Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 31: HÌNH BÌNH HÀNH, HÌNH THOI
(3 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1: HÌNH BÌNH HÀNH | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV chiếu hình ảnh con ngựa được xếp bởi bộ xếp hình tangram; hoặc nếu GV chuẩn bị được bộ xếp hình tangram, hãy xếp theo hình dưới đây hoặc bất kì hình gì có chứa ít nhất một hình bình hành. - GV có thể hỏi về hình dạng của các bộ phận để HS nhận dạng lại các hình đã học. Ví dụ: “Đầu con ngựa có hình gì?” (Hình tam giác); “Cổ con ngựa có hình gì?” (Hình vuông)… - Sau đó, GV hỏi bộ phận có hình dạng là hình bình hành, ví dụ “Các em có biết đuôi con ngựa là hình gì không?” - GV dẫn dắt vào bài học: “Chúng ta vừa được tiếp cận với một hình học mới. Cô trò mình sẽ cùng tìm hiểu hình học mới này trong bài “Bài 31: Hình bình hành, hình thoi – Tiết 1: Hình bình hành” B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ a. Mục tiêu: Nhận biết được hình bình hành thông qua hình ảnh trực quan. Mô tả được đặc điểm về cạnh của hình bình hành. b. Cách thức tiến hành - GV chiếu hình ảnh trong khám phá. - GV yêu cầu HS nêu hình dạng của các bộ phận để HS nhận dạng các hình, tương tự như con ngựa trong phần khởi động. - GV giới thiệu: Đuôi của con gà là hình bình hành. - GV giới thiệu hình vẽ trực quan hình bình hành trên bảng kẻ ô li. - GV giới thiệu các cặp cạnh đối diện và đặc điểm các cặp cạnh đối diện của hình bình hành ABCD: Hình bình hành ABCD có: + AB và DC là hai cạnh đối diện, AD và BC là hai cạnh đối diện; + Cạnh AB song song với cạnh DC, cạnh AD song song với cạnh BC; + AB = DC và AD = BC. → GV chốt lại kiến thức: “Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.” C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Nhận biết hình bình hành thông qua hình trực quan; đặc điểm về cạnh của hình bình hành. b. Cách thức tiến hành Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Những hình nào dưới đây là hình bình hành? - GV yêu cầu HS làm cá nhân, quan sát các hình để đưa ra đáp án. - GV có thể hỏi đáp bài tập để HS trả lời ngay. GV không yêu cầu HS giải thích câu trả lời của mình. - GV chốt đáp án. Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Quan sát hình vẽ rồi trả lời câu hỏi. Biết A, B, C, D là bốn đỉnh của một hình bình hành. Hỏi đỉnh C đã bị con vật nào che mất?
|
- HS chú ý nghe, suy nghĩ trả lời.
- HS hình thành động cơ học tập.
- HS chú ý nghe.
- HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
- HS chú ý lắng nghe, ghi vở và tiếp thu kiến thức.
- HS đồng thanh. + Cá nhân – cặp đôi – đồng thanh.
- HS hoàn thành theo yêu cầu. - Kết quả: Hình A, hình C và hình E là các hình bình hành.
- HS hoàn thành theo yêu cầu. - Kết quả: Đỉnh C đã bị con gà che mất.
- HS hoàn thành bài vào vở ghi. - Kết quả: Vì ABCD là hình bình hành nên AB song song với DC và AB = DC. Vì CDEG là hình bình hành nên DC song song với EG và DC = EG. Do đó, AB = DC = EG. a) EG = 3 dm. b) CD song song với BA; CD song song với GE.
- HS thực hiện đếm số hình bình hành. - Kết quả: Chọn C
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm
- HS chú ý nghe, quan sát bảng và ghi vở.
|
TIẾT 2: HÌNH THOI | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV đặt câu hỏi: “Các em có biết dụng cụ nào giúp ta xác định được phương hướng khi ta bị lạc/ mất phương hướng không?” - GV chuẩn bị một chiếc la bàn (nếu có điều kiện) hoặc chiếu hình ảnh chiếc la bàn dưới đây. - GV hỏi về hình dạng của chiếc la bàn (thông thường là hình tròn). - Sau đó, GV giới thiệu cho HS về kim nam châm (kim luôn chỉ hướng nam dù có đặt chiếc la bàn ở bất kì vị trí nào trên Trái Đất) rồi yêu cầu HS xác định kim nam châm có dạng hình gì. + HS có thể trả lời là hình bình hành. Câu trả lời như vậy là đúng (hình thoi là hình bình hành đặc biệt) - GV dẫn dắt vào bài học: “Chúng ta vừa được tiếp cận với một hình học mới nữa. Cô trò mình sẽ cùng tìm hiểu hình học này trong bài “Bài 31: Hình bình hành, hình thoi – Tiết 2: Hình thoi” B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ a. Mục tiêu: Nhận biết được hình thoi thông qua hình ảnh trực quan; mô tả được đặc điểm về cạnh của hình thoi. b. Cách thức tiến hành - GV chiếu hình ảnh trong khám phá. - GV giới thiệu tên gọi hình dạng của kim nam châm là hình thoi. - GV vẽ hình trực quan hình thoi trên bảng kẻ ô vuông, từ đó giới thiệu đặc điểm các cạnh của hình thoi. Hình thoi ABCD có: + Cạnh AB song song với cạnh DC, cạnh AD song song với cạnh BC; + AB = BC = CD = DA. → GV chốt lại kiến thức: “Hình thoi có hai cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau.”
|
- HS chú ý nghe, trả lời câu hỏi. Trả lời: La bàn.
- HS suy nghĩ và trả lời.
- HS hình thành động cơ học tập.
- HS chú ý nghe, ghi vở và tiếp thu kiến thức.
- HS ghi vở, đồng thanh.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác