Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 65: TÌM PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1: TÌM PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành - GV chuẩn bị 12 hình tròn bằng nhau. GV chia 12 hình tròn thành 3 phần bằng nhau. - GV đặt câu hỏi: “Cô chia 12 hình tròn thành 3 phần bằng nhau thì mỗi phần có bao nhiêu hình tròn?” - GV tô màu 2 phần hình tròn, tức là tô màu của 12 hình tròn. - GV yêu cầu HS đếm số hình tròn được tô màu và đặt câu hỏi: “Có bao nhiêu hình tròn được tô màu?” - GV dẫn dắt vào bài học: “Có cách nào để không cần đếm số hình tròn được tô màu mà vẫn biết được của 12 hình tròn bằng bao nhiêu không? Cô trò mình cùng tìm hiểu bài học hôm nay “Bài 65: Tìm phân số của một số - Tiết 1: Tìm phân số của một số”. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. KHÁM PHÁ a. Mục tiêu: Biết cách tìm phân số của một số; làm quen và giải quyết được một số bài toán thực tế liên quan đến tìm phân số của một số. b. Cách thức tiến hành: - GV chiếu và giới thiệu tình huống trong khám phá: - GV cho HS đọc lời thoại của các nhân vật.
- GV đặt một số câu hỏi để HS nắm rõ tình huống: “Bạn Việt đã làm bao nhiêu cái bánh kem?”, “Bạn ấy đã phủ kem mấy phần của số bánh?”, “Theo lời bạn Rô-bốt, số bánh kem là bao nhiêu cái?” - GV hướng dẫn HS cách tìm số bánh trong khay: + Viết phép tính: (cái) → Thông qua tình huống, GV rút ra quy tắc tìm phân số của một số: “Muốn tìm của 12, ta lấy 12 nhân với ”. - GV cho thêm một tình huống khác “Một chùm nho có 36 quả. Chim sẻ ăn hết số quả nho đó. Hỏi chim sẻ ăn hết bao nhiêu quả nho?” II. HOẠT ĐỘNG a. Mục tiêu: - Nhận biết được bài toán tìm phân số của một số. - Rèn kĩ năng giải bài toán tìm phân số của một số liên quan đến đơn vị đo mi-li-lít, qua đó HS phát triển tư duy và trí tưởng tượng. - Củng cố dạng toán tìm phân số của một số thông qua giải bài toán thực tế có lời văn. b. Cách thức tiến hành Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Số? “Một lớp học có 35 học sinh, trong đó số học sinh là nữ. Tính số học sinh nữ của lớp học đó.” Bài giải: Số học sinh nữ là: (học sinh) Đáp số: ? học sinh nữ. - GV cho HS đọc, nêu các dữ kiện và yêu cầu của đề bài.
- GV đặt câu hỏi: “Để tính số học sinh nữ của lớp học đó, ta cần thực hiện phép tính gì?”
- GV yêu cầu HS làm cặp đôi, trao đổi để thực hiện tính toán và điền vào dấu hỏi chấm. - GV gọi 1 HS trình bày kết quả. - GV yêu cầu cả lớp nhận xét bài làm. - GV chữa bài, chốt đáp án đúng.
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 “Bạn Mai rót nước vào li để làm bộ gõ nhạc. Li thứ nhất Mai rót 150 ml. Li thứ hai có lượng nước bằng lượng nước trong li thứ nhất. Tính lượng nước trong li thứ hai.” - GV cho HS đọc, nêu các dữ kiện và yêu cầu của đề bài.
- GV đặt câu hỏi: “Để tính lượng nước trong li thứ hai, ta cần thực hiện phép tính gì?”
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân, thực hiện tính toán để tìm lượng nước trong li thứ hai. - GV gọi 1 HS trình bày kết quả. - GV yêu cầu cả lớp nhận xét bài làm. - GV chữa bài, chốt đáp án đúng.
Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 “Trong tháng Một, một công ty sản xuất được 4500 đôi giày. Số đôi giày công ty đó sản xuất được trong tháng Hai bằng số đôi giày sản xuất trong tháng Một. Tính số đôi giày công ty sản xuất được trong tháng Hai.” - GV cho HS đọc, nêu các dữ kiện và yêu cầu của đề bài.
- GV đặt câu hỏi: “Để số đôi giày công ty sản xuất được trong tháng Hai, ta cần thực hiện phép tính gì?”
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân, thực hiện tính toán để tìm số đôi giày công ty sản xuất được trong tháng Hai. - GV gọi 1 HS trình bày kết quả. - GV yêu cầu cả lớp nhận xét bài làm. - GV chữa bài, chốt đáp án đúng.
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS củng cố được phép tính tìm phân số của một số. b. Cách thức tiến hành Một lớp học có 32 học sinh, trong đó số học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, số học sinh còn lại đạt danh hiệu học sinh khá. Số học sinh đạt danh hiệu học sinh trung bình là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân. - GV hướng dẫn HS: Thực hiện tính số học sinh giỏi của lớp học qua tìm phân số của số 32; tính số học sinh khá và trung bình; tính số học sinh khá của lớp cũng thông qua tìm phân số của tổng số học sinh khá và trung bình vừa tìm được. Cuối cùng tính được số học sinh trung bình.
- GV chốt đáp án.
* CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Hoàn thành bài tập trong SBT. - Đọc và chuẩn bị trước Tiết 2 – Luyện tập |
- HS suy nghĩ và trả lời: “Chia 12 hình tròn thành 3 phần bằng nhau thì mỗi phần có 4 hình tròn”.
- HS đếm số hình tròn tô màu và trả lời: “Có 8 hình tròn được tô màu”. - HS chú ý nghe, hình thành động cơ học tập.
- HS đọc lời thoại của các nhân vật. - HS trả lời các câu hỏi: “Bạn Việt đã làm 12 cái bánh kem”, “Bạn ấy đã phủ kem của số bánh”, “Theo lời bạn Rô-bốt, số bánh kem là 8 cái”.
- HS chú ý nghe, ghi vở và đồng thanh. + Cá nhân – Cặp đôi – Đồng thanh.
- HS suy nghĩ và trả lời: “Chim sẻ ăn hết: (quả nho)”
- HS đọc và tóm tắt đề bài: “Cho: Có 35 học sinh, trong đó số học sinh là nữ. Hỏi: Số học sinh nữ?” - HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi: “Để tính số học sinh nữ của lớp học đó, ta cần thực hiện phép tính tìm phân số của một số”. - HS trao đổi cặp đôi hoàn thành bài tập.
- HS nhận xét bài làm của bạn. - HS chữa bài và rút kinh nghiệm. - Kết quả: Bài giải Số học sinh nữ là: (học sinh) Đáp số: 20 học sinh nữ.
- HS đọc và tóm tắt đề bài: “Cho: Li thứ nhất: 150 ml. Li thứ hai bằng lượng nước li thứ nhất. Hỏi: Lượng nước trong li thứ hai?” HS trả lời: “Để tính lượng nước trong li thứ hai, ta cần thực hiện phép tính tìm phân số của một số”. - HS làm bài cá nhân, hoàn thành theo yêu cầu.
- HS chữa bài và rút kinh nghiệm. - Kết quả: Bài giải Lượng nước trong li thứ hai là: (ml) Đáp số: 240 ml nước.
- HS đọc và tóm tắt đề bài: “Cho: Tháng Một: 4500 đôi giày. Số đôi giày sản xuất được tháng Hai bằng số đôi giày sản xuất tháng Một. Hỏi: Số đôi giày công ty sản xuất tháng Hai?” - HS trả lời: “Để số đôi giày công ty sản xuất được trong tháng Hai, ta cần thực hiện phép tính tìm phân số của một số”. - HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: Bài giải Số đôi giày công ty sản xuất được trong tháng Hai là: (đôi giày) Đáp số: 2700 đôi giày.
- Kết quả: Bài giải Số học sinh giỏi của lớp học là: 32 (học sinh) Số học sinh khá và trung bình của lớp là: 32 – 16 = 16 (học sinh) Số học sinh khá của lớp là: (học sinh) Số học sinh trung bình của lớp học là: 16 – 12 = 4 (học sinh) → Chọn đáp án D.
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm
- HS chú ý nghe, quan sát bảng và ghi vở. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác