai tiết kiệm là: (80 000 + 10 000) : 2 = 45 000 (đồng) Số tiền Mi tiết kiệm là: 80 000 – 45 000 = 35 000 (đồng) Đáp số: Mai 45 000 đồng, Mi 35 000 đồng.
- HS quan sát sơ đồ, viết đề bài và giải bài toán. - Kết quả: + Đề bài: “An và Bình có 70 viên bi, biết rằng nếu Bình có thêm 16 viên bi thì hai bạn có số bi bằng nhau. Hỏi ban đầu mỗi bạn có bao nhiêu viên bi?” + Bài giải Hai lần số bi của An là: 70 + 16 = 86 (viên bi) Số bi của An là: 86 : 2 = 43 (viên bi) Số bi của Bình là: 43 – 16 = 27 (viên bi) Đáp số: An: 43 viên bi, Bình: 27 viên bi.
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm
- HS chú ý nghe, quan sát bảng và ghi vở.
|
TIẾT 2: LUYỆN TẬP | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV viết bài toán lên bảng. Ví dụ: Tính thuận tiện. 3 145 – 246 + 2 347 – 145 + 4 246 – 347 - GV mời 1 HS lên bảng giải bài, các HS còn lại tính toán ra kết quả. - GV gợi ý HS sử dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng để tính nhanh. HS làm đúng sẽ được tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài học: “Chúng ta vừa được gợi nhắc về kiến thức hai tính chất quan trọng của phép cộng. Cô trò mình sẽ cùng ôn tập kiến thức này và các kiến thức liên quan khác trong “Bài 26: Luyện tập chung – Tiết 2: Luyện tập” B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Củng cố về kĩ năng cộng, trừ với số có nhiều chữ số; vận dụng tính chất giao hoàn, kết hợp để tính giá trị biểu thức một cách thuận tiện. - Phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề thông qua bài toán có lời văn; phát triển kĩ năng giao tiếp toán học thông qua việc lập đề toán. b. Cách thức tiến hành Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Đặt tính rồi tính. 83 738 + 12 533 137 736 + 902 138 96 271 – 83 738 1 039 874 – 902 138 - GV yêu cầu HS hoàn thành bài vào vở ghi. - GV mời 4 HS lên bảng thực hiện đặt tính và tính kết quả. - GV chấm vở của một số HS. - GV nhận xét cách trình bày, chữa bài.
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Tính bằng cách thuận tiện. a) 73 833 + 3 992 – 3 833 b) 85 600 + 2 500 – 5 600 c) 30 254 + 10 698 + 1 646 - GV cho HS làm bài cá nhân vào vở ghi. - GV gợi ý HS vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp để tính giá trị biểu thức một cách thuận tiện. - GV mời 3 HS lên bảng giải bài. - GV nhận xét, chữa bài.
Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 Một quỹ nhân ái, ngày thứ nhất nhận được 28 500 000 đồng, ngày thứ hai nhận được 47 250 000 đồng, ngày thứ ba nhận được 80 250 000 đồng. Hỏi cả ba ngày quỹ nhân ái nhận được bao nhiêu tiền? - GV gọi 1 HS lên bảng giải bài. Các bạn HS còn lại trình bày ra vở ghi, so sánh và nhận xét bài làm trên bảng. - GV chữa bài.
Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4 Lập một đề toán dựa vào sơ đồ sau rồi giải bài toán đó. - GV yêu cầu HS làm ra vở ghi. - Khi cả lớp làm xong, GV yêu cầu một số bạn đọc đề toán mà mình đã lập trước lớp. - GV nhận xét, chữa bài.
Nhiệm vụ 5: Hoàn thành BT5 Đố em! Số 178 265 được ghép từ 6 thẻ số như hình dưới đây. Mỗi lượt di chuyển, Nam chỉ có thể đổi chỗ hai tấm thẻ cho nhau. Hỏi Nam cần ít nhất mấy lượt di chuyển để được số 268 157?
|
- HS xung phong lên bảng giải bài. - Kết quả: 3145 – 246 + 2347 – 145 + 4246 – 347 = (3145 – 145) + (4246 – 246) + (2347 – 347) = 3 000 + 4 000 + 2 000 = 7 000 + 2 000 = 9 000 - HS hình thành động cơ học tập.
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: 83 738 137 736 + 12 533 + 902 138 96 271 1 039 874
96 271 1 039 874 - 83 738 - 902 138 12 533 137 736
- HS hoàn thành bài vào vở ghi. - Kết quả: a) 73 833 + 3 992 – 3 833 = (73 833 – 3 833) + 3 992 = 70 000 + 3 992 = 7 3992 b) 85 600 + 2 500 – 5 600 = (85 600 – 5 600) + 2 500 = 80 000 + 2 500 = 82 500 c) 30 254 + 10 698 + 1 646 = (30 254 + 1 646) + 10 698 = 31 900 + 10 698 = 42 598
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: Bài giải Số tiền cả ba ngày quỹ nhân ái nhận được là: 28 500 000 + 47 250 000 + 80 250 000 = 156 000 000 (đồng) Đáp số: 156 000 000 đồng.
- HS quan sát sơ đồ, suy nghĩ lập đề bài và trình bày bài giải vào vở. - Kết quả: + Đề toán: Một cửa hàng gạo có tổng số gạo nếp và gạo tẻ là 30 kg. Số gạo nếp nhiều hơn số gạo tẻ 8 kg. Hỏi mỗi loại gạo có bao nhiêu ki-lô-gam? + Bài giải: Số ki-lô-gam gạo nếp là: (30 + 8) : 2 = 19 (kg) Số ki-lô-gam gạo tẻ là: 30 – 19 = 11 (kg) Đáp số: Gạo nếp 19 kg, gạo tẻ 11 kg. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác